Tăng trưởng kinh tế tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 46)

2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Lâm Đồng 15 năm gần đây có những bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các giai đoạn. Cụ thể: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo giá so sánh năm 1994 trên địa bàn tỉnh năm 1995 là 2.140 tỷ đồng, tăng lên 3.560 tỷ đồng (2000), 6.070 tỷ đồng (2005) và năm 2010 đạt 11.870 tỷ đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2010 là 12,11%/năm, trong đó: giai đoạn 1996-2000 là 10,72%/năm, giai đoạn 2001-2005 là 11,26%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng 14,35%/năm (so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 9,64%/năm; so với cả nước là 7,01%/năm).

Bảng 2.1. Giá trị gia tăng và tăng trưởng kinh tế tỉnh Lâm Đồng

Chỉ tiêu

Năm (Tỷ đồng) Tăng bình quân (%) 1995 2000 2005 2010 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 Tổng sản phẩm (GCĐ1994) 2.140 3.560 6.070 11.870 110,72 111,26 114,35

Phân theo khu vực kinh tế

Khu vực công (Nhà nước) 331 535 1.290 3.137 110,08 119,25 119,45 Khu vực tư 1.809 3.025 4.780 8.733 110,83 109,58 112,81

Tr.đó: Ngoài quốc doanh 1.791 2.963 4.593 8.419 110,59 109,16 112,88

Đầu tư nước ngoài 18 62 187 314 128,06 124,71 110,92

Phân theo ngành kinh tế

Nông lâm nghiệp và thủy sản 1.489 2.521 3.662 6.115 111,11 107,75 110,80 Công nghiệp và xây dựng 247 469 1.283 2.913 113,68 122,30 117,82

Dịch vụ 404 570 1.125 2.842 107,13 114,57 120,36

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2001, 2006, 2011 và tính toán của tác giả

+ Xét theo khu vực kinh tế

Trong giai đoạn 1996 - 2000 thì khu vực công tăng trưởng chậm hơn khu vực tư; tuy nhiên mức chênh lệch này không cao (khu vực công tăng bình quân 10,08%/năm, khu vực tư 10,83%/năm). Đến giai đoạn 2001-2005, khu vực công tăng trưởng nhanh hơn khu vực tư (khu vực công tăng bình quân 19,25%/năm, khu vực tư 9,58%/năm) do trong giai đoạn 1996 - 2000 nhiều Doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, một số doanh nghiệp phải giải thể. Trước tình hình đó, năm 1999, 2000 tỉnh đã có nhiều chủ trương sắp xếp, tổ chức lại; đổi mới cơ chế quản lý, tăng thêm vốn và cơ sở vật chất cho khu vực kinh tế Nhà nước, một số doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, sản xuất và phân phối nước … hoạt động tương đối ổn định và có hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng của khu vực nhà nước cao dần qua các năm, cụ thể: năm 2001 (4,22%), năm 2002 (10,48%), năm 2003 (9,25%), năm 2004 (10,74%), và năm 2005 tăng trưởng mạnh 72,99%. Có được sự tăng trưởng vượt bậc này do 02 năm cuối thời kỳ, tỉnh

tập trung triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm, trọng điểm, tạo bước đột phá về tăng trưởng kinh tế; trong đó năm 2005 tăng rất nhanh (72,99%) do Lâm Đồng được tính bổ sung giá trị và sản lượng điện của thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi theo quyết định của Bộ Công nghiệp.

Ngược lại, trong giai đoạn 2001 - 2005, khu vực tư tăng trưởng thấp hơn khu vực công, bình quân 9,58%/năm; trong đó, năm 2002 giảm 14,26% so với năm 2001 do hạn hán kéo dài, giảm đáng kể sản lượng nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm cà phê, cây trồng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất nông nghiệp và GDP. Riêng kinh tế có vốn đầu tư ngước ngoài (ĐTNN) đạt mức tăng trưởng bình quân 24,71%/năm. Có thể nói đây là giai đoạn mà kinh tế có vốn ĐTNN bắt đầu có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của khu vực tư. Trong giai đoạn này, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

Giai đoạn 2006-2010, đây là giai đoạn phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực, cũng như trong nước có những chuyển biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là tình trạng lạm phát cao vào giữa năm 2007; khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy giảm kinh tế trong nước từ cuối năm 2008; cùng với thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Song với tinh thần đoàn kết, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; sự nổ lực cao của cả hệ thống chính trị; sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh trong giai đoạn này là 14,35%/năm, cao hơn mức 11,26%/năm của giai đoạn trước. Đáng chú ý là khu vực công giữ mức tăng trưởng ổn định bình quân 19,45%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của khu vực tư (12,81%/năm). Có sự tăng trưởng ổn định này do trong giai đoạn 2006-2010,

với việc quy hoạch và hình thành các khu công nghiệp Lộc Sơn (Bảo Lộc), Phú Hội (Đức Trọng) và 14 cụm công nghiệp, điểm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh cùng các công trình thủy điện nhỏ kết hợp với thủy lợi … đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, trong đó chú trọng vào công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông - lâm sản nên mộ số sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và xuất hiện trên thị trường quốc tế (chè Cầu Đất, rượu vang Đà Lạt …).

