Tỷ lệ GDP/đầu tư vốn ngân sách

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 40)

- Tỷ lệ GDP/đầu tư: chỉ tiêu này có ý nghĩa gần giống với chỉ tiêu B/C được dùng khi phân tích hiệu quả đầu tư của dự án đã nêu ở phần trên. Chỉ tiêu này cho biết, với mỗi đồng đầu tư mới cho nền kinh tế có

thể đạt được bao nhiêu đồng GDP. Vốn đầu tư mới cho nền kinh tế nhằm mục đích duy trì tài sản hiện có và đầu tư thêm tài sản để tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức sau:

Tỷ lệ GDP/đầu tư = Tổng GDP / Tổng vốn đầu tư mới 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công 1.4.1. Nhân tố chủ quan

- Năng lực của cơ quan nhà nước: đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của dự án. Để dự án đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện đầu tư công và quản lý đầu tư công cần phải bảo đảm nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực). Phải đảm bảo những người phụ trách chính trong dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của dự án.

- Kinh phí: đây là nhân tố không thể thiếu, khi muốn thực hiện công việc nhìn chung đều cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp ứng đầy đủ kinh phí cho hoạt động đó. Đối với hoạt động đầu tư công, do đây chủ yếu là những hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề kinh phí lại càng phải được quan tâm chặt chẽ. Nguồn kinh phí đầu tư công chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Do nguồn ngân sách này còn phải chi đồng thời cho nhiều khoản chi khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động đầu tư diễn ra đúng tiến độ là vô cùng quan trọng.

- Thủ tục hành chính và các quy định pháp luật: việc thực hiện đầu tư công liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ngân sách. Về nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra trình tự ổn định và rành mạnh cho hoạt động quản lý tối ưu, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án được thuận lợi. Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, bảo đảm định hướng

hoạt động của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

1.4.2. Nhân tố khách quan

- Bối cảnh trong nước: các yếu tố kinh tế, xã hội , chính trị, tiến bộ khoa học - công nghệ… đều có ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả đạt được của dự án đầu tư. Những biến động này đôi khi phải dẫn đến việc điều chỉnh dự án, hoặc ngưng không thực hiện dự án nữa do không còn phù hợp.

- Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan: sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án. Các dự án công bị người dân phản đối, ngăn chặn ngay từ khâu giải tỏa mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về sau. Bên cạnh đó, mỗi dự án được thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho những nhóm đối tượng khác nhau và do vậy cũng sẽ nhận được sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối tượng tương ứng.

Kết luận chương 1

Lý thuyết về đầu tư và tăng trưởng kinh tế được trình bày ở Chương 1 cho thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế: muốn có tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư.

Trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi, đầu tư công luôn giữ một vai trò quan trọng trong tổng đầu tư của toàn xã hội, tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt cho sự phát triển của đất nước, đồng thời tạo điều kiện, định hướng và “mồi” vốn đầu tư xã hội vào những lĩnh vực cần khuyến khích phát triển, góp phần tái cơ cấu đầu tư xã hội. Đặc điểm của đầu tư vào các loại hàng hóa công là nhu cầu vốn lớn, lâu thu hồi vốn, phần lớn do Chính phủ cung cấp nhằm đảm bảo phúc lợi xã hội và tạo động lực thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác phát triển. Do đó, đòi hỏi phải có vai trò chủ động của nhà nước trong việc định hướng phát triển các ngành kinh tế, nhà nước phải tạo những tiền đề nhất định như hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, … để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của dân cư, ổn định kinh tế vĩ mô, đóng góp đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Lâm Đồng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, phía Nam Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình từ 800 - 1000 m so với mặt nước biển. Với diện tích tự nhiên 9.773 km2, Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 07 hệ thống sông suối lớn.

Gắn với khu vực kinh tế động lực phía Nam, Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện. Thành phố Đà Lạt, trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, Biên Hòa 270 km, Vũng Tàu 340 km; hướng Đông cách biển Nha Trang 140 km. Với tổng chiều dài 1.744 km, hiện nay hệ thống giao thông đường bộ đã đến được tất cả các xã và cụm dân cư. Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực. Cảng hành không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30km đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250m có thề tiếp nhận các loại máy bay trung như A.320, A.321 hoặc tương đương.

