Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 98)

3. Phạm vi nghiên cứu

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này em đã áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin

Chủ yếu là những số liệu đã đƣợc công bố từ năm 2009 đến nay bao gồm các thông tin về tình hình tự nhiên, KT - XH và tình hình quản lý thu thuế của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các tài liệu có liên quan đến các chính sách tài chính, chính sách thuế.

Những số liệu đã đƣợc thu thập chủ yếu từ Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tƣ Thái Nguyên, Cục Thống kê Thái Nguyên… Ngoài ra, một số thông tin đƣợc thu thập từ các cơ quan ban ngành của Trung ƣơng, thành phố, các trƣờng Đại học, các Tạp chí chuyên ngành tài chính, thuế, Báo chí liên quan, các trang thông tin điện tử nhƣ trang thông tin ngành thuế và những Báo cáo khoa học đã đƣợc công bố…

2.1.1.2.Phương pháp sơ cấp

Qua việc phỏng vấn chuyên viên, phỏng vấn Doanh nghiệp để từ đó có cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thuế và đƣa ra các biện pháp thực hiện thu thuế có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Phỏng vấn các doanh nghiệp

Phỏng vấn Cán bộ thuế: Chuyên viên/kiểm soát viên chính; Chuyên viên/kiểm soát viên; cán sự…

Nội dung phỏng vẫn cán bộ thuế xoay quanh các vấn đề nhƣ:

Sau những lần sửa đổi bổ sung một luật thuế Ông(bà) có nghiên cứu không? hoặc Luật thuế GTGT theo ông (bà) đánh giá nhƣ thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam? hoặc Luật thuế TNDN đƣợc nhận thức nhƣ thế nào đối với ông (bà)?

Phỏng vấn các Doanh nghiệp nông nghiệp: Giám đốc và kế toán Nội dung : Về Luật thuế GTGT và Luật Thuế TNDN

Đối với giám đốc Doanh nghiệp và kế toán doanh nghiệp: câu hỏi là Tình hình nộp thuế GTGT của Doanh nghiệp bạn thƣờng xuyên nhƣ thế nào? hoặc Bạn có khó khăn trong việc thực hiện kê khai thuế GTGT và thuế TNDN?

Hoặc Doanh nghiệp tiếp cận các chính sách thuế qua các kênh nào? Bạn hãy đánh giá chính sách miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp ? Nội dung về Thanh tra, kiểm tra: Bạn có đồng ý với nhận định sau không? „Các doanh nghiệp trong ngành tôi thƣờng phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức khi làm việc với cơ quan thuế? hoặc Nếu một doanh nghiệp đã chi các khoản chi không chính thƣc nhƣ yêu cầu, công việc đƣợc giải quyết đung nhƣ họ mong muốn không? Và rất nhiều câu hỏi trọng điểm về nội dung của thuế GTGT và TNDN.

Phƣơng pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo địa bàn, theo loại hình doanh nghiệp, theo sắc thuế …) để xác định xu hƣớng, mức độ biến động nộp thuế của các doanh nghiệp, phản ánh chân thực hiện thực nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu đúng đắn, khoa học và khác quan và trong phƣơng pháp này chủ yếu đề cập đến so sánh theo thời gian

2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Thu thập các số liệu báo cáo qua các báo cáo số thuế GTGT thuế TNDN trong 03 năm gần đây nhất là từ năm 2009 đến năm 2011.

CHƢƠNG II

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1 Đặc điểm cơ bản tỉnh Thái Nguyên (Sửa lại đề mục)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với nhiều thành phần dân tộc, bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Dân số phân bổ không đều, vùng cao và vùng núi dân cƣ thƣa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng mật độ dân cƣ tƣơng đối đông. Các dân tộc Thái Nguyên có truyền thống yêu nƣớc, tinh thần cách mạng kiên cƣờng, có truyền thống văn hoá đặc sắc, phong phú và đa dạng, ngƣời dân nói chung có tinh thần cần cù lao động, chịu thƣơng chịu khó. Thái Nguyên là tỉnh không lớn, về mặt hành chính, sau khi chia tách tỉnh năm 1997, Thái Nguyên có 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lƣơng), 1 thị xã và 1 thành phố.

Tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của Việt Bắc, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu KT -XH giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trƣớc đây và hiện nay Thái Nguyên vẫn đƣợc Chính phủ coi là Trung tâm văn hoá và kinh tế của các tỉnh phía Bắc. Thái Nguyên là

trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nƣớc với 8 trƣờng Đại học, 2 khoa trực thuộc Đại học, 18 trƣờng Cao đẳng, trung học và dạy nghề, có bệnh viện đa khoa khu vực. Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hoá của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, đặc biệt tỉnh Thái Nguyên có di tích lịch sử An toàn khu (ATK) ở huyện Định Hoá, có di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ của huyện Võ Nhai, có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phƣơng trong tỉnh. Đặc biệt hơn, tỉnh Thái Nguyên có nhiều khu thiên nhiên phong cảnh hữu tình nhƣ khu du lịch Hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà.

Cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc hoàn thiện dần, hệ thống đƣờng quốc lộ đã đƣợc nâng cấp tốt hơn. Các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều là mối giao lƣu quan trọng giữa vùng đồng bằng với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên và nhiều khu công nghiệp mới đƣợc hình thành, Tuyến đƣờng cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội theo kế hoạch hoàn thành và đƣa vào sử dụng năm 2015 là tuyến đƣờng huyết mạch nối Thái Nguyên với cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài và các tỉnh lân cận khác.

Tuy là một tỉnh miền núi nhƣng địa hình tỉnh Thái Nguyên lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác và địa hình đặc trƣng của tỉnh là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp. Đây cũng là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế xã hội nói chung mà nhiều tỉnh trung du miền núi khác không có.

Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch và các loại hình khác.

2.1.1.3. Tài nguyên khoáng sản

Thái Nguyên đƣợc thiên nhiên ban tặng cho một nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú. Các loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu nhƣ: Quặng sắt, than mỡ, vàng, thiếc, tài nguyên làm vật liệu xây dựng, tuy có trữ lƣợng không lớn nhƣng đã đƣợc thăm dò và nhiều loại đang khai thác, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành một số trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá của tỉnh. Trong đó, than đƣợc đánh giá có trữ lƣợng lớn thứ hai trong các tỉnh thành cả nƣớc bao gồm than mỡ, than đá và đƣợc phân bổ tập trung ở hai huyện Đại Từ và Phú Lƣơng. Tiềm năng than mỡ chất lƣợng tƣơng đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.

2.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn và sông hồ

Thái Nguyên là nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, đƣợc chia làm bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông và là nơi ít gặp thiên tai.

Thái Nguyên có hai con sông chính chảy qua địa phận là Sông Cầu, Sông Công và chịu ảnh hƣởng rất lớn về chế độ thuỷ văn của hai con sông này.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

Trong 3 năm từ năm 2010-2012 tình hình dân số và lao động của tỉnh Thái Nguyên có những chuyển biến đáng kể, chủ yếu do ngƣời dân đã thực hiện đúng đƣờng lối của Đảng và chính sách Pháp luật của Nhà nƣớc, bƣớc đầu tỉnh Thái Nguyên đã có những chính sách phù hợp, phát triển đƣợc

những ngành nghề mới. Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh, tạo công ăn, việc làm cho nhân dân.

Phân loại:

Phân theo khu vực: Thành thị - nông thôn

Phân loại theo thành phần kinh tế: Nhà nƣớc, ngoài quốc doanh, hộ

kinh doanh

Phân loại theo giới tính: Nam- nữ

Phân loại theo cơ cấu ngành nghề: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch

vụ và khác

2.1.2.2. Tình hình giáo dục và y tế

Về y tế: Các cơ sở y tế nhà nƣớc đã tổ chức tốt việc khám chữa

bệnh, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đƣợc đầu tƣ phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện và củng cố mạng lƣới y tế cơ sở, dự ƣớc đến hết năm 2010 đã có 136/180 xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các Chƣơng trình y tế quốc gia trên địa bàn đƣợc triển khai theo đúng kế hoạch. Công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng, chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1), H1N1, dịch tiêu chảy cấp ở ngƣời trên địa bàn tỉnh đƣợc triển khai và duy trì thƣờng xuyên. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hành nghề y dƣợc tƣ nhân, về giá bán thuốc chữa bệnh cho ngƣời đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, qua đó đã phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở sai phạm.

Ngành y tế chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, phát triển y tế dự phòng, nâng cao hiểu biết của nhân dân, hiện nay tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi còn dƣới 30%, xã nào cũng có trạm y tế, bác sỹ, y sỹ, củng cố phát triển các vùng thuốc nam.

