- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 88
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của chuỗi cung ứng
Khái niệm
Nếu như khái niệm chuỗi cung ứng đối với các nhà quản trị Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng và hầu như chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó thì ngược lại, đối với các doanh nghiệp trên thế giới thì “chuỗi cung ứng là một tài sản chiến lược”. Các công ty dẫn đầu như Wal-Mart và Dell hiểu rằng chuỗi cung ứng có thể là một sự khác biệt mang tính sống còn. Họ liên tục tìm ra những cách thức để tạo thêm giá trị và mở rộng các ranh giới của hiệu quả hoạt động kinh doanh. Và họ luôn phải sàng lọc chuỗi cung ứng của mình để có thể luôn đi trước một bước trong cạnh tranh. Họ biết rằng lợi thế cạnh tranh ngày hôm nay sẽ là hàng rào cản bước đối thủ vào ngày mai.
Vậy, chuỗi cung ứng là gì? Tại sao các tập đoàn trên thế giới lại coi trọng nó như vậy? Ta có thể thấy rõ hơn qua sơ đồ chuỗi cung ứng điển hình (Sơ đồ 1.1) như sau:
Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình
Trong sơ đồ 1-1, ta thấy có rất nhiều các bên tham gia vào chuỗi cung ứng như: nhà cung cấp nguyên vật liệu chính, nhà vận chuyển, nhà sản xuất trung gian, nhà sản xuất chính, nhà phân phối và khách hàng. Như vậy, với một chuỗi cung ứng cụ thể cho một ngành hàng, ta có thể chia ra thành 3 đối tượng chính đó là: nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng. Nguồn tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Do đó, mục tiêu thỏa mãn khách hàng cuối cùng là mục tiêu chung của một chuỗi cung ứng liên kết.
Hiện nay, đã có rất nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng được nhắc đến như: Chopra Sunil và Pter Meindl (2001, Upper Saddle Rivern NI: Prentice Hall c.1) “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng”.
Ganeshan & Harrison [18], “Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiờu dựng”.
Lee & Billington [5], “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hoá nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối”.
M.Porter (1990) [6], “Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cựng”
Từ các khái niệm trên có thể thấy hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng chuỗi cung ứng là bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan trong việc sản
xuất ra sản phẩm cung cấp đến tay khách hàng cuối cùng. Như vậy, ta có thể hiểu chuỗi cung ứng của một mặt hàng như sau:
Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng.
Mục tiêu của chuỗi cung ứng
Trước hết, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành tố của chuỗi; những tác động của chúng đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Như vậy, mục tiêu trong phân tích chuỗi cung ứng như sau:
- Thứ nhất: tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Thứ hai: hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống. Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống
1.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứngđối với doanh nghiệp
1.1.2.1 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế - Hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung. - Tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế .
- Giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có. - Góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn diện trong kinh doanh. - Góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng; đưa người tiêu dùng nói chung thành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh…
Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, quản trị chuỗi cung ứng mang đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiờn… do vậy hiệu quả của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên.
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) có ý nghĩa vô cùng to lớn trong họat động của doanh nghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc mua nguyên vật liệu nào?, từ ai?, sản xuất như thế nào?, sản xuất ở đâu?, phân phối ra sao?... Tối ưu hoá từng quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, một yêu cầu sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động SXKD.
Mặt khác, trong SCM, việc quản lý nhà cung cấp, quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng đầu ra tốt hơn; hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý sản phẩm theo từng lô hàng, cho phép doanh nghiệp có khả năng xử lý kịp thời trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi phát sinh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì … để có thể đề ra những phương án khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
1.2. Nội dung quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Có rất nhiều khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng:
Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng.( “ Glossary of key purchasing and supply terms”, The Institute for supply management, 2000).
Quản trị chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua, nguyên vật liệu, chuyển đổi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm phân phối cho khách hàng.( An introduction to supply chain management, Ganesham, Ram and Terry P.Harrison – 1995).
Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối cỏc kờnh và đến khách hàng cuối cùng ( Courtesy of Supply chain Council).
Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp một cách hệ thống chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục địch cải thiện thành tích dài hạn của từng doanh nghiệp đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng. ( Courtesy of the Council of logistics Management).
Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất cỏc dũng thông tin và các hoạt động có liên quan đến vòng đời sản phẩm từ nguyên liệu thô tới khi sản xuất và phân phối tới người tiêu dung thông qua việc cải thiện mối quan hệ trong chuỗi để tạo lợi thế cạnh tranh.
Quản trị chuỗi cung ứng là quá trình thiết lập kế hoạch, thực thi các kế hoạch đó để kiểm soát các hoạt động của chuỗi cung ứng để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn yêu cầu của khách hàng ở mức tốt nhất.
Tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ … và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2.2 Các nội dung của quản trị chuỗi cung ứng
Một dây chuyền chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm ba yếu tố: Nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng.
-Nhà cung cấp: Là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thụ, cỏc chi tiết của sản phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ.
-Đơn vị sản xuất: Là nơi sử sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng.
-Khách hàng: Là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
Cấu trúc chuỗi cung cấp có thể được thể hiện theo mô hình dưới đây:
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng
(Nguồn: Souviron (2006), “Bài giảng về Quản trị chuỗi cung cấp”)
Tương ứng với cấu trúc của chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm 3 quá trình chủ yếu:
-Quản trị khách hàng đầu ra: Quản trị quan hệ khách hàng: Đó là quá trình tìm kiếm, chọn lọc, xây dựng phát triển và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng nhằm nắm bắt nhanh nhất những nhu cầu của họ và thỏa mãn nhu cầu đó.
-Quản trị chuỗi cung cấp nội bộ: Các quá trình trong nội bộ công ty. -Quản trị các nhà cung ứng đầu vào.
Tất cả các quá trình tập trung vào giao diện giữa công ty với nhà cung ứng và các nhà phân phối, khách hàng.
Sơ đồ 1.3: Cấu trúc khung của quản trị chuỗi cung cấp
(Nguồn: Souviron (2006), “Bài giảng về Quản trị chuỗi cung cấp”)
Hoạt động chuỗi cung ứng gồm ba quá trình là quản trị các nhà cung ứng đầu ra, quản trị cung ứng nội bộ, quản trị khách hàng đầu ra. Trong mỗi quá trình của quản trị chuỗi cung ứng đều bao gồm các hoạt động sau: dịch vụ khách hàng, hoạt động phân phối hàng hóa, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, hoạt động vận tải, kho bãi và giao nhận, quản trị quan hệ nhà cung ứng đầu vào.Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi quá trình mà doanh nghiệp xác định những khâu nào quan trọng nhất và cần được chú trọng. Qua đó hiểu được quản trị cung ứng bao gồm những khâu nào và mỗi khâu cần doanh nghiệp chú trọng ra sao đồng thời khắc phục những mặt còn yếu kém trong cỏc khõu.