0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực tế việc sử dụng Graph của giáo viên hiện nay

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG GRAPH ĐỂ DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 34 -72 )

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.2. Thực tế việc sử dụng Graph của giáo viên hiện nay

Với mô hình hóa cấu trúc một hoạt động, Graph chỉ ra cho giáo viên và học sinh đâu là điểm khởi đầu, đâu là điểm kết thúc nội dung bài giảng. Chính vì vậy, dùng Graph giáo viên có thể tính toán được thời lượng, cụ thể được công việc nhờ đó mà điều khiển được hoạt động của mình trong quá trình dạy học. Nhưng có thể thấy, lý thuyết Graph từ khi ra đời cho đến nay mặc dù đã được ứng dụng khá rộng rãi không chỉ trong dạy học mà trong nhiều ngành nghề, nhiều tổ chức. Chẳng hạn, dung Graph để phân cấp quản lý trong các cơ quan, đoàn thể; dùng Graph để hướng dẫn các máy móc, thiết bị… tuy nhiên, vì Graph vẫn còn là một cái gì đó mới mẻ, xa lạ với nhiều giáo viên (đặc biệt là với vùng miền núi Tây bắc) nên việc sử dụng Graph trong dạy học nói chung và dạy học tiếng Việt nói riêng còn lạ lẫm bỡ ngỡ.

Trong thực tế, người ta đã từng thấy một số giáo viên trong quá trình lên lớp đã dùng những sơ đồ, những mô hình để giảng dạy tiếng Việt. Tuy nhiên, cần phải nói rằng việc ứng dụng này trong dạy học mới chủ yếu là kinh nghiệm. Phần lớn giáo viên chưa hiểu rõ, chưa hiểu tường tận về lý thuyết Graph. Nhưng việc chưa được tiếp cận với lý thuyết Graph như vậy không có nghĩa là giáo viên không thể sử dụng được nó. Hơn nữa, việc sử dụng Graph ấy chưa thực sự trở thành ý thức thường trực của người giáo viên. Vì vậy, kết quả dạy học không phải lúc nào cũng mang lại những kết quả mà giáo viên mong muốn. Dẫu có giờ thành công, giờ thất bại trong việc dùng Graph, nhưng những giờ học ấy vẫn cho phép chúng ta khẳng định rằng, Graph đã đi vào thực tế dạy học. Và nếu như giáo viên có những hiểu biết thêm về lý thuyết Graph thì cộng với kinh nghiệm đã được tích lũy trong nhiều năm dạy học, việc sử dụng Graph sẽ có hiệu quả và chính việc sử dụng Graph vào trong dạy học sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông.

Thông qua những điểm vừa trình bày ở trên, có thể rút ra một số khái quát về khả năng ứng dụng của Graph trong dạy học của giáo viên như sau:

Như vậy, hiện nay việc sử dụng Graph trong giảng dạy tiếng Việt ở nhà trường phổ thông không chỉ ở dạng tiềm năng mà đã trở thành hiện thực có tính khả thi. Dù chưa được hiểu nhiều về Graph vẽ Graph bằng kinh nghiệm dạy học, tìm tòi và tích lũy của bản thân, nhưng dương như người giáo viên nào trong quá trình dạy học của mình cũng đã một vài lần sử dụng Graph. Hơn thế nữa, việc sử dụng Graph của họ lại rất đa dạng, phong phú và phần nào góp phần tạo nên sự đổi mới về phương pháp day học trong những thời điểm cụ thể. Cho nên, nếu như đưa Graph vào ứng dụng trong dạy học một cách có tổ chức khoa học, hệ thống… thì với những kinh nghiệm về sơ đồ, bảng biểu của mình, người giáo viên sẽ có đầy đủ khả năng dùng Graph trong dạy học tiếng Việt một cách có hiệu quả.

Graph được giáo viên sử dụng trên lớp tuy đã có những thành công nhất định nhưng chưa thật chắc chắn. Việc lập Graph vẫn chưa trở thành một việc làm thường xuyên, thường trực, với một ý thức đầy đủ về hiệu quả của nó trong sự so sánh, đối chiếu với việc dùng lời mà thường mang tính tùy hứng. Giáo viên chưa nhận thức, chưa phân biệt một cách rạch ròi về điều kiện sử dụng và cách lập một Graph sao cho thật khoa học. Cho nên, để giúp giáo viên có khả năng lập Graph nhanh chóng, chính xác, chúng ta phải cung cấp cho họ một cơ sở khoa học tin cậy, một cách hiểu đúng đắn về Graph. Chỉ như thế, người giáo viên mới tự tin và vững vàng khi lập và dùng Graph trong quá trình dạy học của mình.

