6. Kết cấu của khóa luận
1.1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức
Theo lí luận dạy học hiện đại, trên cơ sở phân tích quá trình dạy học dưới ánh sáng của thuyết nhận thức phản ánh Mác – Lênin, cũng như thuyết Xibecnetic ta thấy rõ hơn bản chất của quá trình dạy học nói chung và dạy học phong cách chức năng tiếng Việt nói riêng.
Dạy học tối ưu là thực hiện được sự thống nhất của dạy và học trong đó dạy chỉ đạo học, học vừa được chỉ đạo. Để thực hiện sự thống nhất hữu cơ của dạy và học, vần phải lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp. Đây là vấn đề mấu chốt.
Như vậy, nghề dạy học đòi hỏi ở người giáo viên một hệ thống rất phức tạp những kỹ năng nghề nghiệp, trong đó kỹ năng tổ chức bài học giữ vai trò quan trọng nhất. Người giáo viên không chỉ mỗi lên lớp truyền đạt kiến thức bài học mà phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm tòi, khám phá tiếp nhận và chiếm lĩnh tri thức. Những đặc điểm cơ bản của tư tưởng dạy học này là: xem người học vừa là mục đích vừa là chủ thể của quá trình học tập, người học chủ động tích cực tham gia vào quá trình hình thành và kiểm soát hoạt động học để tiếp thu kiến thức. Do đó, vai trò chủ động sáng tạo của người học được phát huy. Nó cũng đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu sắc, tay nghề vững vàng, có óc sáng tạo mới đóng góp vai trò người tổ chức, người trọng tài để có thể gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn động viên, đánh giá được năng lực, trình độ của học sinh. Đây là một trong những cơ sở của việc lựa chọn sử
dụng Graph, kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống khác trong dạy học nhằm đạt được những điều nói trên.
Một trong những cơ sở tâm lí học quan trọng nhất của việc dạy phong cách chức năng trong nhà trường là quan điểm tâm lí học hoạt động. Đây là thành tựu của các nhà Xô Viết cũ, dựa trên cơ sở của triết học Mác – Lênin. Nó đưa ra học thuyết tâm lí học hoạt động về bản chất động của quá trình nhận thức là cơ sở chắc chắn để xác lập quy trình truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh.
Theo các nhà tâm lí đằng sau ý thức (tâm lý) là hiện thực khách quan, tâm lí phản ánh hiện tượng khách quan và thể hiện ra ngoài bằng những hành động cụ thể (hành vi). Đến lượt mình, hành vi bao gồm một loạt các thao tác.
Để tiến hành các thao tác phải sử dụng phương tiện. Lĩnh hội tri thức là thao tác của hoạt động học tập. Dạy cho học sinh biết xây dựng Graph và sử dụng Graph thành thạo chính là giúp các em lĩnh hội tri thức nhanh nhất, bền vững nhất, cũng là để cho hoạt động học tập của học sinh đạt kết quả nhất.
Đặc biệt lý thuyết hình thành hoạt động trí óc theo giai đoạn đã chỉ rõ giai đoạn hành động mô hình hóa là tối ưu quan trọng để học sinh chiếm lĩnh tri thức. Nó là trạm trung chuyển, là chiếc cầu nối của quá trình nhận thức. Cụ thể, nó là kết quả của hành động phân tích để nắm được logic bên trong của khái niệm đồng thời là điểm tựa cho hành động cụ thể hóa tiếp theo sau. Như vậy, sử dụng Graph trong dạy học phù hợp với quy luật nhận thức của tâm lí học hoạt động, phù hợp với quan điểm về quá trình nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin
đã chỉ ra từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở
về với thực tiễn. Sử dụng Graph còn phù hợp với hoạt động dạy và học, phát huy
được vai trò tư duy tích cực của học sinh.