7. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Nội dung của phương pháp: Sử dụng những phương pháp thu thập thông tin để thu thập thông tin đã công bố; Thu thập thông tin mới. Cụ thể:
* Thu thập thông tin đã công bố: Sử dụng các phương pháp sau:
+ Đọc và ghi chép thông tin: Phương pháp này có thể thực hiện trên các văn bản có đầy đủ tính pháp quy (văn bản quản lý nhà nước, các tài liệu điện tử, sách báo, tạp chí...). Phương pháp này giúp ta tránh ghi nhớ thông tin tạm thời, việc sử dụng thông tin chính xác và đầy đủ, có hệ thống và theo trình tự... Tuy nhiên, cần tốn nhiều thời gian đọc và ghi chép, hoặc ghi chép không đầy đủ (do phải ghi chép tóm tắt), khó khăn trong việc trích dẫn hoặc đọc lại nguyên văn của thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Sao chụp tài liệu: gồm photocopy, scan, chụp… tài liệu nhằm lưu trữ thông tin, sử dụng đối với các văn bản như: Văn bản Luật, Nghị quyết, quyết định, Nghị định, Thông tư, quy định, chỉ thị... của các cơ quan quản lý Nhà nước, các văn bản điều hành công việc, các báo cáo thống kê tổng hợp, các sách báo, tạp chí có bài viết liên quan đến vấn đề giải quyết công việc. Phương pháp này nhanh gọn, chính xác, có thể lưu giữ thông tin lâu dài, đảm bảo độ chính xác cao, tuy nhiên sẽ gây tốn kém thời gian và chi phí cho sao chụp tài liệu.
+ Nghe báo cáo, phỏng vấn: Nghe báo cáo kèm theo đọc văn bản; hoặc phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp này là tốn ít chi phí, có thể kết hợp giữa việc đọc và nghe, trao đổi nắm bắt được các dữ liệu thông tin trực tiếp, thông tin được xử lý, tổng hợp sẵn, dễ tiếp thu… thông tin sẽ được lưu giữ lâu hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là khi nghe thì khó tập trung lưu giữ thông tin, mất khá nhiều thời gian cho việc nghe báo cáo, phỏng vấn.
+ Tra cứu qua mạng Internet: Phương pháp này là tìm thông tin theo các địa chỉ trang web; Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, tiện lợi, nhưng cho kết quả thông tin nhiều và độ chính xác không cao, không có điều kiện kiểm định.
Từ đó, các thông tin thu thập được trong Luận văn gồm:
+ Những số liệu đã công bố của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh về cho vay vốn tín dụng xuất khẩu từ năm 2008-2012: Báo cáo hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển – Chi nhánh Quảng Ninh từ năm 2008 -2012; Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHPT Quảng Ninh các năm 2008 -2012.
+ Số liệu tình hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu của khách hàng vay vốn từ năm 2008-2012.
+ Thông tin tình hình kinh tế xã hội, kim ngạch xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh năm 2008 - 2012.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Thu thập thông tin mới: Thông tin mới thu thập qua điều tra, phỏng vấn và quan sát.
Do các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thuộc đối tượng vay vốn khác nhau về địa bàn hoạt động, mặt hàng xuất khẩu, mức vốn được vay, hiểu biết về Ngân hàng Phát triển, … nên đánh giá của họ về vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cũng khác nhau. Để nắm bắt được ý kiến đánh giá của từng đối tượng khách hàng, qua đó có được những đánh giá khách quan về nhu cầu vay vốn, cảm nhận của khách hàng về chất lượng đáp ứng nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại Quảng Ninh, hoạt động phỏng vấn trực tiếp và qua phiếu điều tra đã được thực hiện.Luận văn đã sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu căn cứ vào sự thoả mãn chung của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các cán bộ làm nghiệp vụ cho vay vốn tín dụng xuất khẩu, thông qua các cuộc điều tra bằng cách sử dụng hệ thống bảng câu hỏi, được gửi trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (khách hàng đã và chưa vay vốn tín dụng xuất khẩu) và các cán bộ tín dụng. Đối với các cán bộ tín dụng còn thực hiện các cuộc phỏng vấn.