Mặc dù vậy, cũng không nên quan niệm chỉ dùng Graph trong dạy học tiếng Việt. Việc dùng Graph có thể được ứng dụng với tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông. Ngoài việc dùng Graph cho các môn khoa học tự nhiên như: toán, hóa, sinh… thì Graph còn được dùng rộng rãi hơn với các môn khoa học xã hội như: văn, sử, địa… nếu như người giáo viên có kiến thức về Graph, biết sử dụng Graph uyển chuyển, linh hoạt.

Như vậy, với thực tế việc sử dụng Graph trong dạy học của giáo viên hiện nay, ta thấy điều quan trọng nhất là phải trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về Graph. Từ những kiến thức được trang bị, người giáo viên có thể vận dụng

một cách linh hoạt quy trình lập Graph cho từng bài học cụ thể để có thể coi đó là một công cụ, một phương tiện, một phương pháp dạy học hữu hiệu chứ không phải dùng Graph một cách tùy hứng thiếu cơ sở khoa học như trước đây.

1.2.3. Phƣơng pháp học tập của học sinh hiện nay

Đối với phương pháp học tập của học sinh đã có rất nhiều người, nhất là những người làm công tác giáo dục quan tâm và đề cập đến. Trên thực tế cho thấy một nhược điểm phổ biến trong cách học của học sinh hiện nay là thụ động, hời hợt. Thường học sinh chỉ quen ghi nhận kiến thức một cách máy móc, hình thức, học sinh thiếu óc phê phán, dễ chấp nhận mọi điều được truyền đạt, không biết gia công tài liệu học tập để nắm bản chất vấn đề. Phương pháp học tập ở học sinh được hình thành một cách kinh nghiệm chủ nghĩa tùy tiện. Và điều đó ta thấy rõ qua khâu kiểm tra bài cũ (kiểm tra miệng) ở trên lớp. Học sinh rất bí khi gặp loại câu hỏi phải có sự tinh giản, chắt lọc kiến thức và loại câu hỏi sáng tạo. Tình trngj học “vẹt” vẫn còn khá phổ biến: chỉ cần quên một chi tiết là học sinh không thể trả lời phần còn lại nhưng nếu được bật mí chỗ quên đó học sinh lại có thể trả lời suôn sẻ phần tiếp theo.

Hơn nữa là ở trường trung học phổ thông, học sinh đã hình thành phong cách riêng trong lời nói, biết trau dồi lời ăn tiếng nói của mình. Đó là một thuận lợi rất lớn cho giáo viên trước khi bước vào giảng dạy phong cách học nói chung và phong cách chức năng nói riêng.

Tuy nhiên, ở đây chúng ta vẫn phải nhấn mạnh việc hình thành các cách nói, viết đúng phong cách của học sinh về cơ bản là sự lặp đi lặp lại, do thói quen sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn là do việc sử dụng, lựa chọn một cách tự giác. Chính vì vậy việc dùng ngôn ngữ đúng phong cách ở học sinh còn bị động, thiếu chủ động. Học sinh chưa biết tự mình tạo ra cách nói riêng, chưa biết cơ sở để đánh giá việc nói, viết đúng phong cách của mình cũng như của người khác. Bởi vậy khi điều kiện giao tiếp thay đổi, khi đứng trước tình huống mới, xử lý những trường hợp không phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ, học sinh thường dễ mắc sai lầm, sử dụng ngôn ngữ không đúng phong cách, đặc biệt là trong các văn bản viết.

Dựa trên thực tế đó, việc sử dụng Graph trong học tập của các em là hết sức cần thiết và quan trọng. Để có một cái nhìn tổng thể, khái quát nhất về bài học chúng ta không chỉ dùng lời nói là đủ mà cần có những mô hình. Để có một sự xâu chuỗi trong một hệ thống bài học thì mô hình, bảng biểu tỏ rõ tác dụng hơn bao giờ hết, Graph sẽ giúp cho học sinh nhìn thấy các mối quan hệ vốn chằng chịt khó hiểu trở nên dễ tiếp thu, dễ hiểu hơn.

