6. Kết cấu của khóa luận
2.2.2. Các thao tác để sử dụng Graph cho nội dung bài thực hành
Lập Graph luyện tập ở đây được hiểu là việc giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh dùng Graph để trình bày kết quả giải một bài tập hoặc một nhóm bài tập nào đó trong sách giáo khoa hay do sự chuẩn bị của giáo viên
Việc sử dụng Graph trong luyện tập thực hành trên lớp có thể được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn bài tập và xác định đỉnh của Graph
Số lượng bài tập tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn sau mỗi nội dung bài học là tương đối nhiều, không phải là sự ngẫu nhiên mà do quan điểm dạy học mới, thời gian thực hành kéo dài từ 15 – 20 phút. Mặc dù vậym, số lượng bài tập nhiều như vậy sẽ rất khó khăn cho học sinh trong việc lập được một Graph, và việc lập Graph cũng không phải lúc nào cũng chỉ có một cách giải, một lời giải rõ ràng. Vì vậy, để học sinh đạt được hiệu quả cao trong việc thực hành bằng Graph thì giáo viên cần có sự chuẩn bị và chọn lựa trước đó các loại bài tập để sao cho các bài đó có thể lập Graph một cách dễ dàng và thuận lợi nhất. Những loại bài tập để lập được Graph phải đảm bảo những yếu tố như số lượng yếu tố và mối liên hệ giữa các yếu tố đó. Ngược lại nếu bài tập nào không đáp ứng được những điều kiện trên cũng đồng nghĩa với việc ta không thể lập Graph thành những đỉnh khác nhau trong mối liên hệ khác nhau, và bài tập đó sẽ không thể tiến hành giảng dạy thực hành thông qua Graph như mong muốn.
Bước 2: Lập Graph giải bài tập
Đây là bước chuyển lời giải bằng ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ Graph. Nếu giải bằng ngôn ngữ thông thường, ta chỉ có kết quả riêng của từng phần hay từng bài tập riêng lẻ và mối quan hệ lẫn nhau giữa các kết quả đó sẽ
Bước 1:
Lựa chọn bài tập và xác định đỉnh của Graph
Bước 2:
Lập Graph giải bài tập
Bước 3:
giải bài tập. Đây là bước mà giáo viên sẽ giúp học sinh chuyển lời giải bài tập từ ngôn ngữ thông thường sang thành ngôn ngữ Graph.
Ví dụ: Bài tập 2 trong phần luyện tập bài phong cách ngôn ngữ hành chính (Ngữ văn 12, tập 2, tiết…)
Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (lược trích) sau đây:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: o2/2003/QĐ-BGĐT ……….
Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 2002 QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Về việc: Ban hành Chương trình Trung học cơ sở)
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- […]
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ trung học phổ thông, QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Chương trình Trung học cơ sở áp dụng thống nhất trong cả nước theo tiến độ quy định trong Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí. Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ trung học phổ thông, Thủ trưởng các đơn vị hữu quan thuộc cơ quan Bộ giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội - Văn phòng Chủ tịch nước - Văn phòng chính phủ
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định tên gọi của từng đỉnh và lập cạnh thích hợp cho đỉnh đó. Và việc xác định tên gọi đó các em có thể dựa vào đề bài để làm sáng tỏ. Ở bài tập trên, ngoài đỉnh xuất phát học sinh phải lập được từng đỉnh nhánh và ứng với đó là tên gọi cụ thể.
Sau khi chúng ta lập xong đỉnh, giáo viên học sinh ghi lời giải vào các đỉnh tương ứng. Mỗi đỉnh như vậy sẽ ứng với nội dung trả lời một yêu cầu của bài tập. Lời giải đó chính là lời ghi chú rất cần thiết cho một đỉnh trong Graph, và với bài tập trên, học sinh có thể trình bày lời giải của mình bằng cách lập một Graph như sau:
Bài 2
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
Tính khuôn mẫu
- phần đầu: Quốc hiệu và tiêu đề - Phần chính: Quyết định
+ Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Trung học cơ sở
+ Điều 2: Quyết định này có hiệu lực 15 ngày kể từ ngay ký
+ Điều 3: Chủ tich UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Tính minh xác
Mỗi câu đều mang tính pháp lý và có tính chính xác cao
Tính khuôn mẫu Tính minh xác
Như vậy, Graph trình bày trên là lời giải đáp cô đọng, súc tích và ngắn gọn. và việc giải các dạng bài tập bằng Graph sẽ giúp cho học sinh có thể bao quát được đầy đủ lời giải và đặt nó trong mối quan hệ để dễ so sánh, đối chiếu. ngược lại, nếu ta giải nó bằng ngôn ngữ thông thường thì các bài tập như này sẽ khiến cho việc bao quát, so sánh, đối chiếu sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn vì lúc đó nó mang tính một chiều.
Bước 3: Kiểm tra lại Graph đã lập
Đây là bước cuối cùng của việc lập Graph. Và việc kiểm tra này được tiến hành tương tự như việc kiểm tra lại bất kì một Graph khác. Nghĩa là, là các em phải đối chiếu Graph lập được với mục đích đặt ra, kiểm tra lại các ghi chú (lời giải), đồng thời xem xét tính khoa học, thẩm mĩ của Graph…, nếu tất cả mọi việc đều tốt đẹp,các em có thể yên tam với Graph đó đã đạt được điều mình muốn. Các bước tiến hành như vừa nêu trên trong việc dùng Graph để luyện tập về tiếng Việt có thể chỉ thực hiện trong giai đoạn đầu, khi mà học sinh còn bỡ ngỡ với việc sử dụng và chưa thành thạo để dùng Graph. Đến khi các em đã thành thạo trong việc sử dụng nó thì giáo viên không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các bước như vừa nêu ở trên, mà căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nó có thể lược bớt một số bước nếu nó không làm ảnh hưởng đến việc tiến hành luyện tập của học sinh.