Thực trạng dư nợ cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 47 - 52)

- Hiệu quả kinh doanh:

2.2.2.2Thực trạng dư nợ cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang

Giang

Nếu doanh số cho vay phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kỳ cuả Chi nhánh thì dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểm cụ thể. Thực trạng dư nợ cuả Chi nhánh như sau:

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Tổng Dư

Nợ 780 100 1.039 100 1.168 100 1.368 100 Dư nợ

DNNVV 108 13,85 125 12,03 177 15,15 226 16,52

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm cuả NHĐT&PT Bắc Giang)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, năm 2007, dư nợ đối với DNNVV là 108 tỷ, chiểm 13,85% tổng dư nợ; năm 2008 dư nợ cuả DNNVV là 125 tỷ chiếm khoảng 12,03% tổng dư nợ cuả Chi nhánh. Mặc dù dư nợ đối với DNNVV tăng thêm 17 tỷ nhưng tỷ trọng cuả nó lại giảm do tổng dư nợ cuả Chi nhánh tăng với tỷ lệ cao hơn (259 tỷ tương ứng 33,2%). Điều này có thể do tác dụng cuả lạm phát, khiến các DNNVV vốn đã khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng lại càng khó khăn hơn. Sang năm 2009, dư nợ với DNNVV đã tăng lên 177 tỷ chiếm 15,15% tổng dư nợ cuả toàn Chi nhánh, tăng 52 tỷ so với 2008, tương ứng tăng 41,60%; đến năm 2010 tỷ lệ này tăng nhẹ lên 16,52% và trong cả thời kì 2007-2010 tăng bình quân 27,9%.

Dư nợ với khối DNNVV chiếm tỷ trọng chưa lớn nhưng trong thời gian tới thì điều này sẽ có nhiều thay đổi do NHĐT&PT Bắc Giang nói riêng và NHĐT&PT Việt Nam nói chung đang xây dựng hình ảnh NHĐT&PT là Ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam

phục vụ cho DNNVV. Mặt khác với sự đổi mới cuả cơ chế thị trường và việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã góp phần làm phát triển hoạt động tín dụng cuả Chi nhánh.

Bảng 2.11: Tỷ lệ dư nợ cho vay DNNVV trên tổng nguồn vốn huy động được tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm

2010

Tổng nguồn vốn huy động 448 530 729 924

Dư nợ DNNVV 108 125 177 226

Dư nợ DNNVV/ Nguồn vốn huy động

(%) 24,10 23,58 24,28 24,46

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm cuả Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang)

Ta thấy dư nợ cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang chiếm một tỷ lệ không cao trong tổng nguồn vốn huy động hàng năm cuả Chi nhánh, cụ thể năm 2007 là 24,10; năm 2008 là 23,58%; năm 2009 là 24,28%; và đến năm 2010 tăng nhẹ lên 24,46%; tỷ lệ này là tương đối đồng đều. Thực trạng trên phản ánh tăng trưởng tín dụng cho vay đối với DNNVV cuả Chi nhánh còn thấp. Một nguyên nhân là do nhiều DN muốn vay vốn cuả Ngân hàng nhưng không đáp ứng được điều kiện cuả Ngân hàng như điều kiện vay vốn, điều kiện vè tài chính... Như vậy đòi hỏi Chi nhánh cần tích cực trong công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng cho vay với các dự án khả thi hiệu quả.

Kết quả dư nợ cho vay trong giai đoạn 2007-2010 tại Chi nhánh được phản ánh cụ thể trong các bảng sau:

Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNNVV tại NHĐT&PT Bắc Giang

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ với DNNVV 108 100 125 100 177 100 226 100

Theo thời hạn

- Ngắn hạn 89 82,41 103 82,40 151 85,31 189 83,62 - Trung - dài hạn 19 17,59 22 17,60 26 14,69 37 16,38

Theo tài sản đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không có TSĐB 74 68,51 78 62,4 85 56,29 116 51,32 Có TSĐB 34 31,49 47 37,6 66 43,71 73 48,68

Theo loại hình doanh nghiệp

DNNN 26 24,07 24 19,2 20 11,29 27 11,94 CTCP, hợp danh 15 13,88 15 12 27 15,25 32 14,15 Công ty TNHH 57 52,77 68 54,4 95 53,67 128 56,63 Doanh nghiệp tư

nhân 10 9,28 18 14,4 35 19,79 39 17,28

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm cuả Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang) - Theo thời hạn:

Các khoản vay cuả DNNVV chủ yếu là thiếu tài sản đảm bảo, không có người bảo lãnh, hầu hết nhu cầu vay vốn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động cuả DN, nên các dư nợ cho vay đối với DNNVV chủ yếu vẫn là các khoản cho vay ngắn hạn. Điều này được thể hiện rõ hơn trong Hình 2.3,a:

Hình 2.3.a: Cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV theo thời hạn

Qua Bảng 2.12 và Hình 2.3.a ta thấy cơ cấu dư nợ theo thời hạn cuả Chi nhánh đối với các DNNVV trong giai đoạn 2007-2010 được điều chỉnh theo hướng tích cực. Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, tăng từ khoảng 82,4% năm 2007- 2008 lên 85,31% năm 2009 nhưng đến năm 2010 lại giảm nhẹ còn 83,62%. Tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn trong tổng dư nợ lại giảm xuống, năm 2007-2008 dao động ở 15,6%, sang năm 2009 là 14,69% và tăng nhẹ vào năm 2010 lên 16,38%.

Trong giai đoạn 2007- 2010 dư nợ ngắn hạn đã tăng bình quân 28,53%, dư nợ trung - dài hạn cũng tăng bình quân 24,87% nên tổng dư nợ đối với DNNVV cuả Chi nhánh cũng đã tăng bình quân 27.9%. Điều này là do đặc điểm cuả DNNVV có quy mô không lớn, mục đích vay vốn thường để mở rộng sản xuất, bổ sung vốn lưu động thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh nên khi tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng các DNNVV thường thực hiện các món vay ngắn hạn nhiều hơn là trung - dài hạn. Điều

này thể hiện Chi nhánh đã thu hút một lượng khá lớn các khách hàng vay vốn để thoả mãn các nhu cầu ngắn hạn như để bổ sung vốn lưu động, tiêu dùng.

- Theo Tài sản đảm bảo -

Hình 2.3.b: Cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV theo TSĐB

Trong giai đoạn 2007-2010, ta có thể thấy sự chuyển biến tích cực trong ciệc cho vay đối với các DNNVV. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ đối với các khoản vay không có TSĐB giảm dần qua các năm (năm 2007 là 68,51% giảm dần trong giai đoạn đến 2010 còn 51,32%). Mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay không có TSĐB đã giảm, nhưng số lượng các DNNVV là khách hàng cuả Chi nhánh lại tăng lên đáng kể, và tổng dư nợ cuả các DNNVV vẫn tăng mạnh. Điều này cho thấy Chi nhánh đã chú trọng hơn đến việc kiểm soát rủi ro cuả khác khoản vay, đồng thời chất lượng cho vay đối với DNNVV đã có những bước tiến triển tốt.

Hình 2.3.c: Cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV theo loại hình

Theo Bảng 2.12 và Hình 2.3.c, ta có thể thấy trong giai đoạn 2007-2010, dư nợ đối với các công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Từ 2007 đến 2010, tỷ trọng dư nợ đối với các công ty TNHH tăng đều (từ 52,77% năm 2007 đã tăng lên 56,63% năm 2010) trong khi tỷ trọng này với các DNNN giảm tương đối lớn. Tỷ trọng dư nợ đối với các doanh nghiệp tư nhân có tăng từ 2007-2010 và giảm nhẹ vào năm 2010 (giảm 2,51%); tronh khi đó, tỷ trọng này đối với các công ty CP, công ty hợp danh là tương đối đều. Điều này cho thấy trong gia đoạn này, Chi nhánh đã tập trung vào đối tượng khách hàng là các công ty TNHH, là các khách hàng tiềm năng nhất cuả Ngân hàng.

Việc chuyển hướng cho vay như vậy cũng giúp cho Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang giảm rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng phải quan tâm để nâng cao tỷ trọng dư nợ cho vay trung - dài hạn, đồng thời tùy theo tình hình cụ thể mà xác định đối tượng khách hàng tiềm năng với Ngân hàng. Đây sẽ là nguồn tiềm năng đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 47 - 52)