Hơn nữa cũng thông qua Graph sẽ động viên, khuyến khích, đặc biệt là kích thích được sự đam mê trong học tập của các em học sinh. Cũng nhờ có Graph mà giúp cho các em học sinh tránh được sự tẻ nhạt, nhàm chán, để hướng tới sự sáng tạo trong học tập của mình.

CHƢƠNG II. SỬ DỤNG GRAPH ĐỂ DẠY BÀI VỀ PHONG CÁCH CHỨC NĂNG TIẾNG VIỆT

2.1. Sử dụng Graph để dạy kiểu bài lý thuyết

2.1.1. Quy trình lập Graph cho kiểu bài lý thuyết

Trước hết, chúng ta phải hiểu được thế nào là lập Graph cho nội dung bài

học. Vậy: lập Graph cho nội dung bài học tiếng Việt là lập sơ đồ phản ánh trực

quan và đưa ra được những kiến thức cơ bản của nội dung bài học và thể hiện

được lôgic phát triển bên trong của nội dung bài học ấy.

Sử dụng Graph để dạy bài về phong cách chức năng tiếng Việt nói chung và dạy kiểu bài về lý thuyết của phong cách phong cách chức năng nói riêng có nhiều thế mạnh và nhờ đó học sinh có sự lĩnh hội dễ dàng hơn, chúng ta có thể hiểu một cách như sau:

Thứ nhất: Graph nội dung nó là sự phản ánh trực quan. Vì đó chính là sự

vật chất hóa những nội dung, những mối quan hệ bên trong vốn không nhìn thấy được thành những sơ đồ, mạng mạch. Các đường nối giữa các đỉnh trong Graph là những hình ảnh trực quan rõ nét về những mối quan hệ tiềm ẩn của ngôn ngữ.

Thứ hai: Graph nội dung bài học là tập hợp những kiến thức cơ bản. Vì

mỗi đỉnh của Graph luôn tương ứng với một đơn vị kiến thức, mỗi lời ghi chú ở đỉnh là những lời thuyết minh ngắn gọn cho nội dung bài học. Qua Graph, giáo viên và học sinh vừa biết được số lượng các đơn vị kiến thức, vừa hiểu những điều cơ bản nhất về nội dung đó.

Thứ ba: Graph là lôgic phát triển bên trong của nội dung bài học. Vì sự

định hướng, chỉ rõ từng bước đi từ đỉnh nọ tới đỉnh kia trong Graph, vừa là sự thể hiện lôgic bài học từ mục này sang mục kia, vừa là sự phản ánh quá trình vận động của đối tượng, hiện tượng ngôn ngữ cần nhận thức.

Việc lập Graph cho nội dung một bài học có thể được hiểu theo hai nghĩa đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Đối với nghĩa rộng, Graph đó được lập cho toàn bộ nội dung kiến thức. Đây là Graph ở dạng đầy đủ nhất. Còn đối với nghĩa hẹp, Graph có thể được lập cho không cùng một bài mà phải từ hai bài trở lên nếu

Trong phần này chúng tôi xây dựng phương pháp lập Graph cho toàn bộ nội dung kiến thức một bài học. Vì đây là loại Graph được sử dung phổ biến nhất. Phần này như sau:


Để cụ thể hóa phương pháp trên, chúng tôi sử dụng bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, tiết 111 để phân tích

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài học

Đây là bước giáo viên cần tiếp xúc,cần phải tìm hiểu kĩ sách giáo khoa để biết được “ kết quả cần đạt” và “những điều cần chú ý” được trình bày trong đó. Sau khi đã tìm hiểu, giáo viên cần phải nắm chắc được các khái niệm, cũng như các sự kiện, các hiện tượng ngôn ngữ cần cung cấp cho học sinh. Ở bước này, Bước 1

