Số thuếTNDN còn nợ đọng của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 98)

3. Phạm vi nghiên cứu

3.1.2.3. Số thuếTNDN còn nợ đọng của các doanh nghiệp

Để làm tốt công tác quản lý thu nợ Cục Thuế đã tăng cƣờng đôn đốc rà soát lại tất cả các khoản nợ thuế, phí của từng doanh nghiệp, ở từng Phòng thu, từng Chi cục Thuế quản lý. Qua rà soát, đối chiếu đã xác định đúng số thuế còn nợ, xử lý xoá nợ đối với các khoản nợ ảo, nợ do sai sót trong quá trình nhập dữ liệu; đồng thời đã phân loại đƣợc các khoản nợ theo tình trạng nợ (nợ có khả năng thu; nợ không có khả năng thu; nợ chờ xử lý; nợ của các đơn vị, cá nhân bỏ trốn, mất tích; nợ chây ỳ...).

Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế theo đúng quy định. Với những biện pháp tích cực nêu trên, số nợ thuế đã đƣợc giảm 58% so với số nợ thời điểm ngày 31/12/2008 đồng thời tỷ lệ số nợ /tổng số thu NSNN xuống còn 4,8%, thấp hơn so với chỉ tiêu Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế giao (Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế giao là 5%).

Cục Thuế đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nợ thuế nhằm đôn đốc thu hồi kịp thời cho ngân sách và hạn chế thấp nhất số

Năm Thực

thu (Triệu)

nợ mới phát sinh thông qua việc: Rà soát các khoản nợ, xác định số nợ thuế và nguyên nhân nợ thuế của từng doanh nghiệp để có biện pháp yêu cầu ngƣời nộp thuế nộp dứt điểm các khoản nợ đọng vào NSNN; thực hiện công tác thẩm định hồ sơ xóa nợ thuế; tăng cƣờng kiểm tra đôn đốc để xử lý nợ khó thu; điều chỉnh các loại nợ ảo do nộp nhầm mục lục ngân sách, sai sót khác; ứng dụng phần mềm tin học trong việc quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế; thực hiện tốt các quy trình thu nợ, đặc biệt quy trình quản lý thu nợ mới (Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011). Việc triển khai các biện pháp nói trên, đã giúp cho công tác quản lý nợ năm 2011 đạt đƣợc những kết quả tích cực

Qua rà soát, đối chiếu đã xác định đúng số thuế còn nợ, xử lý xoá nợ đối với các khoản nợ ảo, nợ do sai sót trong quá trình nhập dữ liệu; đồng thời đã phân loại đƣợc các khoản nợ theo tình trạng nợ (nợ có khả năng thu; nợ không có khả năng thu; nợ chờ xử lý; nợ của các đơn vị, cá nhân bỏ trốn, mất tích; nợ chây ỳ...)

Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế theo đúng quy định. Với những biện pháp tích cực nêu trên, số nợ thuế đã đƣợc giảm đáng kể so với năm 2009.

2009 2010 2011 189 146 292 0 50 100 150 200 250 300 Thuế TNDN

Biểu đồ 3.8: Tình hình nợ động thuế qua các năm 2009 -2011 3.2. Phân tích tình hình công tác quản lý thuế tại cơ quan thuế

3.2.1. Tình hình năng lực của cán bộ thuế

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đã đƣợc tích cực triển khai thực hiện theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp nhằm nâng cao trình độ cán bộ thuế, từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý thuế hiện nay của ngành

- Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ công chức, xây dựng đoàn kết nội bộ và kỷ luật kỷ cƣơng. Thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của ngành; nghiêm túc xử lý những cán bộ công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu ngƣời nộp thuế, đồng thời xem xét trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công chức để xử lý theo quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “học tập, làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”. Đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua lập thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2011 trong toàn thể cán bộ công chức. Mỗi phong trào thi đua đều phải có mục tiêu cụ thể, các tiêu chí đánh giá rõ ràng, sát thực để phản ánh đúng thành tích đạt đƣợc và khen thƣởng đúng đối tƣợng.

Thực thu (Triệu)

- Thực hiện tốt Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng và quy chế khoán chi của ngành. Quan tâm đến đời sống vất chất, tinh thần cho cán bộ công chức; tạo điều kiện cho cán bộ công chức đƣợc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận; xem xét, giải quyết chế độ về tiền lƣơng, tiền thƣởng cho cán bộ kịp thời, đúng quy định.

- Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức thuế.

Thông qua phiếu điều tra thông tin từ phía Doanh nghiệp qua các câu hỏi nhƣ: Anh chị đến làm việc với cơ quan thuế có đƣợc đón tiếp nhiệt tình, chu đáo không? hoặc có gây phiền hà sách nhiễu không ? qua 500 phiếu đƣợc phát ra thu về đủ 500 phiếu qua tổng hợp và nhận định thì phí doanh nghiệp đánh giá cán bộ công chức thuế nhƣ sau: Nhiệt tình với công việc, thực hiện tốt công tác cải cách các thủ tục hành chính, phục vụ tận tình, chu đáo các tổ chức, cá nhân nộp thuế khi có giao dịch với cơ quan thuế, không để xảy ra hiện tƣợng gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp nên đã tạo ra sự đồng thuận của ngƣời nộp thuế đối với cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Đạo đức tác phong làm việc tốt.

