Kho bãi và giao nhận

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng xăng dầu tại công ty tnhh một thành viên dịch vụ xăng dầu nam định (Trang 63 - 72)

- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 88

1.2.2.6 Kho bãi và giao nhận

Kho bãi là một bộ phận của hệ thống quản trị chuỗi cung ứng, là nơi cất giữ nguyờn, nhiờn, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… trong suốt quá trình chu

chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng hàng hoá. Đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hoá được lưu kho.

Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hoá. Là nơi cất giữ, bảo quản trung chuyển hàng hoá, kho bói cú những vai trò quan trọng sau:

o Nâng cao tính chủ động trong sản xuất kinh doanh.

o Tiết kiệm được chi phí vận tải: nhờ có kho, có thể mua hàng với số lượng lớn, giảm được chi phí vận tải;

o Tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh: kho bói giỳp bảo quản tốt nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giảm bớt hao hụt, mất mát, hư hỏng, kho giúp cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc, tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng, giảm được chi phí kinh doanh;

o Có thể được giảm giá do mua được nhiều hàng trong một đơn hàng;

o Đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định;

o Có thể tránh được những tác động tiêu cực như tính thời vụ, thời tiết, rủi ro, nhu cầu, …

1.2.2.7 Quản trị quan hệ các nhà cung ứng đầu vào

Quản trị quan hệ nhà cung ứng (SRM) là quản lý toàn bộ hoạt động của công ty trong mối quan hệ với các tổ chức cung cấp nguồn hàng và dịch vụ. Mục đích của SRM là tạo ra sự liên tục và làm cho quá trình làm việc giữa công ty và các nhà cung ứng của nó trở nên hiệu quả hơn.

Quản trị quan hệ nhà cung ứng, bao gồm những hoạt động kinh doanh thực tiễn và những phần mềm hỗ trợ, là một quá trình trong quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị quan hệ nhà cung ứng tạo ra một khung tham chiếu chung để tăng cường hiệu quả giao tiếp giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng khi mỗi bên sử dụng những công nghệ và cách thức kinh doanh khác nhau. Do đó, SRM tăng cường hiệu quả

của các quá trình liên quan đến các dịch vụ và hàng hóa cần thiết, quản lý hàng tồn kho và xử lý nguyên vật liệu.

Lựa chọn nhà cung cấp chất lượng

Việc lựa chọn nhà cung cấp là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tìm nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí sau:

- Đảm bảo tài chính với triển vọng lâu dài.

- Có khả năng và năng lực để cung ứng các nguyên vật liệu cần thiết. - Cung ứng chính xác nguyên vật liệu theo yêu cầu.

- Gửi các nguyên vật liệu với chất lượng cao được đảm bảo. - Cung ứng đúng thời hạn, đáng tin cậy với thời gian ngắn. - Định giá và các thỏa thuận về tài chính có thể chấp nhận được. - Nhạy bén với những nhu cầu và thay đổi của khách hàng. - Có kinh nghiệm và chuyên gia về sản phẩm của mình. - Có danh tiếng tốt.

- Sử dụng hệ thống thu mua dễ sử dụng và thuận tiện.

- Đã từng hợp tác thành công trong quá khứ và có thể phát triển mối quan hệ dài hạn.

Căn cứ vào từng hoàn cảnh kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà đưa ra các tiêu chí quan trọng phù hợp để lựa chọn cho mình nhà cung ứng tốt nhất.

Số lượng nhà cung cấp

Doanh nghiệp cần phải xem xét, quyết định thu mua từ một nguồn cung ứng duy nhất hay nhiều nguồn. Sự lựa chọn phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Lợi ích của việc sử dụng duy nhất một nguồn hay nhiều nguồn được thể hiện ở bảng so sánh sau:

Bảng 1.1 So sánh lựa chọn một hoặc nhiều nhà cung ứng

Một nguồn Nhiều nguồn

Mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp chặt chẽ hơn, thường được hình thành dưới dạng liên minh hoặc đối tác.

Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp làm giảm giá.

Cam kết của cỏc bờn để mối quan hệ thành công.

Cú ít rủi ro giám đoạn việc cung ứng ( vấn đề này có thể tránh được bằng cách chuyển sang nhà cung cấp khác).

Kinh tế theo quy mô và giảm giá cho

khối lượng lớn. Có thể dễ dàng giải quyết vấn đề nhucầu đa dạng. Truyền thông dễ dàng, thủ tục quản lý

đơn giản và giảm thiểu cho các đơn hàng lặp lại.

Liên quan đến nhiều tổ chức có thể cho phép tiếp cận với thông tin và kiến thức rộng hơn.

Ít có sự biến động về nguyên vật liệu và

việc cung ứng chúng. Khuyến khích đổi mới và cải tiến nhiềuhơn. Dễ giữ các yêu cầu, các điều kiện…một

cách bí mật.

Không dựa vào việc tin tưởng một tổ chức bên ngoài.

Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhà cung cấp hơn khi họ muốn trỏnh cỏc vấn đề có thể xảy ra. Để giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp tự mình dự trữ nhưng điều này lại có chi phí cao hơn.

