Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng xăng dầu tại công ty tnhh một thành viên dịch vụ xăng dầu nam định (Trang 77 - 102)

- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 88

2.1.2. Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty thời gian vừa qua

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hàng năm Công ty duy trì khoảng 54- 65 hợp đồng Đại lý trên thị trường tỉnh Nam Định và một số tỉnh lân cận theo sơ đồ 2.2 hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sơ đồ 2.2: Hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Bảng 2.1. Mức tiêu thụ sản phẩm ĐVT: m3 Năm Sản phẩm 2007 2008 2009 2010 Dầu Diesel 6.836 8.792 8.650 8.725 Xăng 4.372 5.140 7.568 7.024 Gas 32 36 27 38

(Nguồn: Phòng Kinh doanh thương mại )

Hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh

TP. Nam Định Huyện Hải Hậu Huyện Mỹ Lộc Huyện Vụ Bản Huyện Ý Yên Huyện Nam Trực Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoại tỉnh Tỉnh Ninh Bình Tỉnh Hải Phòng Tỉnh Hà Tây Tỉnh Hà Nam Tỉnh Thanh Hoá

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ mức tiêu thụ sản phẩm

Nhìn vào biều đồ 2.1 về mức tiêu thụ sản phẩm qua 4 năm cho thấy được các sản phẩm của công ty có mức tiêu thụ khác nhau. Trong đó dầu Diesel được tiêu thụ nhiều nhất và duy trì mức tiêu thụ ổn định qua các năm. Với sản phẩm xăng, nhìn vào biểu đồ, có thể cho thấy được mức tiêu thụ của doanh nghiệp đã tăng từ 4.372 m3 tấn năm 2007 lên 7.568 m3 tấn. Tuy nhiên đến năm 2010 thì lượng tiêu thụ xăng có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do nguồn cung ứng bị khan hiếm, đường vào kho dự trữ xăng dầu bị cấm.

Bảng 2.2 Doanh số tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Chỉ tiêu đơn vị tính 2007 2008 2009 2010

Doanh thu triệu đồng 64.523 97.388 154.762 135.619

Lợi nhuận triệu đồng - - 2.462 1.305

Tổng nguồn vốn triệu đồng 23.946 24.012 24.686 28.772

Nộp ngân sách triệu đồng 323 411 1.316 981

Tổng số lao động Người 60 63 64 68

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán.) 2.1.3. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ

a, Đặc điểm sản phẩm

Xăng dầu là sản phẩm từ dầu mỏ với thành phần cơ bản là các loại cacbuahydro.

Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này là : dễ cháy, đặc biệt khi nén ở áp suất cao chuyển thành thể khớ.Khi chỏy chỳng phát sáng, thể tích tăng đột ngột và sinh nhiệt.

Xăng dầu là một loại hàng hoá được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống và trong các ngành công nghiệp.

- Xăng dầu được dùng để thắp sáng và tạo nhiệt : xăng, dầu hoả, nhiên liệu diezen, nhiên liệu phản lực.

- Xăng dầu dùng cho các loại động cơ đốt trong. - Nhiên liệu diezen dùng cho động cơ nổ diezen. - Nhiên liệu phản lực dùng cho động cơ phản lực.

- Nhóm dầu nhờn dùng trong các động cơ nổ với mục đích làm mát động cơ, bôi trơn làm giảm masat cho các bộ phận và chi tiết chuyển động làm tăng tuổi thọ thiết bị.

- Xăng dầu dùng làm dung môi trong nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sơn do có khả năng hoà tan nhiều chất hữu cơ.

Tuỳ theo công dụng xăng dầu được chia thành: xăng, dầu hoả thông dụng, nhiên liệu phản lực, nhiên liệu diezen và dầu bôi trơn.

Sản phẩm kinh doanh của Công ty

- Xăng A92

- Dầu Diesel DO 0.25%/S và Dầu Diesel Do 0.05%/ S - Dầu hỏa: KO

- Dầu Mazut ( FO) - Ga

b. Thị trường tiêu thụ

- Với chức năng kinh doanh của Công ty dịch vụ xăng dầu Nam Định, Công ty có thể bán hàng trên mọi thị trường chứ không chỉ giới hạn trên địa bàn tỉnh Nam Định.

- Chất lượng dịch vụ cao: Công ty có kho chứa xăng dầu tại Nam Định và có thể cung cấp hàng hoá 24/24h kể cả những ngày nghỉ (khi có yêu cầu của khách hàng).