3.2.2. Tình hình ban hành hệ thống văn bản thuế của nhà nước

Việc ban hành hệ thống văn bản pháp lý. Qua gần 10 năm thực hiện luật thuế GTGT, Bộ tài chính đã có hàng trăm văn bản hƣớng dẫn thi hành luật thuế, phần lớn các văn bản ban hành sau khi điều chỉnh bổ xung hoặc sửa đổi một số nội dung của văn bản trƣớc.Do vậy, hàng trăm văn bản đều có hiệu lực thi hành. Việc làm này gây nhiều khó khăn, phức tạp trong điều hành tổ chức và quản lý thu thuế.

Qua khảo sát điều tra 100% ngƣời đƣợc hỏi là kế toán và giám đốc doanh nghiệp đều cho rằng hệ thống văn bản thuế quá nhiều, khó cập nhật,

hay thay đổi, còn chồng chéo dẫn đến khó hiểu, khó thực hiện. chƣa nói đến giữa các văn bản lại phát sinh mâu thuẫn, không nhất quán. Chính vì thế mà các doanh nghiệp còn vi phạm là điều hiển nhiên. Mục tiêu của cải cách hành chính thuế phải đảm bảo yêu cầu đơn giản hoá thủ tục, các văn bản thuế phải đảm bảo nguyên tắc, đơn giản, dễ hiều, dễ làm, dễ kiểm tra. Để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thuế, Bộ tài chính và ngành thuế nên chú ý những vấn đề sau: Rà soát lại toàn bộ những văn bản hƣớng dẫn thi hành luật thuế, nghiên cứu, xem xét làm rõ cách giải thích, từ ngữ và nội dung, tính thống nhất và kế thừa của các văn bản. Mẫu kê khai thuế, nộp thuế cần thống nhất với chế độ kế toán, thống kê, đơn giản hoá các mẫu biểu qui định trong thu, nộp, hoàn thuế

Từ ngày 01/01/2009 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành:

- Thông tƣ số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hƣớng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ

- Thông tƣ số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hƣớng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ

Mặt khác nhằm thực hiện chủ trƣơng kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp và thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì

tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành các quyết định và thông tƣ: - Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 - Thông tƣ số 13/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 - Thông tƣ số 12/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 - Thông tƣ số 04/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 - Thông tƣ số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009

- Nghị Quyết số 13/NQ-CP ngày 11/05/2012 của Chính phủ

Thực hiện chiến lƣợc cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, là kim chỉ nam để ngành Thuế thực hiện cải cách, triển khai xây dựng hệ thống chính sách thuế đầy đủ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp; với mức động viên hợp lý nhằm khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững. Để thực hiện đƣợc các yêu cầu mục tiêu trên, ngày 11/01/2012 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 06/2012/TT-BTC hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về thuế GTGT. Chính sách thuế GTGT sửa đổi lần này ra đời đã tháo gỡ đƣợc một số khó khăn, vƣớng mắc phát sinh trong thực tế sản xuất kinh doanh hiện nay khi mà nƣớc ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

3.2.3. Phân tích tình hình thanh tra - kiểm tra quyết toán thuế

Cục Thuế chú trọng và thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế trong phiếu điều tra có hỏi Bạn có đồng ý với nhận định sau: „Đàm phán với số thuế phải nộp với cán bộ thuế ở địa phƣơng là một phần quan trọng của công việc kinh doanh‟ qua kênh thông tin này ta có thể đánh giá đƣợc một phầt ảnh hƣởng của công tác thanh tra kiểm tra quyết toán thuế nối chung và

thuế TNDN nói riêng. Công tác thanh tra đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật thuế của từng doanh nghiệp, và phân loại doanh nghiệp để lựa chọn đúng những đối tƣợng có dấu hiệu khai thiếu thuế, gian lận thuế. Tập trung thanh tra, kiểm tra những địa bàn còn thất thu, các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT và trốn thuế. Kết hợp kiểm tra thuế với kiểm tra giá nhằm chống thất thu ngân sách, thực hiện nghiêm pháp luật thuế, góp phần bình ổn giá và kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Tổng cục Thuế.

Thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 373/QCPH/ CT-CA ngày 8/4/2009 giữa Cục Thuế với Công an tỉnh trong đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn đẩy mạnh công tác thanh tra, điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, tội phạm buôn bán và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách Nhà nƣớc.

Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật thuế của từng doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp để lựa chọn những đối tƣợng có dấu hiệu khai thiếu thuế, gian lận thuế. Tập trung thanh tra, kiểm tra những địa bàn còn thất thu, các doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra sau hoàn thuế.