Đỏnh giỏ năng lực của nhà cung cấp

Hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá các nhà cung cấp của họ để đảm bảo rằng họ tiếp tục cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp. Đôi khi thước đo phức tạp được sử dụng cho từng mảng năng lực. Một cách tiếp cận thường gặp là sử dụng một danh sách kiểm tra gồm các nhân tố quan trọng và kiểm tra xem liệu nhà cung cấp có đáp ứng các tiêu chuẩn đú khụng. Danh sách kiểm tra sẽ đề cập đến nhà cung cấp đó có tài chính tốt khụng? Cú cung ứng đúng thời hạn không? Chất lượng sản phẩm cung ứng có đủ cao khụng? Cú cỏc hỗ trợ về kỹ thuật không? Giá cả có cạnh tranh khụng?...Nhà cung cấp không đáp ứng được bất kỳ tiêu chuẩn nào thì doanh nghiệp sẽ thảo luận về cải thiện hoặc tìm nhà cung

cấp mới. Mục đích này nhằm kiểm soát năng lực, xác định những lĩnh vực cần cải tiến hoặc thống nhất về cách thức tốt nhất để đạt được những cải tiến đó.

1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng tới quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài

1.3.1.1 Thị trường xăng dầu thế giới

Thị trường xăng dầu thế giới đang có những diễn biến hết sức phức tạp và khó dự báo. Thế giới tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức từ hậu quả nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thái kinh tế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước cũng không nằm ngoài vựng xoỏy của khủng hoảng khi phải đối diện với sản lượng tiêu thụ sụt giảm, giá sản phẩm biến động khá phức tạp với biên độ dao động không thua kém năm 2008; Tình hình đảm bảo ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu cũng gặp nhiều khó khăn, với chênh lệch khá cao giữa tỷ giá thị trường liên ngân hàng và tỷ giá giao dịch thực tế đã ảnh hưởng đến khả năng huy động ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, không đủ nguồn cung, buộc phải giãn mua bằng các hợp đồng vay có thể chịu nhiều rủi ro do biến động tỷ giá.

1.3.1.2. Chính sách của Nhà nước

Cơ chế kinh doanh xăng dầu đã chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một bước chuyển quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các thông tin ra xã hội không đầy đủ về vấn đề vốn rất nhạy cảm này nên cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp còn phải chịu sức ép rất lớn từ dư luận.

Năm 2009, với quyết tâm của Chính phủ và các Bộ ngành về tiếp tục kiên trì vận hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đã tạo ra một hành lang để các doanh nghiệp đầu mối sau nhiều năm với cơ chế bù lỗ, có điều kiện thực hiện bước chuyển quan trọng nhất trong hoạt động của mình, đó là tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh xăng dầu

1.3.1.3. Nhà cung cấp nguồn nguyên liệu

Như chúng ta đã biết, hiện nay nước ta tự cung tự cấp cho sản lượng dầu khí chỉ chiếm khoảng 30% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước bởi nhà máy Lọc Dầu Dung Quất, số còn lại các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu từ các nước khác.

Trong 8 tháng đầu năm 2011, dầu diesel chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại của cả nước đạt 3,9 triệu tấn với kim ngạch 3,6 tỉ USD, tăng 4% về lượng và tăng 50,9% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 53,4% trong tổng kim ngạch; đứng thứ hai là xăng đạt 1,8 triệu tấn với kim ngạch 1,8 tỉ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 77% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 26,3% trong tổng kim ngạch; thứ ba là dầu mazut đạt 1,1 triệu tấn với kim ngạch 723 triệu USD, giảm 16,8% về lượng nhưng tăng 15,5% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch; thứ tư là nhiên liệu bay đạt 627 nghìn tấn với kim ngạch 637 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 65,9% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 9,4% trong tổng kim ngạch; sau cùng là dầu hoả đạt 12 nghìn tấn với kim ngạch 11 triệu USD, giảm 43% về lượng và giảm 16,1% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 0,17% trong tổng kim ngạch.

Thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam 8 tháng đầu năm 2011.

Bảng 1.2: Thị trường cung cấp xăng dầu 8 tháng năm 2011

Thị trường

8T/2010 8T/2011 % tăng, giảm

KN so với cùng kỳ Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD)

Tổng 7.091.171 4.414.258.471 7.418.686 6.751.486.489 + 52,9 Xăng 1.433.408 1.002.742.260 1.

7.791 1.775.069.349 + 77 Diesel 3.722.338 2.387.964.003 3.869.409 3.604.571.524 + 50,9 Mazut 1.372.021 625.999.984 1.142.120 723.319.850 + 15,5 Nhiên liệu bay 542.273 384.160.522 627.306 637.287.529 + 65,9

Dầu hoả 21.131 13.391.702 12.060 11.238.237 - 16,1

Đài Loan 871.115 584.633.793 1.091.409 1.068.091.115 + 82,7 Hàn Quốc 735.212 493.832.541 731.755 703.371.328 + 42,4 Hồng Kụng 6.246 5.764.556 Malaysia 513.004 242.386.618 283.728 196.147.255 - 19,1 Nga 256.572 164.873.864 152.791 136.954.405 - 17 Nhật Bản 62468 42.398.483 84.966 77.308.930 + 82,3 Singapore 2.604.571 1.516.141.668 3.230.296 2.798.395.463 + 84,6 Thái Lan 425.748 277.846.749 523.935 495.288.634 + 78,3 Trung Quốc 1.200.838 817.777.901 813.008 800.985.883 - 2,1

Nguồn: Bộ Công Thương trên trang web vinanet.com.vn ngày 30/9/2011 Việc phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp từ nước ngoài, khiến cho các doanh nghiệp trong nước chịu sự ảnh hưởng lớn tới sự biến động của thế giới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc ổn định nguồn hàng và bình ổn giá cho người tiêu dùng.