Hiện tại thị trường xăng dầu tại Nam Định, có hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty là Công ty Hà Nam Ninh và Chi nhánh PETEC Hà Nam Ninh. Thông qua số liệu Sở thương mại tỉnh Nam Định cung cấp, chúng ta có thể thấy thị phần của công ty qua các năm so với công ty Hà Nam Ninh còn thấp và giảm qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng đi xuống, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Bảng 2.3: Sản lượng và thị phần của các đổi thủ cạnh tranh trực tiếp

(ĐVT: m3)

TT Tên Doanh nghiệp

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Sản

lượng Tỷ lệ % lượngSản Tỷ lệ % lượngSản Tỷ lệ %

1 Công ty xăng dầu Hà

Nam Ninh 56.894 74% 76.006 75% 78.633 75%

2 Chi nhánh PETEC

Hà Nam Ninh 6.155 8% 8.822 9% 10.106 10%

3 Công ty Dịch vụ

xăng dầu Nam Định 13.932 18% 16.218 16% 15.749 15%

(Nguồn: Sở Thương mại tỉnh Nam Định)

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thị phần của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

- Hệ thống bán lẻ của Công ty tại Nam Định so với các đối thủ cạnh tranh

trong ngành còn khiêm tốn nhưng qua biều đồ 2.2 cho thấy được mạng lưới bán lẻ của Công ty cũng đang tăng vế số lượng khách hàng so với đối thủ lớn như Công ty Hà Nam Ninh. Điều này cho thấy, Công ty đang từng bước phát huy lợi thế của

mình cũng như xây dựng những chính sách bán hàng hấp dẫn để không ngừng gia tăng thị phần của mỡnh trờn địa bàn tỉnh Nam Định.

Bảng 2.4. Hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Nam Định

STT Tên doanh nghiệp cửa hàngTổng số

Trong đó Nội thành Ngoại thành Tuyến huyện Sản lượng bỡnh quõn/1 cửa hàng (m3/tháng)

1 Công ty xăng dầu

Hà Nam Ninh 25 2 5 18 68ữ75

2 Chi nhánh PETEC

Hà Nam Ninh 6 1 1 4 50ữ63

3

Công ty Dịch vụ xăng dầu Nam

Định 9 1 4 4 60ữ70

(Nguồn: Sở Thương mại tỉnh Nam Định)

Phân loại khách hàng

- Khách hàng mua buôn: gồm các đại lý xăng dầu trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận;

- Khách hàng mua lẻ: các nhà sản xuất và người tiêu thụ trực tiếp xăng dầu. Tuy nhiên việc phân chia như trên hoàn toàn chỉ có tính chất tương đối với bản thân các nhà tiêu thụ trực tiếp sản phẩm của Công ty phần lớn là các nhà tiêu thụ lớn và có tầm quan trọng với Công ty bởi họ là những người mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty. Trong khi các đại lý tiêu thụ tới 80 % sản lượng nhưng chỉ mang lại cho Công ty khoảng 20% lợi nhuận do tỷ lệ chiết khấu lớn.

Trong quản trị chuỗi cung ứng bao gồm ba quá trình là: quản trị quan hệ các nhà cung ứng đầu vào, quản trị cung ứng nội bộ, quản trị khách hàng đầu ra. Mỗi khâu đều có đầy đủ các hoạt động nhưng tác giả chỉ phân tích thực trạng của các quá trình quản trị chuỗi cung ứng với các hoạt động nổi bật.

2.2 Thực trạng quản trị quan hệ các nhà cung ứng đầu vào tại Công ty TNHH một thành viên dịch vụ xăng dầu Nam Định.

Với đặc thù của ngành nghề kinh doanh xăng dầu theo Nghị đinh 55/2007/NĐ-CP quy định thì Công ty không thể thiết lập được mạng lưới nhà cung cấp: Mỗi Tổng đại lý chỉ được phép ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một Doanh nghiệp đầu mối, mỗi một Đại lý chỉ được phép ký hợp đồng tiêu thụ với một Tổng Đại lý. Mặt khác theo quy định của Ngành Dầu khí thì Công ty phải ký Hợp đồng tiêu thụ với đơn vị đầu mối trong ngành, đó là Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC).

Với đặc thù này nhiều khi Công ty cũng rất khó khăn về việc chủ động tìm nguồn hàng để cung cấp cho các Đại lý của mình do doanh nghiệp đầu mối khan hiếm hàng hoá chưa kịp nhập khẩu về hoặc là do những thời điểm có sự biến động về giá xăng dầu thế giới.

Nói cách khác, xét về điểm mạnh yếu trên phương diện này hoàn toàn phụ thuộc vào điểm mạnh yếu của Tổng công ty. Như vậy, xột riờng trờn lĩnh vực xăng dầu, công ty xăng dầu Hà Nam Ninh có ưu thế hơn nhờ việc là thành viên của Tổng công ty xăng dầu, đơn vị đầu mối lớn nhất trong việc nhập khẩu sản phẩm xăng dầu.

