Bảng 6 : Tình hình thu nợ theo ngành nghề
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % (%) (%) (%) Trồng trọt 97.196 53,47 372.500 49,94 224.484 41,8 275.304 283,24 -148.016 -39,74 Chăn nuôi 3.424 1,88 108.156 14,5 83.940 17,39 104.732 3058,76 -24.216 -22,39 Thuỷ sản 23.845 13,12 111.112 14,9 89.189 18,48 87.267 365,98 -21.923 -19,73 TM-DV 36.748 20,22 134.277 18 45.236 9,37 97.529 265,4 -89.041 -66,31 Khác 20.557 11,31 19.795 2,65 94.204 19,52 -762 -3,71 74.409 375,9 Tổng 181.770 100 745.840 100 537.053 100 573.070 310,32 -208.787 -27,99
Biểu đồ 5 : Tình hình thu nợ theo ngành nghề
Nhìn chung doanh số thu nợ không ổn định qua các năm. Năm 2009 là 181.770 triệu đồng, năm 2010 là 745.840 triệu đồng tăng 573.070 triệu đồng tương đương 310,32% so với năm 2009, năm 2011 doanh số thu nợ là 537.053 triệu đồng giảm 208.787 triệu đồng tương đương 27,99 % so với năm 2010. Tuy nhiên ta xét từng ngành để xem diễn biến thay đổi như thế nào:
* Trồng trọt.
Doanh số thu nợ ngành trồng trọt tăng, giảm không đều qua các năm. Năm 2009 là 97.196 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53,47% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2010 tăng lên 372.500 triệu đồng tăng 283,24% so với năm 2009 tức là tăng 275.304 triệu đồng. Năm 2011 giảm xuống còn 224.484 triệu đồng giảm 39,74% so với năm 2010 tức là giảm 148.016 triệu đồng. Thời gian qua nông dân trong huyện đã hình thành được nhiều mô hình nuôi trồng kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó có mô hình luân canh hoa màu, và mô hình trồng lúa nuôi cá. Đây là hai mô hình sinh thái bền vững, phù hợp với trình độ canh tác và nguồn vốn đầu tư của đa số nông dân. Nhờ hai mô hình này kết hợp mà hầu hết các hộ nông dân đã thu được nhiều thành công góp phần vào việc thu hồi nợ nhanh chóng cho Ngân hàng.
* Chăn nuôi.
Chăn nuôi năm 2009 doanh số thu nợ là 3.424 triệu đồng chiếm 1,88% tổng doanh số thu nợ, năm 2010 doanh số thu nợ là 108.156triệu đồng chiếm 14,50 % tổng doanh số thu nợ, tăng 104.732 triệu đồng tương đương
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm Tình hình thu nợ theo ngành nghề Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản TM-DV Khác
3058,76 % so với năm 2009, năm 2011 doanh số thu nợ là 83.940 triệu đồng chiếm 17,39 % tổng doanh số thu nợ, giảm 24.216 triệu đồng tương đương 22,39% so với năm 2009
Nhìn chung trong 3 năm doanh số thu nợ đối với chăn nuôi tăng, giảm không ổn định. Năm 2010 thì tăng rất cao so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống khá cao so với năm 2010. Nguyên nhân là do dịch bệnh như lỡ mồm lông móng, tai xanh ở gia xúc... làm cho không ít người không tham gia vào lĩnh vực này, nhưng để đạt được kết quả như trên là do sự nỗ lực của Ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ.
* Thủy sản.
Ngành này có sự tăng giảm qua 3 năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng là do trong năm lượng cá da trơn được xuất khẩu khá mạnh và giá tương đối ổn định, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Nên thu hút được khá nhiều người đầu tư vào lĩnh vực này.
* Thương mại dịch vụ.
Đây là ngành mà hiện nay không những được sự quan tâm của Đảng Nhà nước mà nó còn là một trong những mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng, Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào ngành này nên công tác thu hồi nợ bắt đầu tăng cao. Qua bảng số liệu cho thấy, doanh số thu nợ của ngành này chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ của ngành
Nguyên nhân doanh số thu nợ năm 2010 tăng cao hơn năm 2009 là do giá lúa tăng mạnh nên người dân có đủ tiền để trả vật tư nông nghiệp, vì đa số nông dân mua vật tư trả sau. Vì vậy, các chủ vật tư có đủ vốn để trả cho Ngân hàng làm cho doanh số thu nợ tăng.
* Ngành khác.
Doanh số thu nợ năm 2009 là 11,31% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2010 doanh số thu nợ đối với khoản này có giảm so với năm 2009 là 762 triệu đồng tương ứng 3,71%. Năm 2011 doanh số thu nợ đối với khoản này là 94.204 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 59.037 triệu đồng tương ứng 298,78%. Nhìn chung doanh số thu nợ đối với ngành khác có sự tăng giảm không ổn định qua 3 năm, nguyên nhân là do các khoản nợ này chỉ tập trung vào nhu cầu đời sống, nhóm khách hàng này do không phải thế chấp nên khó thu hồi nợ nhanh chóng.