Về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 78)

- Đến năm 2015 : 90% dân số đô thị được sử dụng nước sạch ; 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.

- Đến năm 2015 thu gom và xử lý 100% chất thải độc hại, 85-90% rác thải sinh hoạt.

- Duy trì độ che phủ của rừng trên 62%.

3.1.4. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2015 :

Để đạt các mục tiêu chủ yếu trên, dự kiến vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2011- 2015 là 94.894 tỷ đồng, tốc độ tăng 13,5%/năm. Trong đó vốn ngân sách nhà nước là 12.343 tỷ, chiếm 13%; vốn trái phiếu Chính phủ: 3.002 tỷ, chiếm 3,16%; vốn tín dụng đầu tư nhà nước: 2.510 tỷ, chiếm 2,65%; vốn doanh nghiệp nhà nước: 3.020 tỷ, chiếm 3,18%; vốn FDI: 3.990 tỷ chiếm 4,2%; vốn dân doanh 70.029 tỷ, chiếm 73,8%.

Cụ thể từng năm như sau:

- Năm 2011: 14.500 tỷ, trong đó ngân sách nhà nước 1.686 tỷ - Năm 2012: 16.457 tỷ, trong đó ngân sách nhà nước 2.268 tỷ - Năm 2013: 18.678 tỷ, trong đó ngân sách nhà nước 2.538 tỷ - Năm 2014: 21.199 tỷ, trong đó ngân sách nhà nước 2.786 tỷ - Năm 2015: 24.060 tỷ, trong đó ngân sách nhà nước 3.065 tỷ

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng 3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công 3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Để đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch từ tỉnh đến huyện, quy hoạch phải do tỉnh quản lý, điều phối chung, không được mạnh ai nấy làm. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ; quy hoạch phải được hiệu chỉnh kịp thời, đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Phải gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị. Chuyển mạnh từ lối quy hoạch hành chính, áp đặt và thiếu khả thi, không tính đến nhu cầu của thị trường sang quy hoạch xuất phát từ yêu cầu của thị trường, từ đó có bước đi và lộ trình đầu tư có hiệu quả hơn.

Để tạo được các nguồn vốn bền vững và đa dạng, công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước. Các ngành các cấp cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quy hoạch, coi trọng chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, phải coi quy hoạch là cơ sở xuất phát để xây dựng các kế hoạch đầu tư phát triển của ngành, của địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng đối với công tác quy hoạch ; công khai các dự án quy hoạch.

3.2.1.2. Lựa chọn dự án đầu tư

Như đã phân tích ở trên, việc không xác định được mức độ ưu tiên của các dự án đã dẫn đến tình trạng án đầu tư dàn trải, kéo dài tiến độ thực hiện, gây thiệt hại lớn cho xã hội.Vì vậy, tỉnh cần phải áp dụng những phương pháp đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của từng dự án để từ đó có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án một cánh thuyết phục. Một phương pháp thểm định dự án mà tỉnh có thể áp dụng để đánh giá các dự án là phương pháp phân tích lọi ích - chi phí. Qua phương pháp này, tỉnh có

thể ước lượng được lợi ích ròng mà dự án mang lại cho xã hội ; từ đó xếp thứ tự ưu tiên và lựa chọn dự án càng thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể.

Để hạn chế, tiến tới loại bỏ đầu tư sai, cần có cơ quan đánh giá dự án độc lập, là nơi tập trung các chuyên gia đánh giá dự án có đủ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Theo đó, tỉnh chỉ quyết định đầu tư khi đã có sự tham gia và có ý kiến của cơ quan đánh giá dự án độc lập.

