Thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 32)

3. Phạm vi nghiên cứu

1.5.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN đƣợc ban hành nhằm đảm bảo bao quát và điều tiết đƣợc tất cả các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của các cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng. Thuế T N D N còn nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất trong nƣớc bỏ vốn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, thuế T N D N t ạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

“Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.

Đối tƣợng nộp thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối tƣợng chịu thuế TNDN: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: doanh nghiệp Nhà nƣớc; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; doanh nghiệp có vốn dầu tƣ nƣớc ngoài và bên nƣớc ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp tƣ nhân; hợp tác xã; tổ hợp tác; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu và thuế suất:

Thu nhập chịu thuế bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nƣớc ngoài.

Xác định thu nhập chịu thuế:

Phương pháp tính thuế TNDN như sau:

Thuế TNND phải nộp trong

kỳ

= Thu nhập chịu thuế

TNDN trong kỳ x

Thuế suất thuế TNDN Trong đó: Thu nhập chịu thuế TNDN = Doanh thu để tính thu nhâp chịu thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + TN chịu thuế khác Trong đó:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia

công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh đƣợc hƣởng.

Chi phí hợp lý là các chi phí là các chi phí có liên quan đến sản xuất

kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ đƣợc pháp luật thừa nhận.

Thu nhập chịu thuế khác bao gồm: thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; lãi từ chuyển nhƣợng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dƣ cuối năm các khoản dự phòng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ nay đòi đƣợc; thu các khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trƣớc bị bỏ sót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác.

Kê khai thuế TNDN Hồ sơ khai thuế TNDN tạm theo quý… [1]

Thời hạn nộp tờ khai và thời hạn nộp thuế: là ngày thứ ba mƣời của

Quyết toán thuế Nộp quyết toán thuế theo năm với cơ quan thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuếTNDN và nộp thuế: Chậm mhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. [1]

Tác dụng của thuế TNDN

Thuế TNDNáp dụng rộng rãi đối các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong sự phát triển của nền kinh tế, tích lũy của các đơn vị kinh tế ngày càng tăng lên sẽ là cơ sở tăng thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nƣớc. Và góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hƣớng có lợi cho nền kinh tế. Điều này thể hiện qua việc thiết kế thuế suất chung cho các ngành nghề và thực hiện miễn, giảm thuế khuyến khích tái đầu tƣ vào sản xuất. Đồng thời, đảm bảo phân phối công bằng, hợp lí giữa các cơ sở kinh doanh kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế, từ đó tạo động lực phát triển sản xuất.

Thuế TNDN là khoản thuế trực thu liên quan trực tiếp đến lợi nhuận, nguồn vốn tích lũy của các doanh nghiệp. Một chính sách thu quá cao sẽ ảnh hƣởng đến sự mở rộng đầu tƣ sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, do yêu cầu phải xác định những chi phí hợp lý một cách chính xác để tính thu nhập chịu thuế nên về mặt nghiệp vụ quản lý đối với loại thuế này rất phức tạp nếu bộ máy quản lý không hoàn chỉnh. Vì vậy, cùng với sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cƣờng đầu tƣ, mở rộng phát triển sản xuất và thúc đẩy hạch toán kinh doanh. Thuế TNDN đã đƣợc hoàn thiện theo hƣớng đơn giản hóa bằng việc áp dụng một mức thuế suất thống nhất cho ngành, thiết lập một qui chế rõ ràng về việc xác định TNCT, nhất là xác định các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ. Các trƣờng hợp miễn, giảm thuế ngày càng đƣợc sửa đổi, hoàn thiện.

Thuế Thu nhập Doanh nghiệp Thuế TNDN đƣợc ban hành thay thế cho thuế doanh thu, cùng với việc ban hành Luật thuế GTGT đã trở thành hệ

thống chính sách thuế đồng bộ đã khắc phục những hạn chế của thuế doanh thu trƣớc đây. Thuế TNDN bao quát và điều tiết đƣợc tất cả các khoản thu nhập đã và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng của Nhà nƣớc.Thông qua việc ƣu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nƣớc tiết kiệm vốn, để dành cho đầu tƣ phát triển SXKD. Mặt khác việc đánh thuế TNDN nhằm từng bƣớc thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ trong nƣớc, giữa DNNN với DNTN, đảm bảo trong sản SXKD phù hợp với chủ trƣơng phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nƣớc ta.

Tóm lại:

1. Những đặc điểm cơ bản trên đây của thuế đã phản ánh bản chất, nội dung bên trong của thuế. Từ những đặc điểm đó giúp ta phân biệt với các hình thức động viên khác của NSNN nhƣ phí và lệ phí trên nhiều phƣơng diện khác nhau.

2. Thuế là một đặc quyền chỉ thuộc Nhà nƣớc và thể hiện sức mạnh của Nhà nƣớc trong đời sống xã hội. Nhà nƣớc dùng thuế để tái phân phối thu nhập xã hội và điều chỉnh kinh tế vĩ mô.

3. Thông qua thuế Nhà nƣớc tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý mọi nguồn nhân lực, vật lực của đất nƣớc trong việc điều chỉnh quan hệ cung cầu và cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)