ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI TRONG THỜI GIAN TỚI.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại nhno & ptnt- chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 45)

NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. NHNo & PTNT huyện Tháp Mười có vị trí và vay trò đặc biệt quan trọng. Để đảm nhiệm tốt vay trò là “đầu tàu” của nền kinh tế và là người bạn thân thiện của người dân, đặc biệt là hộ sản xuất Ngân hàng đã đề ra phương hướng hoạt động như sau:

- Tiếp tục duy trì, cũng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống.

- Mở rộng hoạt động cho vay với những khách hàng mới đặc biệt là những khách hàng tìm năng.

- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý nợ khó đòi. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vốn của khách hàng nếu thấy việc sử dụng không đúng mục đích thì tiến hành thu nợ trước hạn.

- Tạo điều kiện và thương tiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng đi thu hồi nợ và công tác thẩm định.

-Thực hiện tốt kế hoạch năm 2012 đề ra và phát huy những kết quả đạt được năm 2011. Cần tiếp tục phấn đấu đổi mới thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm 2012, thực hiện các định hướng phát triển hệ thống đào tạo đội ngũ quản lý và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động, cụ thể là:

Vốn huy động tăng từ 30% – 40% so với năm 2011 Trăng trưởng dư nợ 10%

Nợ quá hạn < 3% tổng dư nợ Thu nợ rủi ro tăng 20%

-Định hướng đầu tư phát triển bám sát Nghị Quyết Chương Trình mục tiêu của Huyện Ủy, UBND Huyện, Cấp Ủy chính quyền địa phương đề ra.

Chủ yếu tập trung vào các chương trình dự án phát triển nông thôn, phát triển ngành nghề truyền thống có hiệu quả, hộ sản xuất có nhu cầu vốn để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sản xuất lúa.

Cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện đúng quy trình thể lệ tín dụng và quy định của ngành, đúng chủ trương của Đảng, Nhà Nước và Pháp Luật.

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay, nhằm từng bước chọn lọc và phân loại khách hàng, củng cố mối quan hệ khách hàng truyền thống, giữ vững và phát triển thị trường nông nghiệp nông thôn, thẩm định đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của khách hàng.

Tiếp tục làm công tác thanh toán, phát huy tính hiện đại của các chương trình thanh toán, công nghệ thông tin thu hút khách hàng chuyển tiền trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp nhằm tăng dịch vụ.

Tăng cường các biện pháp loại hình huy động vốn tiền gửi như tiền gửi góp và tiền gửi 12 tháng trở lên nhằm thu hút vốn tạm thời nhàn rỗi trong nhân dân và các TCKT, cá nhân. Thực hiện các chương trình: khuyến mãi, quà tặng, ưu đãi đối với khách hàng gởi tiền.

Tiếp tục duy trì địa bàn hoạt động truyền thống, tìm kiếm thêm địa bàn mới. Chọn lọc những khách hàng mới, phân loại và giữ khách hàng tiềm năng.

-Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành vùng nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng tiêu thụ nông sản trong và ngoài khu vực, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường.

-Trên bình diện chung, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, kinh tế huyện Tháp Mười cũng chịu tác động nhiều của nền kinh tế bên ngoài. Xuất phát từ những yêu cầu định ra trong quá trình phát triển kinh tế, Đảng bộ và nhân huyện Tháp Mười tập trung chỉ đạo khắc phục tồn tại, khai thác thế mạnh của huyện nhà, nhằm phát triển ổn định và đồng bộ, đồng thời giữ vững tình hình chính trị tạo mức tăng trưởng thuận lợi cho thị trường đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại nhno & ptnt- chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w