Trong những năm qua chất lƣợng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỷ lệ cao. Giáo dục mầm non phát triển tốt các loại hình; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và xoá mù chữ đƣợc duy trì và giữ vững; phổ cập trung học cơ sở tiếp tục đƣợc chỉ đạo một cách toàn diện. Công tác quản lý giáo dục - đào tạo từng bƣớc đƣợc đổi mới, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, thi đua, kiểm tra chuyên đề và duy trì nề nếp, kỷ cƣơng trong các đơn vị, tăng cƣờng công tác kiểm tra các trƣờng đạt chuẩn quốc gia, dự kiến đến hết năm 2010 toàn tỉnh có 340 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, đạt mục tiêu đề ra là 50%. Việc chỉ đạo và tổ chức tốt các kỳ thi trên địa bàn, từng bƣớc cải tiến công tác thi cử và tuyển sinh vào các cấp, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, có tác dụng giáo dục cao, tạo đƣợc niềm tin trong nhân dân và xã hội. Cơ sở vật chất trƣờng, lớp không ngừng đƣợc đầu tƣ nâng cấp

Nâng cao chất lƣợng đời sống văn hoá của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đẩy mạnh công cuộc thực hiện vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", phát triển phong trào xây dựng gia đình làng bản, khu phố văn hoá tạo môi trƣờng văn hoá lành mạnh. Về giáo dục đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, phấn đấu từng bƣớc phổ cập trung học, đa dạng hoá các loại hình trƣờng học, trƣờng lớp nhƣ: dân lập, bổ túc, nâng cao chất lƣợng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, ngăn chặn đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực, đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

2.1.2.3. Hệ thống cơ cấu hạ tầng

Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã có những hoàn thiện nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tƣ triển khai trên địa bàn tỉnh. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ đều đƣợc rải nhựa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng nhƣ phát triển kinh tế.Quốc lộ cao tốc Hà

Nội - Thái Nguyên đang đƣợc gấp rút khẩn trƣơng đền bù giải phóng mặt bằng nhiều km đƣờng đang hoàn thiện, dự tính đến cuối 2015 sẽ hoàn thành và đƣa vào sử dụng.

Hệ thống đƣờng sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện, đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá với các tỉnh cả nƣớc.

Thái Nguyên có hai tuyến đƣờng sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Trong tƣơng lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hoá việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp đƣợc 1.000 tấn hàng hoá/ngày đêm. Ngoài ra Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và Sông Công sẽ đƣợc nâng cấp để vận chuyển hàng hoá.

Nằm trong hệ thống lƣới điện miền Bắc, Thái Nguyên là tỉnh có lƣới điện tƣơng đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lƣới điện quốc gia, trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các thị trấn đã có lƣới điện hoàn chỉnh nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống thông tin viễn thông kết nối với toàn quốc và quốc tế với mạng truyền dẫn vững chắc bằng thiết bị vi ba và tổng đài điện tử - kỹ thuật số.

Hệ thống nƣớc sạch của Thái Nguyên ngày càng đƣợc hoàn thiện trong đó thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.

Các hệ thống cơ sở hạ tầng đang và sẽ nâng cấp dần để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của nhân dân trong tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên đang huy động rộng rãi các nguồn vốn, nguồn lực để nâng cấp các cơ sở hạ tầng hiện có nhƣ: điện, giao thông thuỷ lợi, trƣờng học, trạm y tế, chợ, cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, thể dục thể thao làm nền tảng để phát triển KT - XH và đẩy mạnh CNH - HĐH.

a) Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trƣởng nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2020 tỉnh ta trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo của cả nƣớc.

b) Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể

Nhằm đạt đƣợc các mục tiêu tổng quát nhƣ trên, trong giai đoạn 2011-2015 cần tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, trƣớc hết tập trung vào các nhiệm vụ chính nhƣ: cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực và phát triển kết cấu hạ tầng, cụ thể là:

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để nâng cao thƣơng hiệu, quảng bá hình ảnh địa phƣơng để thu hút đầu tƣ đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng kinh tế.

- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống dạy nghề, trƣờng nghề của tỉnh, các huyện thành phố, thị xã, tạo điều kiện để nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo có tay nghề cao.

- Phát triển mạnh mẽ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)