Tìm hiểu nội dung bài học

Bước 5

Kiểm tra lại Graph đã lập Bước 4

Xếp đỉnh và lập cung cho graph Bước 3 Xác định đỉnh Graph và mã hóa kiến thức

Phương

pháp lập

Graph

nội dung

bài học

Bước 2

Lập danh mục kiến thức bài học Bước 1

đòi hỏi giáo viên phải nắm vững được bản chất của đối tượng, của khái niệm có trong bài học, tức là hiểu được một cách thấu đáo, chi tiết toàn bộ nội dung của bài học. Có làm tốt công việc đó, người giáo viên mới có thể lĩnh hội , tiếp thu tốt tinh thần bài học và như vậy mới có được những chỉ dẫn cần thiết để hiểu vấn đề một cách thấu đáo, sâu sắc, toàn diện cũng như những gợi ý cho sự lựa chọn phương pháp dạy học đạt kết quả cao. Đây chính là những điều kiện cần thiết để lập graph cho phù hợp. Nếu việc tìm hiểu nội dung bài học không được chu đáo, hời hợt, qua loa… thì chúng ta sẽ có Graph được lập thiếu sự chính xác, thiếu cơ sở khoa học và từ đó sẽ không mang lại kết quả cao trong việc dạy học của người giáo viên.

Bước hai: Lập danh mục kiến thức cơ bản

Đây là bước giáo viên định ra kiến thức chốt của bài học và để lập được Graph cho bài học trước hết cần xác định được kiến thức cơ bản của bài học. Đây là bước vô cùng quan trọng đối với người giáo viên. Người giáo viên cần phải hiểu mỗi bài học không chỉ có một mà gồm nhiều đơn vị kiến thức. Đặc biệt, giáo viên cũng cần phải biết được đâu là kiến thức trọng tâm, đâu là kiến thức chính của bài học; đâu là kiến thức phụ nhưng có quan hệ với kiến thức chính và bổ trợ cho nó… Chính vì điều đó, người giáo viên cần thiết phải tìm tòi, phát hiện và phải chọn lọc những đơn vị kiến thức để sử dụng trong Graph của bài học. Tất nhiên việc xác định kiến thức này phải dựa trên những nội dung chính của bài học; dựa vào cách trình bày trong sách giáo khoa và những yêu cầu cần đạt được đối với học sinh. Chỉ có dựa trên những cơ sở ấy, giáo viên mới xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài học và mỗi kiến thức ấy sẽ là một nội dung mà học sinh cần tìm hiểu và giải quyết.

Khi lập Graph cho bài Phong cách ngôn ngữ khoa học giáo viên sẽ đọc

trong sách giáo khoa và tìm trong “kết quả cần đạt” những chỉ dẫn sau: giúp học

sinh “hiểu được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học”. Để học sinh đạt

được hiểu biết về Phong cách ngôn ngữ khoa học, nội dung lý thuyết của sách

I. Văn bản khoa học

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

Sách cũng nhấn mạnh: cần giúp cho học sinh: hiểu được khái niệm ngôn ngữ

khoa học, các loại văn bản khoa học và đặc điểm phong cách ngôn ngữ khoa

học đồng thời biết phân tích và viết bài văn nghị luận khoa học.

Như vậy, những kiến thức cơ bản của bài học của phong cách ngôn ngữ khoa học là: phương tiện diễn đạt, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học. Đây chính là bản danh mục những đơn vị kiến thức trọng tâm của bài học cần đưa vào graph.

Bước ba: Xác định đỉnh của Graph và mã hóa kiến thức

Việc xác định số lượng đỉnh của Graph vừa phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong bài học vừa phụ thuộc vào dụng ý của người lập và cũng chính là sự phản ánh nội dung cơ bản của bài học. Vì vậy, nội dung kiến thức trong bài học có bao nhiêu thì sẽ bấy nhiêu đỉnh Graph tương ứng. Mặc dù vậy, không phải lúc nào cũng như vậy bởi nhiều khi sự xác định lại mang dấu ấn chủ quan dẫn đến việc xác định đó lại bị phụ thuộc vào nhận thức riêng của người lập Graph. Cho nên, cùng với nội dung bài học có người lập Graph thế này, có người lại lập thế kia… vì vậy việc lập Graph sẽ trở nên đa dạng, phong phú hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta đều thấy các bài tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông thường không quá phức tạp, và các đơn vị kiến thức luôn lộ rõ qua những đề mục. Vì vậy, việc lập Graph thường không gây quá khó khăn đối với người giáo viên.

Đặc điểm nổi bật của graph là trực quan, là khái quát hóa và tổng hợp. Do đặc điểm đó mà khi lập Graph ta không thể đưa đầy đủ và trọn vẹn từng câu từng chữ của nội dung bài học vào Graph. Tất cả các nội dung khi đưa vào graph cần phải được rút gọn, được mã hóa nhằm mục đích có lượng thông tin chính

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG GRAPH ĐỂ DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 34 -72 )

×