Thực trạng đầu tư công trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 52)

2.2.2.1. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn

Trong những năm qua, Lâm Đồng đã có những chuyển biến tích cực trong cải thiện môi trườngđầu tư phát triển, tạo điều kiện thu hút một lượng vốn đầu tư xã hội đáng kể. Việc thu hút đầu tư được thực hiện thông qua những biện pháp cơ bản như: (1) Cải thiện môi trường chính sách đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư (trong và ngoài nước); (2) Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm mang lại những cơ hội đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, tiết kiệm chi phí trong đầu tư phát triển; (3) Cải cách, đổi mới doanh nhiệp nhà nước; …

- Về thu hút đầu tư nước ngoài: Giai đoạn 1995 - 2010 có 142 dự án ĐTNN được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 1,314 tỷ USD. Đến cuốn năm 2010, tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh là 108 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt 528,718 triệu USD.

- Về đầu tư trong nước giai đoạn 2001 - 2010:

+ Ủy ban nhân dân tỉnh: có 534 dự án được tỉnh thỏa thuận địa điểm đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 79.236 tỷ đồng. Trong đó dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh thỏa thuận đầu tư hoặc cấp Giấy Chứng nhận đầu tư là 475 dự án, với số vốn khoảng 50.623 tỷ đồng bằng 89% số dự án và bằng 63,9% về vốn đăng ký so với tổng dự án được thỏa thuận địa điểm hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trong đó có 177 dự án đã và đang triển khai với số vốn đầu tư khoảng 10.913 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 37,3% so tổng dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư, trong đó có 75 dự án đã đi vào hoạt động với số vốn đã đầu tư khoảng 1.873 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 15,8% về số dự án và bằng 3,7% về vốn thực hiện so tổng dự án được tỉnh thỏa thuận đầu tư hoặc cấp giấy Chứng nhận đầu tư.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: Có 96 dự án được Ủy ban nhân dân cấp huyện thỏa thuận địa điểm đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 1.157 tỷ đồng, 29 dự án được ủy ban nhân dân cấp huyện thỏa thuận dự án đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 284 tỷ đồng, 22 dự án đã và đang triển khai với số vốn khoảng 174 tỷ đồng, 04 dự án đã đi vào hoạt động với số vốn đầu tư khoảng 52 tỷ đồng.

- Công tác đổi mới và sắp xếp do nghiệp nhà nước đến năm 2010 + Giai đoạn 2001 - 2005: đã bán 01 doanh nghiệp, chuyển 03 doanh nghiệp nhà nước thành đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển 04 DNNN thành 04 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, chuyển giao các Bến xe thuộc Xí nghiệp bến xe tỉnh Lâm Đồng về các huyện, thị xã, thành phố quản lý theo phương thức đơn vị sự nghiệp có thu; thực hiện cổ phần hóa được 13 doanh nghiệp nhà nước và 06 bộ phận doanh nghiệp nhà nước thành 19 Công ty cổ phần.

+ Giai đoạn từ 2006 - 2010: bán 01 doanh nghiệp, chuyển 01 DNNN thành đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển 01 doanh nghiệp đoàn thể sang DNNN, chuyển giao Nhà máy chè Lộc Bắc (thuộc Công ty Chè Lâm Đồng) sang thuộc Lâm trường Lộc Bắc, chuyển đổi 08 Lâm trường quốc doanh thành 08 công ty lâm nghiệp và tại thời điểm 30/6/2010 chuyển đổi 08 công ty lâm nghiệp và 01 Công ty quản lý công trình đô thị Đà Lạt thành 09 công ty TNHH 1 thành viên; hoàn thành việc cổ phần hóa 06 doanh nghiệp nhà nước và 02 bộ phận doanh nghiệp nhà nước thành 08 Công ty cổ phần. Ngoài ra, đã tổ chức thành công việc bán đấu giá cổ phần của 03 xí nghiệp trực thuộc Công ty TNHH 1 thành viên cấp thoát nước Lâm Đồng là Nhà máy nước Di Linh, Nhà máy nước Đức Trọng và Xí nghiệp Dịch vụ tư vấn Xây dựng cấp thoát nước; trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện các bước công việc còn lại để chuyển đổi thành công ty cổ phần đối với các công ty này.

Như vậy, đến năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 13 Công ty cổ phần còn có vốn nhà nước, 13 Công ty TNHH 1 thành viên và 02 doanh nghiệp Nhà nước đang thực hiện cổ phần hóa. Trong số 13 Công ty cổ phần còn có vốn Nhà nước thì đã bàn giao cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) 09 Công ty.

Đầu tư khai thác các khu công nghiệp đã và đang góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP. Tính đến cuối năm 2010, Lâm Đồng có 02 khu công nghiệp đã được thành lập gồm: Khu công nghiệp Lộc Sơn (185 ha) và Khu công nghiệp Phú Hội (174 ha). Có 60 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp đầu tư trong Khu công nghiệp Lộc Sơn và Khu công nghiệp Phú Hội do Ban quản lý các khu công nghiệp quản lý, trong đó có 47 dự án đã được Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký khoảng

2.273 tỷ đồng, 20 dự án đã và đang triển khai với số vốn đầu tư 745 tỷ đồng và 10 dự án đã đi vào hoạt động với số vốn đầu tư 161 tỷ đồng.

