Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á - chi nhánh đbscl (Trang 25 - 27)

Bảng 3: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh

ĐBSCL qua 3 năm 2009 – 2011. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 130.000 162.500 202.400 32.500 25,00 39.900 24,55 - Không kỳ hạn 10.000 7.500 12.800 -2.500 -25,00 5.300 70,67 - Có kỳ hạn 120.000 155.000 189.600 35.000 29,17 34.600 22,32 Tổ chức 50.000 57.500 78.240 7.500 15,00 20.740 36,07 - Không kỳ hạn 20.000 22.500 35.200 2.500 12,50 12.700 56,44 - Có kỳ hạn 30.000 35.000 43.040 5.000 16,67 8.040 22,97 Tổng VHĐ 180.000 220.000 280.640 40.000 22,22 60.640 27,56

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL)

Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL qua 3 năm đều tăng lên, các năm sau đều cao hơn so với năm trước. Cụ thể là năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 220.000 triệu đồng tăng 40.000 triệu đồng hay tăng 22,22% so với năm 2009. Sang năm 2011 thì nguồn vốn huy động của ngân hàng là 280.640 triệu đồng, tăng thêm 60.640 triệu đồng so với năm 2010 , tương đương tăng 27,56%. Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm đều tăng trưởng đều đặn và luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, luôn chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2009 chiếm 99,10% , năm 2010 chiếm 96,90% , năm 2011 chiếm 94,81% trong tổng nguồn vốn từng năm của ngân hàng. Qua đó cho ta thấy mặc dù nền kinh tế trong những năm qua gặp không ít khó khăn như: Khủng hoảng tài chính, tỷ lệ lạm phát tăng cao, tình hình thiên tai dịch bệnh làm

động vốn nên nguồn vốn huy động và tổng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm luôn tăng đều đặn. Để làm được điều đó ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn nhàn rỗi tại chỗ với các hình thức và mức lãi suất phù hợp, thay đổi cơ cấu kỳ hạn huy động vừa phù hợp với yêu cầu của khách hàng và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị. Mở rộng mạng lưới tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn khách hàng mới làm quen với các dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm tiền gửi.

Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL qua 3 năm 2009 – 2011.

Ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ 2 nguồn đó là tiền gửi của các cá nhân và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Trong đó tiền gửi của các cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất. Tiền gửi của cá nhân bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, đây là nguồn vốn khá quan trọng đối với ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Nhìn chung thì loại tiền gửi này tăng đều đặn qua các năm và chiếm tỷ trong tương đối ổn định trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Cụ thể là năm 2009 tiền gửi của cá nhân đạt 130.000 triệu đồng, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn đạt 120.000 triệu đồng. Sang năm 2010 tiền gửi của cá nhân tăng thêm 32.500 triệu đồng để đạt mức 162.500 triệu đồng, tương đương tăng 25,00% so với năm 2009. Trong năm 2010 thì tiền gửi của cá nhân có kỳ hạn tăng 29,17% hay tăng 35.000 triệu đồng so với năm 2009, đạt 155.000 triệu đồng trong tổng số 162.500 triệu đồng của tiền gửi cá nhân. Còn tiền gửi cá nhân không kỳ hạn thì có giảm đi 2.500 triệu tương đương giảm 25,00% so với năm 2009 nhưng vẫn không đáng kể vì nó chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong tiền gửi cá nhân. Không dừng lại ở đó sang năm 2011 tiền gửi cá nhân đạt được con số là 202.400 triệu đồng, tăng 39.900 triệu đồng hay tăng 24,55% so với năm

2010. Và tiền gửi của cá nhân có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tiền gửi của cá nhân, tăng 34.600 triệu đồng trong khi tiền gửi của cá nhân không có kỳ hạn chỉ tăng 5.300 triệu đồng. so với năm 2010.

Tiền gửi của cá nhân chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, qua 3 năm nguồn vốn này luôn chiếm hơn 70% trong tổng vốn huy động.

Tiền gửi của các tổ chức: Chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp. Qua

bảng số liệu ta thấy khoản tiền gửi này đều tăng qua 3 năm: năm 2009 là 50,000 triệu đồng, sang năm 2010 tiền gửi tăng lên 57.500 triệu đồng, tăng 7.500 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 15,00%. Đến năm 2011 tiền gửi của các tổ chức tiếp tục tăng đến 78.240 triệu đồng, tăng 20.740 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 36,07%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn nhưng ở tiền gửi của các tổ chức kinh tế thì tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đương nhau chứ không có chênh lệch nhiều lắm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á - chi nhánh đbscl (Trang 25 - 27)