Nếu xét cho vay theo thành phần kinh tế thì NHNO & PTNT huyện Tháp Mười thực hiện cho vay theo: Cho vay đối với hộ sản xuất – cá nhân và cho vay đối với các doanh nghiệp.
- Cho vay đối với hộ sản xuất: Chủ yếu cho vay tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, kinh tế tổng hợp, chăn nuôi, cán bộ công nhân viên làm kinh tế phụ…
- Cho vay đối với doanh nghiệp: Chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Tỷ trọng tăng lên trong năm 2011 là 40.008 triệu đồng tương ứng tăng 49,98% so với năm 2010.
Doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất, còn cho vay đối với các doanh nghiệp thì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Bởi vì huyện Tháp Mươi là một huyện có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trên diện tích đất tự nhiên. Với diện tích khá rộng với 12
xã, 1 thị trấn và 1 nông trường, với sản lượng chủ yếu từ lúa, và hoa màu… đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao giá trị hàng nông sản của tỉnh nhà. Thêm vào đó với các xã có nhiều thuận lợi thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. Chính vì thế, thời gian qua NHNO & PTNT huyện Tháp Mười thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như trong hoạt động kinh doanh đã cung cấp tốt nhu cầu về vốn của người dân.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất 221.884 88,53 710.754 88,88 495.672 79,35 488.870 220,33 -215.082 -30,26 DNTN 28.747 11,47 88.950 11,12 128.958 20,65 60.203 10,96 40.008 44,98 Tổng 250.631 100 799.704 100 624.630 100 549.073 219,08 -175.074 -21,89
Bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Biểu đồ 3 : Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
* Hộ sản xuất
Đây là thành phần kinh tế đóng vai trò quan trọng mà ngân hàng đang tạo điều kiện cho họ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Ngân hàng cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp: lúa, chăm sóc cải tạo vườn, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp… Do vậy trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng luôn chú trọng cho vay thành phần kinh tế này.
Năm 2009 là 221.884 triệu đồng, sang năm 2010 là 710.754 triệu đồng tăng 488.870 triệu đồng tương ứng tăng 220,33% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số cho vay thành phần này là 495.672 triệu đồng, giảm 215.082 triệu đồng tương ứng giảm 30,26% so với năm 2010. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức dần phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh, bền vững, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, vươn lên trở thành một ngành sản xuất lớn góp phần nâng cao đời sống người dân, ổn định kinh tế.
* Doanh nghiệp tư nhân
Doanh số cho vay thành phần kinh tế này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2009 là 28.747 triệu đồng, sang năm 2010 là 88.950 triệu đồng tăng 60.203 triệu đồng tương ứng tăng 10,96% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số cho vay thành phần này là 128.958 triệu đồng, tiếp tục tăng 40.008 triệu đồng tương ứng tăng 44,98% so với năm 2010. Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 Triệu đồng 2009 2011 2011 Năm
Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Hộ sản xuất DNTN
một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của vùng. Do Tháp Mười vừa mới công nhân là đô thị loại 4, nên thành phần kinh tế này lúc mới thành lập còn thiếu vốn, chưa đáp ứng được điều kiện tỷ lệ vốn tự có tham gia vào các dự án, phương án kinh doanh nên cần vốn vay của ngân hàng. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ trọng cho thấy ngân hàng thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế này, vì vậy trong những năm tới ngân hàng đã có kế hoạch sẽ mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này.