6. Kết cấu của khóa luận
2.1.1. Quy trình lập Graph cho kiểu bài lý thuyết
Trước hết, chúng ta phải hiểu được thế nào là lập Graph cho nội dung bài
học. Vậy: lập Graph cho nội dung bài học tiếng Việt là lập sơ đồ phản ánh trực
quan và đưa ra được những kiến thức cơ bản của nội dung bài học và thể hiện
được lôgic phát triển bên trong của nội dung bài học ấy.
Sử dụng Graph để dạy bài về phong cách chức năng tiếng Việt nói chung và dạy kiểu bài về lý thuyết của phong cách phong cách chức năng nói riêng có nhiều thế mạnh và nhờ đó học sinh có sự lĩnh hội dễ dàng hơn, chúng ta có thể hiểu một cách như sau:
Thứ nhất: Graph nội dung nó là sự phản ánh trực quan. Vì đó chính là sự
vật chất hóa những nội dung, những mối quan hệ bên trong vốn không nhìn thấy được thành những sơ đồ, mạng mạch. Các đường nối giữa các đỉnh trong Graph là những hình ảnh trực quan rõ nét về những mối quan hệ tiềm ẩn của ngôn ngữ.
Thứ hai: Graph nội dung bài học là tập hợp những kiến thức cơ bản. Vì
mỗi đỉnh của Graph luôn tương ứng với một đơn vị kiến thức, mỗi lời ghi chú ở đỉnh là những lời thuyết minh ngắn gọn cho nội dung bài học. Qua Graph, giáo viên và học sinh vừa biết được số lượng các đơn vị kiến thức, vừa hiểu những điều cơ bản nhất về nội dung đó.
Thứ ba: Graph là lôgic phát triển bên trong của nội dung bài học. Vì sự
định hướng, chỉ rõ từng bước đi từ đỉnh nọ tới đỉnh kia trong Graph, vừa là sự thể hiện lôgic bài học từ mục này sang mục kia, vừa là sự phản ánh quá trình vận động của đối tượng, hiện tượng ngôn ngữ cần nhận thức.
Việc lập Graph cho nội dung một bài học có thể được hiểu theo hai nghĩa đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Đối với nghĩa rộng, Graph đó được lập cho toàn bộ nội dung kiến thức. Đây là Graph ở dạng đầy đủ nhất. Còn đối với nghĩa hẹp, Graph có thể được lập cho không cùng một bài mà phải từ hai bài trở lên nếu
Trong phần này chúng tôi xây dựng phương pháp lập Graph cho toàn bộ nội dung kiến thức một bài học. Vì đây là loại Graph được sử dung phổ biến nhất. Phần này như sau:
Để cụ thể hóa phương pháp trên, chúng tôi sử dụng bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, tiết 111 để phân tích
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài học
Đây là bước giáo viên cần tiếp xúc,cần phải tìm hiểu kĩ sách giáo khoa để biết được “ kết quả cần đạt” và “những điều cần chú ý” được trình bày trong đó. Sau khi đã tìm hiểu, giáo viên cần phải nắm chắc được các khái niệm, cũng như các sự kiện, các hiện tượng ngôn ngữ cần cung cấp cho học sinh. Ở bước này, Bước 1
Tìm hiểu nội dung bài học
Bước 5
Kiểm tra lại Graph đã lập Bước 4
Xếp đỉnh và lập cung cho graph Bước 3 Xác định đỉnh Graph và mã hóa kiến thức Phương pháp lập Graph nội dung bài học Bước 2
Lập danh mục kiến thức bài học Bước 1
đòi hỏi giáo viên phải nắm vững được bản chất của đối tượng, của khái niệm có trong bài học, tức là hiểu được một cách thấu đáo, chi tiết toàn bộ nội dung của bài học. Có làm tốt công việc đó, người giáo viên mới có thể lĩnh hội , tiếp thu tốt tinh thần bài học và như vậy mới có được những chỉ dẫn cần thiết để hiểu vấn đề một cách thấu đáo, sâu sắc, toàn diện cũng như những gợi ý cho sự lựa chọn phương pháp dạy học đạt kết quả cao. Đây chính là những điều kiện cần thiết để lập graph cho phù hợp. Nếu việc tìm hiểu nội dung bài học không được chu đáo, hời hợt, qua loa… thì chúng ta sẽ có Graph được lập thiếu sự chính xác, thiếu cơ sở khoa học và từ đó sẽ không mang lại kết quả cao trong việc dạy học của người giáo viên.
