Ngân hàng cần tranh thủ sự giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể trong quá trình cho vay kinh tế hộ sản xuất, bởi vì họ là những người sống trực tiếp với dân từ đó thông qua ngân
hàng sẽ nhận được sự giúp đỡ trong việc cho vay, thu nợ an toàn đúng hạn, xử lý các khoản nợ vay quá hạn.
Thực hiện bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương để bố trí vốn đầu tư cho phù hợp. Tham gia vốn giúp người nông dân mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm và khắc phục tình trạng giảm giá do thời vụ.
Thâm nhập thị trường, tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, tiếp tục cho vay phục vụ đời sống đối với tất cả người dân trên cơ sở có đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Mở rộng quan hệ với khách hàng với tin thần hợp tác, thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Các nghiệm vụ chi trả cho khách hàng phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời.
Bên cạnh đó sự nhiệt tình phục vụ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng cũng là những yếu tố quan trọng nhằm tạo uy tính cho Ngân hàng.
Nên định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, đồng thời cán bộ tín dụng phải giải thích rõ cho họ về thời hạn cho vay và phương thức trả nợ, trả lãi món vay.
Tăng cường kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay để khoản vay mang lại hiệu quả cao cho cả Ngân hàng và khách hàng.