Nguồn điện cung cấp ổn định, gồm nhà máy thủy điện Đa Nhim (công suất 160 MW), thủy điện Suối Vàng (công suất 3,1 MW), thủy điện Hàm Thuận - Đạ Mi (công suất 475 MW) và Thủy điện Đại Ninh (công suất 300

MW), các nhà máy điện diesel Bảo Lộc, Di Linh, Càn Rang vối tổng công suất 4,16 MW. Hiện nay, 100% dân số xã có điện đến trung tâm. Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông hiện đại đáp ứng được tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nhà đầu tư.

Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 04 đến tháng 12 năm sau. Nhiệt độ trung bình là 18-250C, thời tiết ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750 - 3.150 mm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85-87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 - 2.500 giờ.

Tổng diện tích đất đai của Lâm Đồng là 977.200 ngàn ha, với diện tích đất bình quân theo đầu người là 0,83 ha/người; trong đó có khoảng 278.000 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha; diện tíc sản xuất rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Chè, cà phê, rau, hoa Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại có giá trị phẩm cấp cao.

2.1.2. Dân số, lao động

Dân số trung bình năm 2010 là 1.204.869 người, mật độ trung bình 123 người/km2; tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2001-2010 là 1,56% (cả nước là 1,14%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần, từ 19,5% năm 2000 giảm xuống còn 12,6% năm 2010.

Trong giai đoạn 2001-2010, dân số đô thị tăng bình quân 1,42%/năm, nông thôn tăng 1,65 %/năm tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị - nông thôn từ 38,47% - 61,53% (2001) lên 38% - 62% (2010), tỷ lệ này không thay đổi nhiều, cho thấy tốc độ đô thị hóa ở Lâm Đồng còn chậm.

Số lao động trong độ tuổi của tỉnh tăng từ 735.050 người năm 2001 (chiếm 70% dân số) lên 924.445 người năm 2010 (chiếm 76,77% dân số); đây là một tỷ lệ cao. Trong đó, lao động hoạt động thường xuyên trong các ngành kinh tế tăng từ 515.661 người năm 2001 (chiếm 49,1% dân số và 70,15% số lao động trong độ tuổi) lên 659.934 người vào năm 2010 (chiếm 54,81% dân số và 71,39% số lao động trong độ tuổi), riêng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 659.934 người (chiếm 54,81% dân số), gần ngang bằng với tỷ lệ chung của cả nước (55,5% dân số). Lực lượng lao động không hoạt động thường xuyên gồm những người đang đi học, nội trợ, không có khả năng làm việc, …; trong đó năm 2010 số người đang đi học chiếm khoảng 22,54% lực lượng này, đây là nguồn lao động tiềm năng của tỉnh trong tương lai.

2.2. Thực trạng hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng

2.2.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Lâm Đồng

2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Lâm Đồng 15 năm gần đây có những bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các giai đoạn. Cụ thể: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo giá so sánh năm 1994 trên địa bàn tỉnh năm 1995 là 2.140 tỷ đồng, tăng lên 3.560 tỷ đồng (2000), 6.070 tỷ đồng (2005) và năm 2010 đạt 11.870 tỷ đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2010 là 12,11%/năm, trong đó: giai đoạn 1996-2000 là 10,72%/năm, giai đoạn 2001-2005 là 11,26%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng 14,35%/năm (so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 9,64%/năm; so với cả nước là 7,01%/năm).

Bảng 2.1. Giá trị gia tăng và tăng trưởng kinh tế tỉnh Lâm Đồng

Chỉ tiêu

Năm (Tỷ đồng) Tăng bình quân (%) 1995 2000 2005 2010 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 Tổng sản phẩm (GCĐ1994) 2.140 3.560 6.070 11.870 110,72 111,26 114,35

Phân theo khu vực kinh tế

Khu vực công (Nhà nước) 331 535 1.290 3.137 110,08 119,25 119,45 Khu vực tư 1.809 3.025 4.780 8.733 110,83 109,58 112,81

Tr.đó: Ngoài quốc doanh 1.791 2.963 4.593 8.419 110,59 109,16 112,88

Đầu tư nước ngoài 18 62 187 314 128,06 124,71 110,92

Phân theo ngành kinh tế

Nông lâm nghiệp và thủy sản 1.489 2.521 3.662 6.115 111,11 107,75 110,80 Công nghiệp và xây dựng 247 469 1.283 2.913 113,68 122,30 117,82