Việc thực hiện thanh tra thuế theo kế hoạch và thanh tra, kiểm tra đột xuất và thanh, kiểm tra Quyết toán thuế qua điều tra cho thấy 96% cho rằng việc thanh tra thuế đối với doanh nghiệp là tốt vì sau khi thanh tra doanh nghiệp thực hiện chƣa tốt phần nào đều rút ra đƣợc kinh nghiệm. Thông thƣờng cứ 3 năm doanh nghiệp sẽ năm trong kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế còn kể cả những trƣờng hợp nghi vấn thì có thanh tra đột xuất không theo định kỳ nhƣng đều nhận định là tốt. Số còn lại là 4% đều cho rằng gây phiền hà cho doanh nghiệp

họ lý giải rằng gây lãng phí thời gian cho doanh nghiệp, thế nhƣng điều này là không thực tế vì công dân Việt Nam nói chung và Doanh nghiệp phải “ Sống và làm việc theo hiuến pháp và pháp luật”

3.2.4. Phân tích tình hình kiểm tra hoàn thuế GTGT, thuế TNDN

Theo Quy định của Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế kiểm tra tính đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong hồ sơ hoàn thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của ngƣời nộp thuế, trong công tác kiểm tra hoàn thuế thì có kiểm tra trƣớc hoàn thuế và kiểm tra sau khi hoàn thuế. Có câu hỏi trong nội dung phiếu điều tra nhƣ sau: Doanh nghiệp của bạn có thể đoán trƣớc đƣợc việc không thực hiện đúng chính sách và pháp luật về thuế sẽ gây ra hậu quả gì đối với doanh nghiệp bạn khi có thanh tra kiểm tra không? rất nhiều doanh nghiệp trả lời là luôn luôn đoán trƣớc đƣợc hậu quả nƣ Công ty cổ phần chè Bắc Sơn còn có ý kiến thêm rằng việc kiểm tra trƣớc hoàn thuế hay kiểm tra sau, nếu đề nghịhoàn mà không đúng sẽ bị thu hồi tiền hoàn thuế và bị xử phạt.

Công tác kiểm tra này dù trƣớc hay sau hoàn đều đƣợc cán bộ thuế kiểm tra kỹ lƣỡng từng bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT tránh truờng hợp doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuế của Nhà nƣớc, trong công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT cơ quan thuế đã thu hồi đƣợc hàng tỷ đồng tiền thuế do theo quy định những hoá đơn mua hàng có từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ chứng minh thanh toán qua ngân hàng, nhƣng bất chấp quy định một số doanh nghiệp đã mua hoá đơn khống không chuyển khoản qua ngân hàng làm sai luật định.

Công tác kiểm tra hoàn thuế đã đƣợc đẩy mạnh, tập trung vào những đối tƣợng hoàn thuế lớn. Năm 2009 đã kiểm tra trƣớc hoàn thuế 87 trƣờng hợp, loại trừ khỏi số thuế đề nghị hoàn đƣợc 640,2 triệu đồng; kiểm tra sau hoàn thuế 60 trƣờng hợp, đã thu hồi về cho NSNN đƣợc 5,9 tỷ đồng. Công

tác kiểm tra Quyết toán thuế TNDN, trong bối cảnh hiện này từ năm 2009 Chính phủ đã ban hành những biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên số thuế TNDN nộp thuế để hoàn thì không có.

3.7. Tình hình thanh tra thuế GTGT, thuế TNDN

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích thông tin và tờ khai hàng tháng yêu cầu ngƣời nộp thuế giải trình bổ sung kịp thời trên cơ sở đó lựa chọn những đối tƣợng có dấu hiệu gian lận thuế, bổ sung vào kế hoạch thanh tra. Đặc biệt, tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, các địa bàn trọng yếu, các ngành hàng, các lĩnh vực, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu lớn. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng; kết hợp kiểm tra thuế với kiểm tra giá nhằm kiềm chế lạm phát và chống gian lận thƣơng mại.

Năm 2011, toàn ngành đã thực hiện đƣợc trên 332 cuộc kiểm tra, 73 cuộc thanh tra; số thuế phát hiện sau thanh tra, kiểm tra trên 18 tỷ đồng; yêu cầu doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm lỗ sau thanh tra, kiểm tra gần 19 tỷ đồng. Trong đó các doanh nghiệp hoạt dodọng trong lĩnh vực Nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ số thu thuế GTGT sau thanh tra là 58 triệu đồng thuế TNDN là 170 triệu đồng

Tóm lại: Trong những năm qua công tác quản lý thuế đạt đƣợc nhiều

thành quả nhƣng cũng không ít những khó khăn. Công tác quản lý thuế đƣợc chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang chế độ ngƣời nộp thuế tự kê khai, tính thuế và nộp thuế theo Luật Quản lý thuế đã đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế. Đẩy mạnh công tác kiểm tra,

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)