Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 86 - 88)

- Hiệu quả kinh doanh:

triển Việt Nam Chi nhánh BắcGiang

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các hoạt động cuả Ngân hàng. Chính vì vậy mọi chính sách, biện pháp NHNN đưa ra đều có ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng cuả Ngân hàng nói riêng và các hoạt động cuả toàn hệ thống Ngân hàng nói chung.

- Chính sách tiền tệ cuả Ngân hàng trực tiếp ảnh hưởng tới chính sách tín dụng, cơ cấu, doanh số cho vay, dư nợ, lãi suất cho vay... Do đó để hoạt động điều tiết này thực sự có hiệu quả, NHNN cần phải khai thác triệt để công cụ điều tiết gián tiếp, sử dụng một cách đồng bộ, linh hoạt các biện pháp như lãi suất, tỷ giá, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc...

- Trên thực tế hiện nay công tác dự báo kinh tế còn chưa phát triển đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn bởi tính nhạy cảm cuả nó đối với những biến động liên tục cuả thị trường tài chính thế giới, do đó trong thời gian tới cần tập trung phát triển bộ phận này để dự đoán những bất ổn cũng như những triển vọng sắp tới giúp cho bản thân các Ngân hàng sẽ đưa ra được những chính sách kinh doanh có hiệu quả nhất cũng như giúp DNNVV có cơ hội hơn trong lĩnh vực kinh doanh.

- Các nguồn thông tin mà Ngân hàng có thể tiếp cận để thu thập thông tin về khách hàng cuả mình còn rất hạn hẹp. Để có thể hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin, NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin cuả mình, mà cụ thể là chấn chỉnh để làm tăng tính hiệu quả cuả Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thông qua việc phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong việc thu thập và xử lý thông tin về các DN như Bộ tài chính, Cơ quan thuế, Bộ kế hoạch và đầu tư, chính quyền địa phương... Làm tốt được vấn đề này sẽ giúp cho các NHTM có điều kiện thuận lợi tiếp nhận những thông tin cần thiết về các DN và môi trường hoạt động đầu tư cuả DN để đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác. Thêm vào đó, NHNN cần tăng thêm quyền tự chủ cho các NHTM để cho các NHTM tự do canh tranh một cách bình đẳng trước pháp luật.

- Hiện này đã có nhiều công ty mua bán nợ được thành lập, song công ty này hoạt động vẫn chưa có hiệu quả, chưa thực hiện được nhiệm vụ xử lý nợ tồn đọng cuả các Ngân hàng. Do đó NHNN cần có những biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả trong hoạt động cuả công ty.

- Về hoạt động cuả trung tâm bán đấu giá (trong việc xử lý tài sản bảo đảm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn trong Ngân hàng): cần đơn giản hoá việc ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với trung tâm bán đấu giá, cho phép Ngân hàng được quyền trực tiếp ký hợp đồng ủy quyền với trung tâm bán đấu giá để phát mại tài sản mà không cần có sự đồng ý cuả bên đi vay trong trường hợp bên đi vay không có thiện chí hợp tác với Ngân hàng để cùng ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với trung tâm bán đấu giá.

- NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động cuả NHTM. Để thực hiện đúng vai trò và chức năng điều tiết vĩ mô, NHNN cần phải thường xuyên giám sát chặt chẽ mọi hoạt động cuả NHTM đề phòng rủi ro xảy ra ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Cụ thể là giám sát việc thực hiện quy chế cho vay, quy chế bảo lãnh, quy trình tín dụng, chính sách tín dụng, cũng như hồ sơ tín dụng. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng cuả NHTM sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn, ổn định cho Ngân hàng.

- NHNN cần có biện pháp tăng cường hoạt động liên Ngân hàng. Sự trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng, các TCTD có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết với nhau cùng phát triển. Hơn nữa, sự phối hợp giữa các Ngân hàng sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay DNNVV thông qua các hoạt động đồng tài trợ.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 86 - 88)