Dịch vụ 404 570 1.125 2.842 107,13 114,57 120,36

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2001, 2006, 2011 và tính toán của tác giả

+ Xét theo khu vực kinh tế

Trong giai đoạn 1996 - 2000 thì khu vực công tăng trưởng chậm hơn khu vực tư; tuy nhiên mức chênh lệch này không cao (khu vực công tăng bình quân 10,08%/năm, khu vực tư 10,83%/năm). Đến giai đoạn 2001-2005, khu vực công tăng trưởng nhanh hơn khu vực tư (khu vực công tăng bình quân 19,25%/năm, khu vực tư 9,58%/năm) do trong giai đoạn 1996 - 2000 nhiều Doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, một số doanh nghiệp phải giải thể. Trước tình hình đó, năm 1999, 2000 tỉnh đã có nhiều chủ trương sắp xếp, tổ chức lại; đổi mới cơ chế quản lý, tăng thêm vốn và cơ sở vật chất cho khu vực kinh tế Nhà nước, một số doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, sản xuất và phân phối nước … hoạt động tương đối ổn định và có hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng của khu vực nhà nước cao dần qua các năm, cụ thể: năm 2001 (4,22%), năm 2002 (10,48%), năm 2003 (9,25%), năm 2004 (10,74%), và năm 2005 tăng trưởng mạnh 72,99%. Có được sự tăng trưởng vượt bậc này do 02 năm cuối thời kỳ, tỉnh

tập trung triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm, trọng điểm, tạo bước đột phá về tăng trưởng kinh tế; trong đó năm 2005 tăng rất nhanh (72,99%) do Lâm Đồng được tính bổ sung giá trị và sản lượng điện của thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi theo quyết định của Bộ Công nghiệp.

Ngược lại, trong giai đoạn 2001 - 2005, khu vực tư tăng trưởng thấp hơn khu vực công, bình quân 9,58%/năm; trong đó, năm 2002 giảm 14,26% so với năm 2001 do hạn hán kéo dài, giảm đáng kể sản lượng nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm cà phê, cây trồng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất nông nghiệp và GDP. Riêng kinh tế có vốn đầu tư ngước ngoài (ĐTNN) đạt mức tăng trưởng bình quân 24,71%/năm. Có thể nói đây là giai đoạn mà kinh tế có vốn ĐTNN bắt đầu có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của khu vực tư. Trong giai đoạn này, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

Giai đoạn 2006-2010, đây là giai đoạn phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực, cũng như trong nước có những chuyển biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là tình trạng lạm phát cao vào giữa năm 2007; khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy giảm kinh tế trong nước từ cuối năm 2008; cùng với thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Song với tinh thần đoàn kết, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; sự nổ lực cao của cả hệ thống chính trị; sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh trong giai đoạn này là 14,35%/năm, cao hơn mức 11,26%/năm của giai đoạn trước. Đáng chú ý là khu vực công giữ mức tăng trưởng ổn định bình quân 19,45%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của khu vực tư (12,81%/năm). Có sự tăng trưởng ổn định này do trong giai đoạn 2006-2010,

với việc quy hoạch và hình thành các khu công nghiệp Lộc Sơn (Bảo Lộc), Phú Hội (Đức Trọng) và 14 cụm công nghiệp, điểm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh cùng các công trình thủy điện nhỏ kết hợp với thủy lợi … đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, trong đó chú trọng vào công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông - lâm sản nên mộ số sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và xuất hiện trên thị trường quốc tế (chè Cầu Đất, rượu vang Đà Lạt …).

-20 -10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm G D P

Toàn tỉnh Khu vực công Khu vực tư

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP các khu vực từ 1996-2010

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2001, 2006, 2011 và tính toán của tác giả

+ Xét theo ngành kinh tế:

Trong giai đoạn 1996 - 2000 và 2001 - 2005, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đạt lần lượt 13,68%/năm và 22,30%/năm; kế đến là ngành dịch vụ đạt 7,13%/năm và 14,57%/năm; cuối cùng là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản với tốc độ bình quân 11,11%/năm và 7,75%/năm. Đến giai đoạn 2006-2010, có sự thay đổi thứ bậc giữa ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, ngành tăng trưởng nhanh nhất bây giờ là dịch vụ với 20,36%/năm, tiếp đến là công nghiệp - xây dựng đạt 17,82%/năm và cuối cùng vẫn là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản với tăng

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 40)