Bên cạch đó, với quan điểm “kết cấu hạ tầng đi trước một bước” tạo điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục; trong hững năm qua tỉnh đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển kết cấu hạ tầng (chiếm từ 35-38% chi ngân sách hàng năm), tập trung đầu tư vào các ngành giao thông, công nghiệp, nông nghiệp – thủy lợi, giáo dục đào tạo, y tế, nước và vệ sinh môi trường, ... .

Với những chủ trương, chính sách, những việc làm và những kết quả đạt được ở trên; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh liên tục tăng lên qua các thời kỳ, góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Bảng 2.3. Vốn đầu tư phát triển qua các năm

Nội dung

Năm (Tỷ đồng) Giai đoạn (Tỷ đồng) Tăng bình quân (%) 1995 2000 2005 2010 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 Tổng sản phẩm (GTT) 2.277 2.908 7.365 24.884 14.975 24.012 83.053 105,01 120,42 127,57 Vốn đầu tư 563 613 3.007 14.261 2.961 9.478 39.004 101,72 137,45 136,52 Tỷ lệ đầu tư/GDP 24,73 21,08 40,83 57,31 19,77 39,47 46,96 - - - Khu vực công - Cơ cấu: 282 50,01 322 52,52 1.675 55,69 7.983 55,98 1.695 57,25 4.646 49,02 18.525 47,50 102,69 139,07 136,66 Ngân sách nhà nước - Cơ cấu: 161 28,55 253 41,22 1.290 42,88 1.916 13,43 1.290 43,56 2.935 30,96 7.836 20,09 109,46 138,51 108,23 Vốn DNNN - Cơ cấu: 30 5,30 16 2,60 190 6,33 219 1,53 87 2,94 569 6,00 1.586 4,07 104,24 164,03 102,88 Vốn vay tín dụng - Cơ cấu: 91 16,15 53 8,71 195 6,49 5.849 41,02 318 10,74 1.142 12,05 9.103 23,34 89,75 129,76 197,43 Khu vực tư - Cơ cấu: 282 49,99 291 47,48 1.332 44,31 6.277 44,02 1.266 42,75 4.832 50,98 20.478 52,05 100,63 135,56 136,35

DN ngoài quốc doanh - Cơ cấu: 166 29,53 249 40,58 312 10,37 2.387 16,74 968 32,68 1.086 11,46 8.458 21,69 108,45 104,61 150,22 Dân cư - Cơ cấu: 61 10,77 22 3,53 677 22,51 3.276 22,98 129 4,36 2.758 29,09 10.139 25,99 81,55 198,44 137,07 Đầu tư nước ngoài 55 21 343 614 169 989 1.881 82,48 174,83 112,35

- Cơ cấu: 9,70 3,36 11,42 4,31 5,71 10,43 4,82

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2001, 2006, 2011 và tính toán của tác giả

Nếu như trong 5 năm 1996 - 2000, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 2.961 tỷ đồng, chiếm 19,77% GDP, tăng bình quân 1,72%/năm thì đến 5 năm sau (2001-2005), tổng vốn đầu tư tăng lên đáng kể, đạt 9.478 tỷ đồng, chiếm 39,47% GDP và tăng bình quân 37,45%/năm. Đến giai đoạn 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư tăng cao, đạt 39.004 tỷ đồng, mặc dù tốc độ tăng bình quân có thấp hơn (tăng 36,52%/năm) nhưng tỷ lệ đầu tư trên GDP vẫn tăng đáng kể, đạt 46,96%/GDP.

So sánh đầu tư trong hai khu vực thì giai đoạn 1996 - 2000 tỷ trọng đầu tư công cao hơn đầu tư khu vực tư (chiếm 57,25% và 42,75% trong tổng đầu tư của tỉnh); đây là thời kỳ mà khu vực tư chưa phát triển, chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh cũng chưa hoàn thiện, vì vậy đầu tư của nhà nước phải tăng cường và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư toàn tỉnh nhằm tạo đà, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Từ năm 2001 đến nay, chiều hướng đã có sự thay đổi khi khu vực tư ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng đầu tư ngày càng tăng thì qui mô đầu tư của khu vực công cũng giảm dần theo mức độ thành công của khu vực tư. Cụ thể: trong thời kỳ 2001 - 2005 và 2006 - 2010, đầu tư công chỉ còn chiếm tỷ trọng 49,02% và 47,50%, ngược lại khu vực tư bắt đầu phát triển và chiếm tỷ trong cao dần là 50,98% và 52,50% tổng tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, nếu so sánh hai khu vực đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nghiên cứu dãy số liệu hàng năm thì kể từ năm 2001 trở lại đây, đầu tư khu vực công đã bị khu vực tư lấn át; nếu như trong năm 1999, 2000 đầu tư công còn chiếm tỷ trọng khá cao 55 - 57% thì sang năm 2001, 2002 chỉ còn chiếm 44 - 49%, ngược lại đầu tư của khu vực tư tăng từ 43 - 45% lên 51 - 56% trong tổng đầu tư của tỉnh. Đầu tư khu vực tư phát triển mạnh và vượt