Bước hai: Lập danh mục kiến thức cơ bản
Đây là bước giáo viên định ra kiến thức chốt của bài học và để lập được Graph cho bài học trước hết cần xác định được kiến thức cơ bản của bài học. Đây là bước vô cùng quan trọng đối với người giáo viên. Người giáo viên cần phải hiểu mỗi bài học không chỉ có một mà gồm nhiều đơn vị kiến thức. Đặc biệt, giáo viên cũng cần phải biết được đâu là kiến thức trọng tâm, đâu là kiến thức chính của bài học; đâu là kiến thức phụ nhưng có quan hệ với kiến thức chính và bổ trợ cho nó… Chính vì điều đó, người giáo viên cần thiết phải tìm tòi, phát hiện và phải chọn lọc những đơn vị kiến thức để sử dụng trong Graph của bài học. Tất nhiên việc xác định kiến thức này phải dựa trên những nội dung chính của bài học; dựa vào cách trình bày trong sách giáo khoa và những yêu cầu cần đạt được đối với học sinh. Chỉ có dựa trên những cơ sở ấy, giáo viên mới xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài học và mỗi kiến thức ấy sẽ là một nội dung mà học sinh cần tìm hiểu và giải quyết.
Khi lập Graph cho bài Phong cách ngôn ngữ khoa học giáo viên sẽ đọc
trong sách giáo khoa và tìm trong “kết quả cần đạt” những chỉ dẫn sau: giúp học
sinh “hiểu được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học”. Để học sinh đạt
được hiểu biết về Phong cách ngôn ngữ khoa học, nội dung lý thuyết của sách
I. Văn bản khoa học
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
Sách cũng nhấn mạnh: cần giúp cho học sinh: hiểu được khái niệm ngôn ngữ
khoa học, các loại văn bản khoa học và đặc điểm phong cách ngôn ngữ khoa
học đồng thời biết phân tích và viết bài văn nghị luận khoa học.
Như vậy, những kiến thức cơ bản của bài học của phong cách ngôn ngữ khoa học là: phương tiện diễn đạt, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học. Đây chính là bản danh mục những đơn vị kiến thức trọng tâm của bài học cần đưa vào graph.
Bước ba: Xác định đỉnh của Graph và mã hóa kiến thức
Việc xác định số lượng đỉnh của Graph vừa phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong bài học vừa phụ thuộc vào dụng ý của người lập và cũng chính là sự phản ánh nội dung cơ bản của bài học. Vì vậy, nội dung kiến thức trong bài học có bao nhiêu thì sẽ bấy nhiêu đỉnh Graph tương ứng. Mặc dù vậy, không phải lúc nào cũng như vậy bởi nhiều khi sự xác định lại mang dấu ấn chủ quan dẫn đến việc xác định đó lại bị phụ thuộc vào nhận thức riêng của người lập Graph. Cho nên, cùng với nội dung bài học có người lập Graph thế này, có người lại lập thế kia… vì vậy việc lập Graph sẽ trở nên đa dạng, phong phú hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta đều thấy các bài tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông thường không quá phức tạp, và các đơn vị kiến thức luôn lộ rõ qua những đề mục. Vì vậy, việc lập Graph thường không gây quá khó khăn đối với người giáo viên.
Đặc điểm nổi bật của graph là trực quan, là khái quát hóa và tổng hợp. Do đặc điểm đó mà khi lập Graph ta không thể đưa đầy đủ và trọn vẹn từng câu từng chữ của nội dung bài học vào Graph. Tất cả các nội dung khi đưa vào graph cần phải được rút gọn, được mã hóa nhằm mục đích có lượng thông tin chính xác, ngắn gọn, xúc tích, nội dung bài học đầy đủ. Sự mã hóa này cũng rất đa dạng chẳng hạn như: con số, chữ viết tắt hay là một kí hiệu nào đó. Nhưng dù mã hóa ở dạng nào thì cũng phải quy ước chung giữa giáo viên và học sinh để tránh hiểu nhầm, hiểu sai. Trong những trường hợp nhất định, nếu câu chữ đưa
vào Graph không nhiều, không ảnh hưởng nhiều đến việc vẽ Graph trong một đỉnh nào đó thì chúng ta không cần mã hóa mà vẫn giữ nguyên câu chữ đó. Việc mã hóa lúc này là không cần thiết.
Chẳng hạn, với bài phong cách ngôn ngữ khoa học số lượng các câu chữ
không nhiều nên ta không cần mã hóa đối với các cụm từ như: từ ngữ, ngữ pháp, câu, tính khái quát, trừu tượng, tính lí trí, lôgic, tính khách quan, phi cá thể.
