Bảng 5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền %
Cá nhân & Hộ kinh
doanh 235.187 385.589 425.255 150.402 63,95 39.666 10,29
Doanh nghiệp 195.245 316.125 476.213 120.880 61,91 160.088 50,64
Tổng 430.432 701.714 901.468 271.282 63,03 199.754 28,47
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL)
Biểu đồ 5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Nhìn chung DSCV ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL đều tăng qua 3 năm. Từ bảng số liệu ta thấy năm 2009 DSCV ngắn hạn là 430.432 triệu đồng. Năm 2010 DSCV ngắn hạn tăng 271.282 triệu đồng tương đương tăng 63,03% so với năm 2009 đat mức 701.714 triệu đồng. Sang năm 2011 thì DSCV ngắn hạn của ngân hàng là 901.468 triệu đồng tăng 199.754 triệu đồng tương đương tăng 28,47% so với năm 2010. Nguyên nhân là do 3 năm qua nền kinh tế đang phục hồi và phát triển sau cuộc khủng hoảng nên khách hàng cần nhiều vốn để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó DSCV của ngân hàng cũng tăng vọt theo nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Qua bảng 5 ta thấy DSCV ngắn hạn đối với cá nhân và hộ kinh doanh đều tăng, nhưng tỷ trọng của DSCV cá nhân và hộ kinh doanh trong tổng DSCV ngắn hạn lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2009 DSCV đạt 235.187 triệu đồng chiếm 54,64% trong tổng DSCV ngắn hạn. Sang năm 2010 thì DSCV tăng 150.402 triệu đồng tương đương tăng 63,95% so với năm 2009 và con số đat được là 385.589 triệu đồng và chiếm 54,95% trong tổng DSCV ngắn hạn. Đến năm 2011 thì DSCV đạt 425.255 triệu đồng, tăng 39.666 triệu đồng tương đương tăng 10,29% so với năm 2010 nhưng chỉ chiếm 47,17% trong tổng DSCV ngắn hạn. Nguyên nhân là do nền kinh tế có nhiều biến chuyển và nhiều biến động trong lãi suất cho vay. Nhiều cá nhân và hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất nên DSCV qua 3 năm đều tăng nhưng trong năm 2011 thì tình hình lạm phát tăng cao nên ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh sản xuất của nhiều hộ gia đình nên trong cơ cấu của DSCV ngắn hạn của ngân hàng có chút thay đổi, lúc này ngân hàng chú trọng cho các doanh nghiệp vay nhiều hơn nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quy mô lớn hơn nên tính ổn định cao hơn. Tuy nhiên cá nhân và hộ kinh doanh là đối tượng tiềm năng rất lớn, vì vậy ngân hàng cần có những giái pháp tích cực nhằm tránh mất thị phần nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng luôn được nâng cao.
Đối với Doanh nghiệp
Đối tượng này bao gồm các loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… là thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển vì nó giữ vị trí quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương. Hiện nay ở Cần Thơ các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và có nhiều kế hoạch cũng như chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đa dạng. Do đó doanh số cho vay ngắn hạn đối với đối tượng này cũng có nhiều biến động qua ba năm, cụ thể năm 2009 DSCV ngắn hạn của doanh nghiệp là 195.245 triệu đồng chiếm 45,36% trong tổng DSCV ngắn hạn. Sang năm 2010 thì DSCV đạt 316.125 triệu đồng tăng 120.880 triệu đồng tương đương tăng 61,91% s với năm 2009. Đến năm 2011 thì DSCV tăng 160.088 triệu đồng tương đương tăng 50,64% so với năm 2010 và đạt mức 476.213 triệu đồng, chiếm 52,83% trong tổng DSCV ngắn hạn của ngân hàng. Nguyên nhân là do trong nền kinh tế đầy biến động thời gian qua mang lại nhiều thách thức cũng như là cơ hội cho các doanh nghiệp nên một số doanh nghiệp đã mạnh dạn thúc đẩy phát triển kinh doanh sản xuất nên tăng nhu cầu vay vốn.