1.3.1.4. Vận tải kho bói thuờ ngoài.

Việc thuê kho bãi bên ngoài sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp và việc thuê này sẽ không đảm bảo tính ổn định lâu dài do phía bên thuê có thể từ chối cho thuê khi mình đang có nhu cầu sử dụng. Điều này làm giám đoạn trong việc dự trữ và cung cấp xăng dầu.

Thuê vận tải bên ngoài sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp đồng thời doanh nghiệp phải phụ thuộc vào bên cho thuê dẫn đến không chủ động trong việc điều hành quản lý chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, việc thuê ngoài sẽ không đáp ứng được chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp đang hoạt động hoặc có thể sẽ làm mất hình ảnh mà công ty đang gây dựng. Như vậy, việc phụ thuộc vào bờn thuờ sẽ làm giảm giá trị của dịch vụ khách hàng.

1.3.2 Các nhân tố bên trong

1.3.2.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nguồn lực về tài chính lớn thì có thể thiết kế mạng lưới

phân phối với những nhà trung gian bán buôn và bán lẻ. Ngược lại khi tài chính không đủ mạnh, doanh nghiệp chỉ có thể mua hang với những lô nhỏ, khả năng dự trữ nhỏ và do đó phải hướng tới hệ thống phân phối vào kênh bán lẻ trực tiếp khác. Đối với xăng dầu do giá trị đơn vị nhỏ mỗi lít có giá trên dưới 20.000đ và là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Trong tiêu thụ có thể sử dụng kênh phân phối dài bởi chi phí phân phối phân bổ cho mỗi đơn vị sẽ nhỏ. Ngoài ra việc sử dụng trung gian trong chuỗi cung ứng xăng dầu cho phép chia sẻ chi phí phân phối bởi các trung gian.

1.3.2.2 Nguồn nhân lực của doanh nghiờp

Về trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động và quyết định của chuỗi cung ứng.

Chất lượng về nguồn nhân lực có vài trong quan trọng trong việc thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hóa phát triển có hiệu quả. Dù có hệ thống cơ sở vật chất tốt, nguồn lực tài chính đủ mạnh nhưng nếu lực lượng lao động không đảm bảo được công việc vận hành thì chuỗi cung ứng khó đạt được kết quả như mong muốn.

Đặc điểm công việc trong ngành xăng dầu đỏi hỏi phải có tính kỷ luật cao do đặc tính kỹ thuật cảu loại hình kinh doanh này nên người kinh doanh xăng dầu phải đạt được trình độ kiến thức nhất định trờn cỏc mặt như kỹ thuật xăng dầu, nghiệp vụ quản lý, an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường đều có thể sử dụng thành thạo các phương tiện được trang bị.

1.3.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm kho, bến bãi, đường ống dẫn dầu, phương tiện vận chuyển, các cửa hàng bán xăng dầu… Khi doanh nghiệp có hệ thống vật chất tốt từ khâu tạo nguồn hàng đến khâu bán hàng tới người tiêu dung cuối cùng thì chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có thể đáp ứng được việc kết hợp nhiều kênh phân phối ( ngắn, dài) và có thể phát triển hệ thống phân phối xăng dầu theo bề rộng ( trung gian, nhiều của hàng bán lẻ trực tiếp) mà vẫn đáp ứng kịp thời và đầy đủ các đơn hàng cho dù đơn hàng lớn hay nhỏ.

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như việc nhận diện điện tử các kiện hàng thông qua hệ thống mã vạch, hệ thống vệ tinh định vị và kiểm tra sự di chuyển của các xe tải và hệ thống hướng dẫn tự động, nhưng tác động lớn nhất đú chớnh là truyền thông.

Thấy được vai trò quan trọng của công nghệ trong hoạt động kinh doanh, hiện tại công ty đã đầu tư trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho cỏc phũng ban để phục vụ cho công việc một cách tốt nhất như máy tính, mạng lan, máy server, máy fax, phần mềm….

Nhưng bên cạnh đó, do kinh phí đầu tư cho công nghệ còn hạn hẹp nờn cỏc trang thiết bị chưa hoàn toàn mới và tiên tiến nhất. Nhiều phòng ban vẫn phải khắc phục bằng việc sử dụng các máy móc công nghệ cũ nên trong quá trình vận hành quản lý công việc còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu cũng bị ảnh hưởng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng xăng dầu tại công ty tnhh một thành viên dịch vụ xăng dầu nam định (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w