Tuy vậy, khi đánh giá dự án cần phải chú ý đến yếu tố sau : một công trình hạ tầng chỉ đạt mức độ cao nhất khi xây dựng lần đầu, mức độ sẽ giảm đi nhiều khi nâng cấp và mở rộng nó ; thế nhưng đó vẫn là công việc phải làm sau một thời gian công trình được đưa vào sử dụng, nếu không được duy tu, bảo dưỡng, qua thời gian thì chi phí bảo dưỡng sẽ tăng nhiều, nếu không kịp thời đáp ứng công trình sẽ xuống cấp nhanh và hản hiệu quả. Vì vậy, phải đảm bảo đủ vốn theo tiến độ duy tu, bảo dưỡng nhằm đảm bảo tuổi thọ công trình và như vậy trong những trường hợp đặc biệt chúng ta vẫ xếp thứ tự ưu tiên cho những công trình có hiệu quả thấp hơn.

3.2.1.3. Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư công

- Rà soát, sửa đổi, ban hành kịp thời các văn bản quản lý về đầu tư và xây dựng của tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác quản lý xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, từ quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển đến chuẩn bị phê duyệt các dự án cụ thể, tổ chức thi công, giám sát.

- Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn của nhà nước. Thực hiện giám sát ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Triển khai công tác giám sát cộng đồng đối với đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước Huy động sự

tham gia của các đối tượng thụ hưởng ở các cấp vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát các chương trình, dự án đầu tư công để góp phần làm cho nguồn vốn này được quản lý và sử dụng một cách công khai, minh bạch, chống bị thất thoát, tham nhũng

- Tăng cường công tác phân cấp trong công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản để kịp thời xử lý các sai phạm phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư.

- Áp dụng nghiêm ngặt các chế tài trong giám sát, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình nhằm nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm để đảm bảo chất lượng công trình.

- Có chính sách bồ thường, hỗ trợ và tái định cư hợp lý; đồng thời kiên quyết xử lý những hộ không chấp hành, chậm bàn giao mặt bằng, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và làm giảm hiệu quả đầu tư.

- Tăng cường công tác cán bộ, sắp xếp cán bộ có đủ năng lực chuyên môn và khả năng quản lý, điều hành các dự án đầu tư nhằm tránh thất thoát, lãng phí. Thường xuyên cập nhật thông tin và nâng cao kiến thức về quản lý dự án, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý đấu thầu, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các công trình, dự án đầu tư.

3.2.1.4. Loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế chính sách

- Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động rà soát, xóa bỏ theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xóa bỏ các rào cản đối với nâng cao hiệu quả đầu tư để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; tăng cường phối hợp với các Bộ, cơ quan chức năng trong việc rà soát, xóa bỏ các rào cản đối với nâng cao hiệu quả đầu tư theo tinh thần Chỉ thị số 32/CT-TTG ngày 07/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm túc, triệt để Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ và các cơ chế, chính sách, quy định liên quan trong quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch đầu tư trung hạn. Rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, đề xuất giải pháp, chính sách tăng cường kỷ cương thanh tra, giám sát, chế tài đối với các dự án đầu tư, đặc biệt đối với các dự án chậm hoặc triển khai không đúng tiến độ.

- Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ngành và địa phương tổng kết, đánh giá, kiến nghị giải pháp phù hợp đối với chính sách động viên, huy động, sử dụng các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, công sản, đặt biệt là đất đai trình Chính phủ xem xét ban hành cơ chế, chính sách. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình trạng tài chính của các doanh nghiệp, bảo đảm kỷ luật tài chính, lành mạnh hóa hệ thống tài chính doanh nghiệp.

3.2.2. Đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực ngoài nhà nước

Khi nhu cầu về kết cấu hạ tầng ngày càng tăng, thì những hạn chế về ngân sách lại càng tạo ra nhiều khó khăn cho việc xây dựng các công trình này. Nhu cầu thì lớn mà ngân sách thì hạn hẹp thường dẫn đến đầu tư dàn trải, chậm tiến độ. Do vậy việc thu hút khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực này là một đòi hỏi tất yếu. Để đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực ngoài nhà nước hay đẩy mạnh hợp tác tư - công, tỉnh cần chú trọng một số biện pháp sau:

Thực hiện cơ chế, chính sách để huy động tối đa các nguồn lực tài chính tham gia vào đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu

tư phát triển trên địa bàn. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách và quy định pháp luật về quản lý đầu tư: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản hướng dẫn việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư, thực hiện đầu tư.