Việc quy định nhà cung cấp trong ngành xăng dầu của Chính phủ cũng như của Tổng công ty dầu khí Việt Nam đối với các doanh nghiệp trong ngành đó gõy không ít khó khăn trong việc cung ứng hàng hóa. Dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không được chủ động trong việc tìm nguồn hàng khi có vấn đề trở ngại xảy ra giữa Công ty với nhà cung cấp như về số lượng hàng hóa bị khan hiếm hoặc chưa nhập hàng về kịp, giá cả …

Căn cứ vào quá trình kinh doanh cũng như hệ thống phân phối của Công ty trong những năm vừa qua. Công ty đã đưa ra dự báo tiêu thụ các sản phẩm trên địa bàn trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận trong những năm tiếp theo như bảng sau:

Bảng 2.5: Dự báo sản lượng tiêu thụ

STT Hàng hoá Năm 1 Năm 2-15 Năm 16 - 20 Năm 21-30 Năm31-48 11 Xăng Mogas 92(M3/thỏng) 500 Tăng 20% mỗi năm Tăng10% mỗi năm Tăng5%

22 Dầu Diezel (M3/thỏng) 350 Tăng 20% mỗi năm Tăng10% mỗi năm Tăng5%

mỗi năm Không đổi

Nguồn: Phòng Kế hoạch và đầu tư

Dựa vào bảng này, ta có thể thấy được mức tiêu thụ xăng dầu mà Công ty xây dựng không ngừng tăng qua các năm. Để đạt được kế hoạch tiêu thụ như trên đòi hỏi Công ty phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng chính sách chiết khấu hấp dẫn nhằm tăng số lượng khách hàng đồng thời Công ty cần chú trọng tạo mối quan hệ thân thiết với nhà cung ứng. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải chú trọng đến nguồn hàng cũng như những biến động về giá cả xăng dầu trên thế giới cũng như trong nước để có mức dự trữ hợp lý.

Phương thức cung ứng

Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa Công ty và nhà cung ứng, Công ty sẽ nhập hàng theo số lượng đã đặt. Bên nhà cung ứng có thể cung cấp luôn một lần hoặc có thể chia thành nhiều đợt tùy vào số lượng mà Công ty đặt hàng. Mỗi hợp đồng ký kết giữa hai bên thường có thời hạn là một tháng.

Phía Công ty phải thanh toán trước cho nhà cung cấp. Vì vậy Công ty sẽ bị hạn chế về số lượng hàng mình đặt do nguồn vốn còn eo hẹp. Dẫn đến Công ty không chủ động trong việc lập kế hoạch hàng tồn kho và nhập hàng dự trữ khi có thông tin về việc tăng giá hàng hóa.

Vận chuyển

Việc nhập hàng của nhà cung ứng chủ yếu là Công ty tự bố trí xe để nhận hàng tại kho của nhà cung ứng.

Tùy vào tình hình các đơn hàng mà Công ty có thể xin hỗ trợ vận chuyển từ nhà cung cấp khi thiếu xe.

2.3 Thực trạng quản trị quan hệ cung ứng nội bộ tại Công ty TNHH

một thành viên dịch vụ xăng dầu Nam Định.

Cấu trúc chuỗi cung ứng của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ xăng dầu Nam Định

Các đầu mối thuộc Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam Công ty TNHH một thành viên dịch vụ xăng dầu Nam

Định

Phòng

KDTM Phòng kế toán Kho và đội xe

Khách hàng mua buôn Người tiêu dùng Khách hàng mua lẻ

Sơ đồ 2.3: Chuỗi cung ứng của công ty TNHH một thành viên dịch vụ xăng dầu NĐ

Mô hình trên thể hiện cỏc khõu tham gia trong chuỗi cung ứng hàng hoá của Công ty; từ nhà cung cấp đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng.

Nếu xét về đường vận động của hàng hoá nội bộ trong Công ty, thì sơ đồ 2.3 dưới đây sẽ thể hiện rõ nội dung này.

Người tiêu dùng Kho Xăng

dầu đầu mối

Kho trung chuyển Trạm kinh doanh NL Tổng Đại lý xăng dầu Khách hàng CN Đại lý khách hàng Khách hàng dân dụng, TM Kho tuyến 1 Kho tuyến 2

Sơ đồ 2.4: Mô hình đường vận động của hàng hoá theo kho

2.3.1. Hệ thống thông tin

Hiện tại công tác khoa học công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh trong thời gian qua chưa đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Chính vì thế năng lực của Công ty chưa phát huy được một cách tối đa.