-20 -10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm G D P

Toàn tỉnh Khu vực công Khu vực tư

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP các khu vực từ 1996-2010

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2001, 2006, 2011 và tính toán của tác giả

+ Xét theo ngành kinh tế:

Trong giai đoạn 1996 - 2000 và 2001 - 2005, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đạt lần lượt 13,68%/năm và 22,30%/năm; kế đến là ngành dịch vụ đạt 7,13%/năm và 14,57%/năm; cuối cùng là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản với tốc độ bình quân 11,11%/năm và 7,75%/năm. Đến giai đoạn 2006-2010, có sự thay đổi thứ bậc giữa ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, ngành tăng trưởng nhanh nhất bây giờ là dịch vụ với 20,36%/năm, tiếp đến là công nghiệp - xây dựng đạt 17,82%/năm và cuối cùng vẫn là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản với tăng trưởng 10,8%/năm.

Tất cả các mức tăng trưởng trên của các ngành đều cao hơn mức trung bình cả nước cùng thời kỳ. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của Lâm Đồng không cao nên mặc dầu với tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhanh trong những năm qua, GDP bình quân đầu người năm 2010 (giá thực tế) đạt 20,65 triệu đồng/người, thấp hơn mức bình quân của cả nước (22,79 triệu đồng/người) và thấp hơn nhiều so với mức bình quân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (45,67 triệu đồng/người).

2.2.1.2. Cơ cấu kinh tế

Xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây tương đối rõ và đúng hướng, được thể hiện ở một số điểm sau:

Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng giá trị gia tăng trong toàn nền kinh tế giảm dần qua các năm, từ 67,71% vào năm 1995 giảm xuống 46,69% (năm 2000), tăng lên 49,75% (năm 2005) và đến năm 2010 tỷ trọng giảm xuống 46,83%. Mặc dù phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước nhưng cũng không ổn định, tỷ trọng này (năm 2010) vẫn còn cao so với cả nước (chỉ chiếm 20,58%) và cao hơn nhiều so với vùng trọng điểm phía Nam ( chỉ chiếm 8,85%).

Ngành công nghiệp - xây dựng có tỷ trọng trong GDP ngày càng tăng nhưng không ổn định, cụ thể: năm 1995 chiếm tỷ trọng 10,97%, năm 2000 tăng lên 20,48%, năm 2005 giảm xuống còn 19,49% và năm 2010 tăng lên 22,22% trong GDP của tỉnh. Tuy nhiên, đây là tỷ lệ thấp hơn nhiều so với bình quân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (52,28%) và nhìn chung, tỷ lệ này có xu hướng tăng chậm, tỷ trọng năm 2010 chỉ tăng gần 2 điểm so với năm 2000; ngoại trừ giai đoạn 1995-2000 tăng gần 10 điểm.

Ngành dịch vụ cũng có tỷ trọng không ổn định, từ 21,32% năm 1995 lên 32,83% năm 2000, lại giảm xuống 30,76% năm 2005 và 30,95% năm

2010 và như vậy, tỷ trọng năm 2010 chỉ tăng gần 2 điểm so với năm 2000; ngoại trừ giai đoạn 1995-2000 tăng gần 12 điểm.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế tỉnh Lâm Đồng có sự dịch chuyển đúng hướng, phù hợp với các lợi thế của tỉnh, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh phát triển phù hợp với các yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, Lâm Đồng vẫn là một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp năm 2010 chiếm tới 46,83% trong tổng GDP, cao hơn mức toàn quốc và bình quân của vùng rất nhiều, trong khi Lâm Đồng là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế động lực của cả nước. Như vậy, với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như hiện nay, Lâm Đồng còn phải nổ lực rất nhiều trong phát triển kinh tế, hội nhập vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó kết cấu hạ tầng phải ưu tiên đi trước một bước. 0 20 40 60 80 1995 2000 2005 2010 NLTS CN&XD DV

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh qua các năm

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2001, 2006, 2011 và tính toán của tác giả

Về cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế, đang chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước; phát huy tiềm năng

của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn ĐTNN. Năm 2010, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn ĐTNN (khu vực tư) đang chiếm vị trí quan trọng và có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế của tỉnh (chiếm 70,86% trong tổng GDP của tỉnh)

Bảng 2.2. Cơ cấu GDP tỉnh Lâm Đồng theo giá thực tế

Cơ cấu GDP 1995 2000 2005 2010

Theo khu vực kinh tế (%) 100 100 100 100

- Khu vực công (Nhà nước) 17,03 26,50 26,01 29,14

- Khu vực tư 82,97 73,50 73,99 70,86

Trong đó: Ngoài quốc doanh 98,85 96,68 70,42 68,33

Đầu tư nước ngoài 1,15 3,32 3,57 2,53

Theo ngành kinh tế (%) 100 100 100 100

- Nông lâm nghiệp và thủy sản 67,71 46,69 49,75 46,83

- Công nghiệp và xây dựng 10,97 20,48 19,49 22,22

- Dịch vụ 21,32 32,83 30,76 30,95

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2001, 2006, 2011 và tính toán của tác giả

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 46)