- Thực hiện tốt Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tạo điêu kiện thuận lợi về mặt bằng kinh doanh cho nhà đầu tư thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất. Đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện đúng tiến độ các công trình, dự án đã được phê duyệt. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, quản lý xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đai. Kiên quyết thu hồi diện tích đã giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, trước mắt tập trung thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước (Đề án 30). Công khai minh bạch các quy trình, thủ tục hành chính. Áp dụng tối đa công nghệ thông tin và giảm thiểu các đầu mối trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.

- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, thông tin về định hướng đầu tư, các dự án đầu tư, các chính sách ưu đãi, ... . Tạo cơ hội bình đẳng tất cả các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đầu tu kinh doanh và có quyền như nhau trong việc tiếp tục các cơ hội và nguồn lực ; phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước.

- Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

- Thường xuyên cải tiến phương thức và hình thức hoạt động xúc tiến đầu tư; thực hiện xã hội hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng ạo dựng hình ảnh tốt đẹp về môi trường đầu tư của tỉnh.

- Xây dựng các dự án có căn cứ để tranh thủ các nguồn vốn thông qua các chương trình của nhà nước và của các tổ chức quốc tế như: chương trình xóa đói giảm nghèo, nước sạch nong thôn thôn, môi trường, y tế, giáo dục, ...

- Trong cơ cấu đầu tư cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức thích hợp để giảm dần danh mục các công trình sử dụng 100% vốn nhà nước; vốn nhà nước chỉ tập trung công tác quy hoạch, hỗ trợ các công trình hạ tầng trọng yếu. Áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng theo các phương thức BOT, BT, ... . Chủ động và tăng cường mở rộng họp tác nhiều mặt với các tỉnh bạn, các tập đoàn kinh tế để huy động nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dạy nghề, ...; khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, trại, ...) theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm; chú trọng các giải pháp thu hút vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư vào đầu tư phát triển.

- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1617/CT-TTG ngày 19/9/2011 về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh triển khai thực hiện thí điểm phương thức hợp tác công - tư (PPP) theo tinh thần Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư; thí điểm cơ chế tài chính hóa các nguồn lực đất đai; xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng phí sử dụng cơ sở hạ tầng theo hướng đảm bảo khả năng thu hồi chi phí đầu tư để khuyến khích đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng.

3.2.3. Những cải cách có thể áp dụng và lộ trình áp dụng

3.2.3.1. Tăng cường năng lực cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động kiểm tra, kiểm soát.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra và kiểm toán các dự án, công trình, tập trung vào những khâu yếu kém, dễ xảy ra tiêu cực, phát hiện và làm rõ, xử lý nhanh, dứt điểm, nghiêm minh các sai trái, vi phạm. Tăng cường vai trò của cơ quan dân cử, của tổ chức nghề nghiệp, của đoàn thể quần chúng trong giám sát, phát hiện và đánh giá hoạt động đầu tư. Hiện nay đã có quy định yêu cầu các đơn vị khi thi công phải đăng bảng công khai thông tin về công trình, thời gian khởi công, hoàn thành. Tuy nhiên số lượng đơn vị chấp hành quy định này không cao. Do vậy, cần phải xử phạt mạnh hơn các đơn vị không chấp hành quy định này, nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia mạnh hơn vào giám sát hoạt động đầu tư.

Thực tế cho thấy các vi phạm trong tham gia xây dựng cơ bản hiện nay đã được phát hiện chủ yếu thông qua người dân, còn các cơ quan nhà nước có chức năng nhiệm vụ giám sát đã không thực hiện được trách nhiệm của mình. Song sự tham gia vào quản lý nhà nước của người dân sẽ chỉ có thể có tác dụng nếu các tổ chức nhà nước tạo điều kiện cho họ giám sát và phát biểu ý kiến và quan trọng hơn cả là lắng nghe và tiếp thu những ý kiến hợp lý của người dân. Để đạt được điều này, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tất cả các ngân sách đã được phê duyệt phải được công khai rộng rãi

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 78)