Bước bốn: Xếp đỉnh và lập cung cho Graph
Khi đã xác định được và mã hóa xong các kiến thức để đưa vào Graph chúng ta chuyển sang bước 4 là xếp đỉnh và lập cung cho Graph. Đây là hai việc được tiến hành song song nhau, là hai mặt của cùng một hiện tượng. Khi chúng ta xếp đỉnh tức là ta đang lập đỉnh cho Graph và ngược lại. Mặc dù vậy, để tránh khó khăn trong quá trình trình bày, chúng ta phải tiến hành từng hoạt động. Như đã trình bày ở phần lí thuyết, việc lập Graph bài học tiếng Việt cho học sinh trung học phổ thông là lập Graph định hướng với các đỉnh treo. Do đó, việc xác định đỉnh xuất phát và đỉnh treo là hết sức cần thiết. Các bước xác định được tiến hành như:
Đỉnh xuất phát: Đỉnh này là tên một hiện tượng, một sự kiện hay một khái
niệm ngôn ngữ được xem xét trong toàn bộ nội dung bài học và là trọng tâm vì thông thường nó là một sự kiện, một khái niệm ngôn ngữ được xem xét trong nội dung bài học. Đỉnh này thường được nêu ngay trong tên bài học, như: phong cách ngon ngữ khoa học, phong cách ngon ngữ hành chính… chính tên bài học đã tạo nên đỉnh xuất phát cho một Graph.
Đỉnh chính: Là những đỉnh gắn trực tiếp, bắt nguồn từ đỉnh xuất phát, Đây
là các đỉnh nêu tên đơn vị kiến thức trọng tâm của một bài học. Khi lập Graph cho toàn bộ bài học, nếu có bao nhiêu đơn vị kiến thức thì ứng theo nó là có bấy nhiêu đỉnh chính trong Graph tương ứng. Một bài học có thể có một hay nhiều đỉnh chỉnh.
Đỉnh phụ: Là những đỉnh bắt nguồn từ đỉnh chính mà không phải từ đỉnh
xuất phát. Những đỉnh này làm nhiệm vụ cụ thể hóa, chi tiết hóa, bổ sung và làm rõ hơn nội dung đã được nêu ở đỉnh chính. Trong Graph, có thể tất cả các đỉnh
chính đều co đỉnh phụ, nhưng cũng có thể có một hay hai đỉnh chính có đỉnh phụ, các đỉnh khác thì không. Số lượng đỉnh phụ tùy thuộc vào nội dung bài học. Đỉnh nhánh: Là những đỉnh được bắt nguồn trực tiếp từ đỉnh phụ. Nếu Graph khép lại ở đỉnh nhánh điều đó có nghĩa là những đỉnh nhánh này là đỉnh treo cuối cùng trong Graph đó. Nhiệm vụ của các đỉnh nhánh là cụ thể hóa, chi tiết hóa cho những nội dung được nêu ở đỉnh phụ.
Như vậy, trong mối quan hệ giữa các đỉnh của Graph thì đỉnh xuất phát là đỉnh bậc cao, đỉnh mang nội dung khái quát nhất, còn đỉnh nhánh là đỉnh bậc thấp, đỉnh mang nội dung cụ thể nhất, chi tiết nhất, khép lại toàn bộ Graph. Chúng ta có thể hình dung rõ hơn sự phân bậc này như sau:
Như vậy, qua phân tích trên, đối chiếu với bài phong cách ngôn ngữ khoa học chúng ta sẽ có những đỉnh tương ứng như sau:
Đỉnh xuất phát: phong cách ngôn ngữ khoa học (tên bài học)
Đỉnh chính: phương tiện diễn đạt, đặc trưng
Đỉnh phụ: từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ, tính khái quát trừu tượng. tính
lí trí, lôgic. Tính khách quan, phi cá thể.
