Phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong sản xuất khoai tây. Muốn năng suất sản lượng khoai tây cao, chất lượng tốt thì phải sử dụng phân hữu cơ vì phân hữu cơ cung cấp cân ñối các nguyên tốña lượng và bán ña lượng (N, P, K, Ca) cho khoai tây và ñặc biệt là cũng cần bổ sung ñầy ñủ các nguyên tố vi lượng quan trọng cho khoai tây. Ngoài ra, phân hữu cơ còn tạo ñộ xốp trong ñất, tăng khả năng giữẩm của ñất, kích thích bộ rễ phát triển và tạo ñiều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển củ khoai tây. Phân hữu cơ cần phải
ñược ủ hoai mục trước khi bón cho khoai tây. Lượng phân hữu cơ thường dùng cho vùng ñồng bằng Bắc bộở mức 15 - 20 tấn/ha. Tuy nhiên, trong sản xuất có thể không ñủ phân hữu cơ ñểñầu tư cao như vậy, mặt khác ñầu tư phân hữu cơ
quá cao sẽ tốn nhiều công ủ và vận chuyển. Vì vậy, nên dùng lượng phân hữu cơ
vừa phải (10 - 15 tấn/ha), bổ sung thêm một số loại phân khoáng ña lượng khác (N, P, K) theo nhu cầu của khoai tây, vẫn ñảm bảo cho năng suất, sản lượng cao chất lượng tốt, v.v... (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
Theo Nguyễn Như Hà (2006), mặc dù khoai tây là cây trồng có hiệu quả sử dụng phân hữu cơ cao, nhưng hiệu lực của phân khoáng vẫn cao hơn rõ rệt so với phân chuồng. Do khoai tây có thời gian sinh trưởng không dài, lại trồng vào vụ có nhiệt ñộ thấp, nên khả năng huy ñộng dinh dưỡng từñất và phân hữu cơ bị hạn chế. Vì vậy, cần phải bón hợp lý giữa phân chuồng và phân khoáng ñể tăng cường hiệu lực của phân bón.
Phân hữu cơ bao gồm các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ, như các loại phân chuồng, phân xanh, thân lá cây trồng ñược dùng ñể bón ruộng v.v. Thành phần của phân hữu cơ rất phong phú trong ñó chứa hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Loại hàm lượng các chất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………
24 dinh dưỡng chứa trong phân hữu cơ phụ thuộc vào nguồn gốc của phân, biện pháp bảo quản.
Sử dụng nguồn phân hữu cơ không những khắc phục ñược những mặt trái của phân vô cơ mà phân hữu cơ còn góp phần : Cải thiện và ổn ñịnh kết cấu của ñất, ñây là ñiều kiện tiên quyết làm cho ñất tơi xốp, thoáng khí, cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho ñất như: ñạm, lân, kali, canxi, magie, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin, v.v cho cây trồng, làm nguồn dinh dưỡng trở nên dễ hữu dụng cho ñất, tăng cường giữ phân cho ñất. Việc cung cấp toàn diện các nguyên tố vi lượng, các vitamin từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon, ngọt hơn, ít sâu bệnh hơn. Ngoài ra còn tăng cường hoạt
ñộng vi sinh vật trong ñất giúp tăng “sức khoẻ” của ñất. Vì phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt ñộng của các sinh vật ñất: các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn chất dinh dưỡng trong ñất, sự cố ñịnh ñạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ các tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Ngày nay việc sử dụng vi sinh vật trong xử lý môi trường là một hướng
ñi ñúng và ñã ñược thế giới cũng như trong nước quan tâm với những lợi ích: thân thiện, không tạo ra các sản phẩm ñộc hại cho môi trường, chi phí xử lý thấp,…Trong ñó, chuyển hóa nguồn phế thải sau thu hoạch giàu xenlulô nhờ
vi sinh vật là một giải pháp hữu ích vừa tạo nguồn phân bón lớn cung cấp cho cây trồng vừa là giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững. Sự cần thiết phải xử lý phế thải nông nghiệp,Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống bằng nghề nông, do ñó, phế thải nông nghiệp sau thu hoạch khá lớn và thích hợp cho việc làm phân ủ (compost), nhưng cho
ñến nay, nguồn cacbon vô tận ñó chủ yếu bị bỏ phí.