* Thiết kế phiếu điều tra dành cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu: Phiếu điều tra có dạng tổng hợp, gồm thông tin liên quan đến doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu, sự hiểu biết của doanh nghiệp về vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, đánh giá của khách hàng về sự tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh Quảng Ninh, đánh giá của khách hàng về sự vai trò của vốn tín dụng xuất khẩu trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của khách hàng (Phụ lục 1)
- Phần 1: Thông tin về khách hàng vay vốn: gồm các câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp, hiểu biết về NHPT và vốn TDXK, hình thức vốn tín dụng xuất khẩu được vay, thời hạn được vay. Thông tin thu thập được từ những câu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hỏi này sẽ góp phần đánh giá được vai trò của vốn tín dụng xuất khẩu và cho ta thấy được độ tin cậy của các đánh giá mà khách hàng đưa ra trong phần 2.
- Phần 2: Đánh giá về hoạt động cho vay vốn tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển – Chi nhánh Quảng Ninh: Đây là phần quan trọng nhất của phiếu điều tra, gồm 6 yếu tố đánh giá: Sự đa dạng của các loại hình nghiệp vụ ; Cơ chế chính sách của Ngân hàng Phát triển; thủ tục đề nghị thực hiện nghiệp vụ; Sự đáp ứng kịp thời cho doanh nghiệp; chất lượng của đội ngũ cán bộ thực hiện nghiệp vụ; thái độ phục vụ khách hàng của Chi nhánh NHPT Quảng Ninh. Các yếu tố được xắp xếp theo từng loại hình tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu: Cho vay nhà xuất khẩu, cho vay nhà nhập khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Phần đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng xuất khẩu được thiết kế theo hình thức bảng hỏi.
- Phần 3: Đánh giá và cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ quan trọng của các các loại hình tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu :
Phần này xác định các trọng số tương ứng cho từng loại hình tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu. Mỗi loại hình tài trợ đóng vai trò, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất xuất khẩu nói chung nên trọng số của chúng là không giống nhau. Để có được kết quả khách quan thì trọng số của các loại tài trợ cũng phải do đối tượng điều tra đánh giá và cho điểm.
Phần đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng của các loại hình tài trợ vốn tín dụng xuất khẩu cũng được thiết kế thành bảng đáng giá. Trong đó có các mức đánh giá tương ứng với số điểm khác nhau: 5: Rất quan trọng; 4: Quan trọng; 3: Tương đối quan trọng; 2: Không quan trọng; 1: Hoàn toàn không quan trọng.
* Phiếu điều tra dành cho cán bộ nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh NHPT Quảng Ninh: Phiếu điều tra gồm 2 phần: Phần thông tin cán bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và phần đánh giá về chất lượng nghiệp vụ cho vay mà Ngân hàng Phát triển hiện đang cung cấp tại Quảng Ninh (Phụ lục 2).
- Phần1: Thông tin về cán bộ tín dụng :
Phần thông tin này cho biết đặc điểm công việc nghiệp vụ mà cán bộ đang thực hiện, khối lượng công việc và đánh giá của cán bộ về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ. Những thông tin thu thập được sẽ là một trong những cơ sở để đưa ra các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu tại Quảng Ninh.
- Phần 2: Đánh giá về công tác cho vay TDXK mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung cấp: Phần đánh giá này có nội dung và kết cấu đồng nhất với nội dung và kết cấu của phần đánh giá chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng. Tuy nhiên, bảng hỏi chỉ bao gồm các yếu tố thuộc về các nghiệp vụ mà Ngân hàng Phát triển hiện đang thực hiện.
Tương ứng với các phương án đánh giá của đối tượng điều tra các yếu tố sẽ được cho điểm dựa trên thang điểm đã xác định.Thang điểm để đánh giá là thang điểm 5 tương ứng với 5 mức chất lượng:
Từ 1-2 điểm Yếu
Từ 2-3 điểm Trung bình
Từ 3-4 điểm Khá
Từ 4-5 điểm Tốt
Dựa vào kết quả điều tra, mức độ thoả mãn của khách hàng cũng như các cán bộ tín dụng về chất lượng công tác cho vay vốn tín dụng xuất khẩu được đánh giá theo các mức tương ứng sau: Yếu - dưới xa mức trông đợi, Trung bình - dưới mức trông đợi, Khá - đáp ứng trông đợi ở mức độ khá, Tốt - đáp ứng trông đợi ở mức độ tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/