Sau khi đã xếp xong các đỉnh, ta tiến hành lập cạnh cho Graph, nghĩa là dùng các đoạn thẳng với các mũi tên để biểu thị mối liên hệ giữa các đỉnh của Graph. Đỉnh nào có quan hệ với nhau sẽ nối lại: đỉnh xuất phát – đỉnh chính –
Đỉnh xuất phát Đỉnh nhánh Đỉnh phụ Đỉnh chính Đỉnh nhánh Đỉnh phụ Đỉnh chính
đỉnh phụ - đỉnh nhánh. Như vậy, chúng ta lập Graph cho bài phong cách ngôn ngữ khoa học như sau:
Và việc lập Graph cũng có thể dựa trên tính chủ quan của người lập về chính ngay bản chất của đối tượng được trình bày trong bài học nhưng lại không theo sát bài học. Graph này sẽ không có sự tương ứng về kiến thức của bài học với số đỉnh của Graph như loại Graph phản ánh cách trình bày nội dung, mà chủ yếu là phản ánh đặc tính bản chất của đối tượng. Chính vì lẽ đó, ta có thể lập
được một Graph khác cho bài phong cách ngôn ngữ khoa học:
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Đặc trưng Phương tiện diễn đạt
Tính khách quan, phi cá thể Tính lí trí, lôgic Tính khái quát, trừu tượng Đoạn văn, văn bản Câu Từ ngữ Đặc trưng Phong cách ngôn ngữ khoa học Tính khách quan, phi cá thể Tính lí trí, lôgic Tính khái quát, trừu tượng
Từ ngữ Câu Đoạn văn, văn bản
39
Đây chính là một Graph dạng khép, thể hiện mối liên hệ bên trong của sự vật và hiện tượng.
Từ hai Graph vừa lập ở trên cho cùng một bài học chúng ta cỏ thể rút ra
được kết luận như sau: khi cần nhấn mạnh lôgic của việc trình bày nội dung
kiến thức, ta nên dùng dạng Graph mở với các đỉnh treo còn khi muốn nhấn mạnh bản chất của sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ chặt chẽ giữa các mặt, các đặc tính, ta nên dùng Graph khép.
Bước 5: kiểm tra lại Graph đã lập
Việc kiểm tra Graph luôn mang tính thường trực và kiểm tra là một việc hết sức quan trọng vì vậy nó phải được tiến hành kiểm tra thương xuyên từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc Graph. Việc kiểm tra thường hướng vào xem xét, đối chiếu giữa nội dung bài học với Graph đã lập xem còn có đỉnh nào chưa khớp. Cho đến khi mọi thứ đã đảm bảo thì không cần phải điều chỉnh và chúng ta đã kết thúc việc lập Graph cho nội dung bài học.
2.1.2. Sử dụng Graph để dạy kiểu bài lý thuyết.
Sau khi đã lập xong Graph cho nội dung một bài dạy, giáo viên sử dụng Graph đó vào dạy học. Đây là khâu vô cùng quan trọng bởi giáo viên cần phải truyền đạt những kiến thức mình có được về Graph tới học sinh nhằm giúp học sinh có thể ghi bài học bằng Graph. Việc sử dụng Graph trong một giờ học được tiến hành theo ba bước:
Bước 1: Giáo viên triển khai lần lượt từng đỉnh của Graph
Bước 1:
Giáo viên triển khai lần lượt từng đỉnh của Graph
Bước 2:
Học sinh đọc Graph bài học
Bước 3:
Đây là bước triển khai Graph trên lớp. Dựa vào Graph nội dung đã có sẵn, giáo viên tổ chức việc nghiên cứu bài mới cho học sinh. Để cho học sinh học tập đạt được kết quả thật đảm bảo, giáo viên cho học sinh tìm hiểu lần lượt từng đỉnh của Graph. Trên bảng xuất hiện từng đỉnh, từ đỉnh xuất phát tới đỉnh cuối cùng có trong Graph bài học. Khi tìm hiểu đỉnh nào, đỉnh đó sẽ được giáo viên ghi lên bảng và sẽ được lấp đầy bằng những lời chú thích hay ghi chú ngắn gọn. Cho tới khi các đỉnh xuất hiện hết thì cũng là lúc toàn bộ nội dung bài học lý thuyết đã được thể hiện đầy đủ trong Graph. Trong khi dùng Graph để dạy học, giáo viên cũng có thể sử dụng phương pháp khác đan xen vào.
Với bài: phong cách ngôn ngữ khoa học chúng ta có đỉnh xuất hiện đầu
tiên là đỉnh mang tên của chính bài học đó: Phong cách ngôn ngữ khoa học. Đây
là đỉnh thứ nhất. Sau đó, các đỉnh khác, được đánh số thứ tự từ 2 đến 9. (1)
(2) (3)
(4) (5) (6) (7) (8) (9) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
Với mỗi đỉnh như đã trình bày ở trên, giáo viên cần đánh số thứ tự từ (1)- đỉnh xuất phát – đến hết. Đây là việc làm cần thiết bởi nó sẽ giúp cho học sinh