- Phương pháp vĩ mô:
+ Tác động đến tổng cung, tổng cầu: Y = C + I + G + X - M + Tác động đến tăng trưởng kinh tế: Hệ số ICOR
+ Chỉ tiêu vốn đầu tư: Tỷ lệ GDP/Đầu tư vốn ngân sách
- Phương pháp vi mô:
+ So sánh lợi ích - chi phí: chỉ số NPV, IRR * Các khái niệm
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP có thể tính theo 03 phương pháp sau: - Phương pháp sản xuất:
GDP = ∑VAj (j = 1,2,3 …, m) Trong đó:
* Vaj là giá trị gia tăng của ngành j * m là số ngành trong nền kinh tế Với: VA = GO - CPTG
GO: tổng giá trị sản lượng đầu ra hay tổng xuất lượng, là toàn bộ giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra được
trên lãnh thổ của mình trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
CPTG: chi phí trung gian, là chi phí cho hàng hóa và dịch vụ trung gian - là những hàng hóa và dịch vụ dùng làm đầu vào cho quá trình sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác và được sử dụng hết một lần cho quá trình đó.
- Phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + X – M Trong đó:
C: tiêu dùng của hộ gia đình
I: chi tiêu đầu tư tư nhân (đầu tư TSCĐ, TSLĐ) G: tiêu dùng của chính phủ
X - M: xuất khẩu ròng trong năm - Phương pháp thu nhập:
GDP = W + R + i + Pr + Te + Dep Trong đó:
+ W là tiền lương
+ R là tiền cho thuê mặt bằng, máy móc hay phát minh khoa học + i là tiền lãi
+ (W, R, I là thu nhập của khu vực hộ gia đình) + Pr là lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Te là thuế gián thu như thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt …
+ Dep là khấu hao tài sản cố định
- Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự gia tăng về mặt lượng của một nền kinh tế. Nó được đo bằng
nhiều chỉ tiêu khác nhau, như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hay thu nhập bình quân đầu người trên năm (GNP/người/năm, GDP/người/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức (%) được tăng thêm của sản lượng GNP, GDP, GNP/người hay GDP/người của năm này so với năm trước hay giai đoạn này so với giai đoạn trước. Với nghĩa như vậy, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế trước yêu cầu tồn tại và phát triển.
- Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có nghĩa là gia tăng tổng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Sản lượng được tạo ra từ sản xuất, như vậy nguồn gốc của tăng trưởng xuất phát từ quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là quá trình mà trong đó các yếu tố đầu vào được phối hợp theo những cách thức tốt nhất để tạo ra khối lượng sản phẩm. nếu xét ở góc độ phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì việc tạo ra tổng sản lượng quốc gia sẽ có quan hệ phụ thuốc vào các nguồn lực đầu vào của quốc gia. Một sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia khi có sự thay đổi các nguồn lực đầu vào. Các lý thuyết tăng trưởng ra đời phân trích nguồn gốc của tăng trưởng với nhiều quan điểm khác nhau, mỗi lý thuyết đều có sự khám phá mới, nhưng trên căn bản vẫn là phân tích mối quan hệ đầu ra với đầu vào.
Mối quan hệ đầu ra (GDP, GNP) với đầu vào được khái quát qua hàm sản xuất:
Y = F(Xi) với i = 1,2, …, n; Xi là yếu tố đầu vào
Hầu hết các nhà kinh tế học thống nhất các yếu tố đầu vào cơ bản của nền kinh tế bao gồm: (1) Vốn sản xuất là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sản lượng quôc gia; (2) Lao động là yếu tố sản xuất đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng đến gia tăng sản lượng quốc gia; (3) Đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên khác là tư liệu sản xuất góp
phần làm gia tăng sản lượng quôc gia; (4) Công nghệ là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản xuất, tăng năng xuất lao động, tăng sản lượng quốc gia.
Như vậy hàm sản xuất tổng hợp được thể hiện: Y = F(K,L,R,T)
Hàm sản xuất cho thấy tăng trưởng tổng sản lượng phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của các yếu tố đầu vào K,L,R,T và cách thức phối hợp chúng. Mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định và có tác động qua lại lẫn nhau, tùy theo