Công tác tổ chức và quản lý công nghệ giữa các bộ phận phòng ban chưa được hình thành một cách rõ nét và còn chồng chéo.

Do tính đặc thù của mặt hàng không như các hàng hoá khác, thông thường khách hàng ít khi gặp trực tiếp người bán hàng của Công ty để mua hàng, mà thông tin chủ yếu là qua điện thoại, fax.

Hệ thống thông tin giữa các bộ phận trong công ty còn rời rạc chưa liên kết với nhau trong một hệ thống phần mềm mỗi bộ phận tự quản lý công việc của mình bằng hệ thống riêng của bộ phận hay của mỗi nhân viên. Đồng thời việc cập nhập thông tin giữa các bộ phận lẫn nhau cung chưa được thực hiện tốt.

Có thể mô hình hóa đường vận động đầy đủ của hàng hóa xăng dầu tại Công ty TNHH một thành viên dịch vụ xăng dầu Nam Định có thể cho thấy được hệ thống thông tin xử lý thông tin theo từng bộ phận như sau:

(1) Xe xitộc hoặc xà lan (2) Xe xitộc Kho đầu mối Kho trung chuyển Người tiêu dùng Cửa hàng bán lẻ Đại lý, Tổng đại lý

(3) Xe xitộc

Sơ đồ 2.5: Mô hình đường vận động của hàng hóa

Từ mô hình đường vận động của hàng hóa, có thể chia ra làm 03 bộ phận tiếp nhận đơn hàng, đó là:

•Phòng điều động hàng hoá - Tiếp nhận các đơn hàng từ khách hàng thông qua fax, điện thoại hoặc e- mail. Sau đó điều động xe và phối hợp với bộ phận kho và bộ phận kế toán để chuẩn bị các thủ tục xuất hàng.

•Phòng điều động hàng hoá kết hợp với bộ phận kế toán và bộ phận kho có trách nhiệm tổng hợp lượng hàng tồn kho và lượng hàng cần đặt, sau đó đề xuất với Trưởng phòng kinh doanh thương mại và Trưởng phòng sẽ có trách nhiệm trình lượng hàng cần đặt với Ban lãnh đạo Công ty.

• Phòng điều động hàng hoá có trách nhiệm kiểm soát lượng hàng nhập kho và lượng hàng xuất đi.

•Các Cửa hàng bán lẻ trực tiếp - Tiếp nhận đơn hàng theo tuyến theo sự chỉ đạo của bộ phận kinh doanh .

Qua mô hình trờn, phũng điều động hàng hóa giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng hàng và đảm bảo giao hàng đúng thời gian. Trong khi đó số lượng nhân viên trong phòng điều động còn mỏng nên vào những thời điểm khách hàng đặt hàng nhiều, bộ phận sẽ gặp phải tình trạng làm việc quá tải dẫn đến sự nhầm lẫm và làm giảm chất lượng dịch vụ khách hàng.

2.3.2. Hệ thống kho bãi, dự trữ

Do tính đặc thù của hàng hóa xăng dầu, việc tích trữ phải được thực hiện trong điều kiện phức tạp và yêu cầu cao.

Hiện tại, Công ty có 01 kho trung chuyển,01 kho đi thuê tại Hải Phòng và 9 trạm kinh doanh nhiên liệu. Các kho đầu mối của Tổng công ty sẽ tiếp nhận hàng nhập về (bằng đường biển); từ các kho đầu mối của nhà cung ứng, Công ty nhập hàng về bằng xe xitec của mình hoặc bằng tàu theo đường thủy của nhà cung cấp. Căn cứ vào địa điểm của khách hàng và kho, bộ phận điều động hàng hóa sẽ vận chuyển trực tiếp từ kho đầu mối của nhà cung ứng đến khách hàng hoặc từ các kho của Công ty cũng như các trạm kinh doanh nhiên liệu đến khách hàng. Tổng sức chứa hiện tại của 02 kho đầu mối là 5.000 tấn, trong đó: Kho trung chuyển có sức chứa 3,000 tấn và kho đi thuê là 2,000 tấn.

Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống trạm kinh doanh nhiên liệu được đặt trờn cỏc trục đường quốc lộ tại các huyện trên đị bàn Nam Định cũng như các tỉnh lân cận như Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Húa….

Tất cả các kho đều được bố trí bồn chứa xăng dầu (với sức chứa từ 30 tấn đến

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng xăng dầu tại công ty tnhh một thành viên dịch vụ xăng dầu nam định (Trang 77 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w