Mở rộng ràng buộc về ngân sách chi cho đầu tư công

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 92)

Đề nghị Trung ương điều chỉnh lại tỉ lệ điều tiết ngân sách được giữ lại cho địa phương theo hướng khuyến khích, khen thưởng. Những địa phương thực hiện tốt việc tăng nguồn thu, cần được cho phép giữ nguyên tỉ lệ được giữ lại để tiếp tục tái đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng thay cho việc càng làm tốt công tác thu - chi ngân sách thì càng có xu hướng bị giảm tỉ lệ được giữ lại. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với nhau để xây dựng khuôn khổ Tài chính trung hạn nhằm gắn kết mục tiêu phát triển quốc gia với quá trình lập kế hoạch ngân sách. Từ đó, dựa trên mục tiêu phát triển đã đề ra Chính phủ sẽ có mức phân bổ ngân sách cho từng địa phương một cách phù hợp trong từng thời kỳ.

Kết luận chương 3

Các giải pháp nêu trên nhìn chung có quan hệ tương tác lẫn nhau, vì vậy, để tăng cường tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế cần phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp. Thực tế, tác động đến tăng trưởng kinh tế ngoài yếu tốn vốn đầu tư còn có một số yếu tố khác như lao động, khoa học công nghệ, ..., nhưng đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư. Do đó, về dài hạn, để nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư công và duy rì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý đối với tăng phúc lợi và xóa đói giảm nghèo, đòi hỏi phải có cách tiếp cận sâu hơn trong xây dựng chính sách, vì vậy cũng cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa bằng những nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, hoạt động đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đã đạt nhiều kết quả nghiêm trọng, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư thời gian qua hiệu quả chưa cao, chưa tạo được động lực cần thiết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

Với nội dung nghiên cứu của luận văn được trình bày ở các phần trên đã minh chứng rằng, trong thời gian qua, đầu tư công đã có tác động tích cực không những đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh mà cả trong lĩnh vực an sinh xã hội, thu hút đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư công chưa cao, do nền kinh tế của tỉnh có xuất phát điểm thấp nên phải đầu tư nhiều vào các công trình kết cấu hạ tầng, đây là những công trình đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tác động đến tăng trưởng GDP có độ trễ nhất định.

Với nhu cầu đầu tư giai đoạn tới rất lớn nhưng nguồn lực nhà nước có hạn, tỉnh cần thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư công, đồng thời cần có những cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư; kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các hình thức thích hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Thực tế chứng minh rằng, sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy đầu tư công hoàn toàn không mất đi mà trái lại nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế mà Chính

phủ phải là người đóng vai trò một trung tâm của quá trình tái phân phối thu nhập thông qua các khoản đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước.

Với ý nghĩa đó, đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, đầu tư công chuyển mạnh sang đầu tư phát triển cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cho sự nghiệp giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo mà nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có một vai trò rất lớn trong đầu tư công để tạo bước đột phá phát triển đất nước.

Luận văn đã tập trung nghiên cứu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1996 - 2010 về mặt định lượng, từ đó kiến nghị một số giải pháp để thực hiện đầu tư công có hiệu quả hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong dài hạn. Hạn chế của luận văn là chưa nghiên cứu sâu và chưa định lượng được tác động của đầu tư công đến các lĩnh vực xã hội. Do đó, để có cái nhìn toàn diện hơn cần có những nghiên cứu kế tiếp./-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh, Viên Kinh tế Việt Nam, Tài liệu Tình hình đầu tư công trong mười năm qua và giải pháp tái cơ cấu

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2006), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. 3. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Niên giám Thống kê Lâm Đồng 2001 4. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Niên giám Thống kê Lâm Đồng 2006 5. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Niên giám Thống kê Lâm Đồng 2011

6. Dương Đăng Chính, Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính.

7. Học viện hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước

8. Tăng Văn Khiên và TS Nguyễn Văn Trãi, Phương pháp tính hiệu quả vốn đầu tư, Thông tin Khoa học Thống kê, số 2/2010.

9. Lê Chi Mai, Tài liệu Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách

10. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2003), Giáo trình kinh tế Đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê.

11. Nhóm nghiên cứu Ngân hành thế giới, Tài liệu nghiên cứu Tầm quan trọng của quản trị quốc gia: các chỉ số thành phần và tổng hợp về quản trị quốc gia 1996 – 2006

12. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao Động - Xã hội.

13. Lê Thế Sáu (2012), Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận án Tiến sĩ Kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Phạm Thị Túy (2006), Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng đối với việc giảm nghèo”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 332, tháng 1.

15. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị về việc tăng cường quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 1792/CT-TTg. 16. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư nước ngoài, Chỉ thị số 1792/CT-TTg. 17. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư, Chỉ thị số 32/CT- TTg.

18. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ VIII (2006-2010) về phát triển kinh tế - xã hội; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.

19. Viện Khoa học Thống kê (2005), Một số phương pháp luận Thống kê, Nhà xuất bản Thống kê.

Website:

20. www.mpi.gov.vn (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 21. www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính)

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)