khu vực công nguyên nhân chính là do tác động của đầu tư khu vực công. Đầu tư khu vực công mà sản phẩm chính là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện và có tác động rất lớn đến việc thu hút đầu tư và sự phát triển của khu vực tư. Tuy vậy, mức độ lấn át này tăng không mạnh qua các giai đoạn: tỷ trọng đầu tư công vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 48% trong hai thời kỳ 2001 - 2005 và 2006 - 2010, như vậy tỷ trọng đầu tư công giảm không nhiều so với 5 năm trước đó; nguyên nhân chính là do nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc đầu tư kết cấu hạ tầng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010 khẳng định “ ... tiếp tục đầu tư xây dựng mới các dự án quan trọng về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân; nhất là đường giao thông, đường điện, hạ tầng khu công nghiệp, du lịch - dịch vụ, các hạ tầng có ý nghĩa quan trọng phục vụ quốc phòng - anh ninh và môi trường”

0 20 40 60 80 100 % 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Thời kỳ

Khu vực công Khu vực tư

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh qua các thời kỳ

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2001, 2006, 2011 và tính toán của tác giả

Xét riêng đầu tư của khu vực tư trong giai đoạn 2001-2010 ta thấy, mặc dù tỷ trọng đầu tư trong 02 thời kỳ 2001-2005 và 2006-2010 ổn định ở mức 51%, trong khi tỷ trọng của khu vực ĐTNN giảm từ 10,43% xuống 4,82% và khu vực dân cư giảm từ 29,09% xuống còn 25,99%, thì khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng đầu tư tăng mạnh từ 11,46% (giai đoạn 2001-

2005) tăng lên 21,69% (giai đoạn 2006-2010). Có thể nói, 2006 - 2010 là giai đoạn mà tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những bước ngoặc mới, ngoài 22 doanh nghiệp cổ phần không còn vốn ngân sách nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân có 3.150 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 28.000 tỷ đồng, còn có trên 25.500 hộ kinh doanh cá thể; khu vực kinh tế tập thể có 100 hợp tác xã với 70.134 xã viên, 2.953 Tổ hợp tác. Các doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh đã nhanh chóng triển khai sản xuất kinh doanh theo các ngành nghề đăng ký, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập người lao động. Đây là kết quả về một số chính sách, cơ chế thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua đối với các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tập trung trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Nhìn chung, bằng các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư phát triển trong những năm qua đã khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội, tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư đúng hướng, hợp lý theo các mục tiêu phát triển trọng tâm. Vốn ngân sách, vốn ODA tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng và hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả; vốn doanh nghiệp, nhân dân, vốn FDI đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh; thực hiện giảm dần đầu tư công và tăng dần đầu tư của khu vực tư phục vụ cho việc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư công trên địa bàn

Nhận thức rõ tầm qua trọng của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay, ngay từ những năm đổi mới, tỉnh Lâm Đồng đã chủ trương đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đang ở trong tình trạng yếu kém, tỉnh đã coi việc phát triển kết cấu hạ tầng là một

khâu đột phá để phát triển địa phương và chuẩn bị cho các bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng cả nước, chủ trương này đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Lâm Đồng đã có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể nhằm phát triển kết cấu hạ tầng trong từng lĩnh vực, tỉnh đã vận dụng nhiều cính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là chính sách xã hội hóa, khuyến khích, thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Các chính sách tập trung vào việc đầy mạnh huy động các nguồn lực để ưu tiên cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội ...

Bảng 2.4. Vốn đầu tư công qua các giai đoạn

Nội dung

Giai đoạn

1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010

Vốn đầu tư công (Tỷ đồng) 1.695 4.646 18.525

Vốn ngân sách nhà nước 1.290 2.935 7.836 Vốn DNNN 87 569 1.586 Vốn vay tín dụng 318 1.142 9.103 Cơ cấu (%) 100 100 100 Vốn ngân sách nhà nước 76,11 63,17 42,30 Vốn DNNN 5,13 12,25 8,56 Vốn vay tín dụng 18,76 24,58 49,14

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2001, 2006, 2011 và tính toán của tác giả

Giai đoạn 1996 - 2000, đầu tư công đạt 1.695 tỷ đồng, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước 1.290 tỷ, chiếm 31,7% chi ngân sách nhà nước và đạt tỷ trọng 76,11% vốn đầu tư công. Vốn ngân sách nhà nước trung giai đoạn này tập trung củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng: nâng cấp, xây dựng các quốc lộ 20, 27; tỉnh lộ 725, 721, 723; một số đường nội thị thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và các huyện với tổng số 180 km đường nhựa, 114,5 km đường cấp phối, 33 km đường đất, 8 cầu vĩnh cửu và 3 cầu tạm. Xây dựng các

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 52)