6. Kết cấu của khóa luận
1.1.1.5. Một vài kết luận về Graph rút ra từ góc độ dạy học tiếng Việt
Từ những vấn đề sơ lược về lí thuyết Graph như vừa nêu trên, xét dưới góc độ dạy học, chúng ta có thể rút ra một vài kết luận cơ bản sau đây về việc sử dụng Graph trong dạy học ở nhà trường phổ thông như sau:
Xét dƣới góc độ của giáo viên: Graph là một công cụ, một phương tiện dạy học.
Như vậy, một bài lên lớp được hợp thành bởi ba yếu tố cơ bản: mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Trong ba yếu tố này, nội dung dạy học đóng một vai trò quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả của giờ lên lớp. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu hiện nay chính là việc làm thế nào để thiết kế được nội dung một bài học; làm thế nào để việc thiết kế đó thể hiện đầy đủ, chính xác những nội dung kiến thức cần truyền thụ. Mặt khác, qua thiết kế đó, giáo viên vừa có thể giúp học sinh nhận biết và định lượng được các đơn vị kiến thức, vừa có thể giúp các em thấy được mối quan hệ, sự liên kết giữa các đơn vị kiến thức ấy. Việc sử dung lý thuyết Graph vào dạy học sẽ giúp giáo viên thực hiện được điều đó.
Nhìn từ góc độ lý thuyết Graph, thực chất của việc thiết kế nội dung tài liệu dạy học là cấu trúc hóa toàn bộ những kiến thức của nài học, một tiết học nào đó có trong tài liệu giáo khoa bằng sự trực quan, cô đọng và mang tính khái quát cao. Ở đây, cấu trúc hóa nội dung dạy học được hiểu là việc đưa tất cả các đơn vị kiến thức trong bài học vào những Graph định hướng hay Graph vô hướng, Graph khép hay Graph mở. Với những đặc điểm như đã nêu trên của việc thiết kế nội dung dạy học, Graph sẽ là một phương tiện, một công cụ có nhiều lợi thế trong việc cấu trúc hóa nội dung bài học để vừa cụ thể hóa, khái quát hóa tất cả những đơn vị kiến thức trong bài học ấy và lớn hơn là cả một chương, một phần học vào trong một tập hợp để từ đó có cái nhìn toàn thể, tổng thể. Khi đã lập được Graph cho một nội dung dạy học, một tài liệu giáo khoa thì đó chính là một cơ sở tin cậy để khẳng định giáo viên đã nắm chắc cả cấu trúc
lẫn nội dung bài học đó. Với những Graph đã được lập như vậy, người giáo viên sẽ có trong tay một phương tiện dạy học tối ưu mang lại hiệu quả cao trong dạy học của mình.
Xét dƣới góc độ học tập của học sinh: chúng ta dùng Graph để rèn luyện và phát triển tư duy cho các em
Việc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh là việc làm vô cùng quan trọng của nhà trường phổ thông. Trách nhiệm của người giáo viên không chỉ là cung cấp những kiến thức thuần túy mà phải hình thành cho các em những thao tác của hoạt động tư duy. Chỉ qua những thao tác như: phân tích, so sánh, tổng hợp… mà tư duy của các em mới hình thành, phát triển và được củng cố vững chắc. Lúc này các em mới có thể phát huy vai trò tích cực, chủ động, tự lực của mình để tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng. Các em mới có thể biến những điều ngoài đầu óc của em thành tự bản thân các em… Trong dạy học, có nhiều cách để phát triển tư duy cho học sinh. Graph là một cách, một phương pháp đặc biệt để có thể trang bị cho các em một vũ khí sắc bén trong tiếp nhận kiến thức của mình. Nhiệm vụ của dạy học không phải chỉ cung cấp cho học sinh những nội dung kiến thức thuần túy mà còn phải cung cấp cho các em một phương pháp học tập đặc biệt, đặc biệt là phương pháp tư duy. Nếu biết sử dụng có hiệu quả Graph trong dạy học sẽ có nhiều lợi thế trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cho các em.
Việc giáo viên sử dụng Graph nhằm mục đích mã hóa nội dung bài học để trình bày bài giảng trên lớp và cuối cùng là hướng dẫn học sinh tự lập Graph… tất cả những hoạt động đó buộc học sinh phải thực hiện thường xuyên, liên tục các thao tác tư duy trong quá trình tiếp thu kiến thức. Muốn hiểu được và lĩnh hội kiến thức giáo viên cung cấp qua Graph bài học, học sinh phải thực hiện thao tác phân tích để có thể hiểu được cách xác lập các đỉnh của Graph, rồi sau đó phải dùng thao tác tổng hợp được tất cả các cạnh, các mối liên hệ giữa các đỉnh của Graph ấy, khi đã hiểu được đỉnh của Graph là các em đã nhận ra được các đơn vị kiến thức cần nắm trong bài học; hiểu được bậc của đỉnh, các cạnh nối đỉnh là các em đã hiểu được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức ấy trong
bài học. Chính việc phải thực hiện thường xuyên các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp,… mà tư duy của các em luôn được mài giũa liên tục để ngày càng chặt chẽ, sắc bén hơn. Khi các em tự lập Graph cho nội dung, một vấn đề nào đó cần tìm hiểu thì buộc các em lại phải tiếp tục thực hiện các thao tác như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát một lần nữa để có thể đưa ra được một Graph phù hợp nhất, chính xác nhất. Nếu các em đã tự lập được một Graph đúng thì chứng tỏ tư duy của các em đã phát triển khá tốt.