Bước vào thời kỳ đổi mới hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao của huyện cũng có bước phát triển mạnh. Tuy nhiên trong hơn 10 năm đầu đổi mới chưa thật sự sâu rộng trong quần chúng, đặc biệt là những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Từ khi nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII ra đời về việc “xây dựng nền văn hóa, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể địa phương, hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, phục vụ tốt yêu cầu chính trị, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao thể lực cho nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành những quy định về cưới xin, ma chay, tích cực phê phán, đấu tranh loại bỏ các hủ tục mê tín dị đoan. Phòng văn hóa - thông tin - thể thao đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các xã, thị trấn làm tốt công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao thiết thực và rộng rãi trên địa bàn, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương đã thực sự đem lại không khí vui tươi, sôi nổi, góp phần tích cực vào giáo dục truyền thống, hạn chế các tệ nạn xã hội trong quần chúng nhân dân. Năm 2007 thành lập Đoàn nghệ thuật của huyện tham gia ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đạt 3 giải vàng, 9 giải bạc và đạt giải vàng toàn đoàn. Tổ chức liên hoan tiếng hát nông dân, liên hoan tiếng hát phụ nữ huyện Võ Nhai [75, tr. 7]. Năm 2008, hoạt động văn hóa văn nghệ được mở rộng cả về quy mô và chất lượng đội văn nghệ của huyện tham gia ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Tổ chức ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Võ Nhai lần thứ nhất thu hút đông đảo quần chúng tham gia; tổ chức thành công triểm lãm ảnh và tư liệu tại nhà văn hóa thị trấn Đình Cả, với chủ đề “Bác Hồ với Thái Nguyên”, tạo điều kiện cho Đoàn nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên và Đoàn nghệ thuật dân gian Việt Bắc về biểu diễn phục vụ đồng bào vùng cao theo chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2008 thu hút gần 1.000 khán giả đến xem [76, tr. 10]. Năm 2010, Đoàn nghệ thuật quần chúng của huyện tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Người là niềm tin tất thắng” tỉnh Thái Nguyên và đạt giải bạc toàn đoàn. Số buổi tổ chức liên hoan, hội diễn giao lưu từ huyện đến cơ sở là 29 cuộc với trên 2.000 lượt khán giả đến xem cổ vũ động viên. Tổ chức thành công ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Võ Nhai lần thứ ba trong đó có: Hội thi trại văn hóa, liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, thị trấn [78, tr. 9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh và gắn với phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong tâm là xây dựng Gia đình văn hóa, gia đình thể thao, làng, cơ quan văn hóa, khu dân cư tiên tiến. Các tiêu chí làng văn hóa được nhân dân tham gia xây dựng vừa phù hợp với đặc điểm, phong tục, tập quán của các dân tộc ở địa phương, vừa bảo đảm qui định của pháp luật. Nội dung xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa, được các cấp có thẩm quyền xét duyệt chặt chẽ, luôn coi trọng phương châm, động viên nhân dân tự giác thực hiện. Kết quả số gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, khu phố văn hóa, làng văn hóa, hàng năm đều tăng, góp phần mở rộng sinh hoạt cơ sở, tăng cường đoàn kết trong nhân dân. Năm 2007, tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc cấp huyện và đưa đoàn đại biểu của huyện đi dự hội nghị biểu dương cấp tỉnh; bình chọn gia đình văn hóa tiêu biểu đi dự Hội nghị biểu dương toàn quốc. Trong năm đã có 9.000 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, 108 xóm bản đăng ký xây dựng xóm bản văn hóa, tổ chức hội nghị ký kết giao ước xây dựng cơ quan văn hóa giai đoạn 2006 - 2010 [75, tr. 7]. Năm 2010 toàn huyện có 1 nhà văn hóa huyện; 03/15 xã thị trấn có nhà văn hóa; 151/172 xóm, bản có nhà văn hóa; 01 sân vận động cấp huyện; 01 nhà đa chức năng của huyện. Tổ chức thành công Hội nghị tổng kết triển khai 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện 2000 - 2010; số hộ đạt gia đình văn hóa là 10.291 hộ, đạt tỷ lệ 63,1% so với tổng số hộ toàn huyện, đạt tỷ lệ 88,1% so với kế hoạch. Trong đó số hộ đạt gia đình văn hóa 3 năm là 1.480 hộ; 4 năm là 514 hộ; 5 năm là 1.228 hộ. Có 81/172 khu dân cư tiên tiến; 28 xóm bản đề nghị công nhận làng văn hóa, 14 làng đề nghị giữ vững làng văn hóa [78, tr. 9]. Thông qua phong trào xây dựng đời sống văn hóa, đã nhân rộng được nếp sống mới trong nhận thức nhân dân, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, hạn chế các hủ tục mê tín dị đoan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Công tác thông tin tuyên truyền ngày càng được tăng cường, đội ngũ cán bộ thông tin cấp cơ sở được kiện toàn bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn. Hoạt động của hệ thống thông tin tuyên truyền được duy trì và nâng cao, bám sát chủ trương đường lối chính sách của Đảng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2003 khánh thành và đưa vào sử dụng trạm tiếp sóng tại xã Cúc Đường [72, tr. 5]. Năm 2006 khánh thành và đưa vào sử dụng trạm tiếp sóng tại xã Dân Tiến [74, tr. 7]. Đến hết năm 2010, toàn huyện có 15/15 xã, thị trấn có loa truyền thanh [78, tr. 9]. Huyện duy trì thường xuyên chế độ tiếp âm, tiếp sóng truyền thanh, truyền hình, nâng cao chất lượng tin, bài của chương trình phát thanh địa phương. Các điểm văn hóa xã đã đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc và sách báo của nhân dân. Tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều đã được phủ sóng phát thanh và truyền hình. Được nghe đài, xem tivi giúp người dân cải thiện đời sống văn hóa tinh thần.
Thư viện huyện hàng năm đều được đầu tư, bổ sung sách báo phục vụ bạn đọc. Có 15/15 xã, thị trấn có tủ sách và hoạt động đi vào nề nếp, số lượt người đến đọc và mượn sách đều tăng, thể hiện đời sống văn hóa của người dân có sự chuyển biến. Phong trào thể thao của huyện được triển khai sâu rộng, được đông đảo các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị tham gia như: Giải bóng chuyền truyền thống, giải cầu lông…được tổ chức thường xuyên. Năm 2010 đã chỉ đạo xây dựng 5 xã tiên tiến về phong trào thể dục thể thao theo Quyết định 100 của Thủ tướng chính phủ. Mở 5 lớp tập huấn hướng dẫn viên cộng tác viên cho các xóm với 194 học viên tham gia. Tổng số giải thể thao và các cuộc giao lưu là 98 giải, đã thu hút trên 2.615 lượt vận động viên tham gia, 18.240 lượt người đến xem cổ vũ động viên. Số gia đình đạt gia đình thể thao là 2.435 hộ; 15/15 xã, thị trấn được công nhận là xã tiên tiến về phong trào thể dục thể thao. Phong trào xã hội hóa thể dục thể thao tiếp tục được các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quan tâm hưởng ứng, tham gia thực hiện; số kinh phí huy động từ nhân dân và các tổ chức, kinh phí nhà nước, địa phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chi cho phong trào khoảng 427.360.000 đồng. Kết quả của phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đã có tác dụng giáo dục sâu sắc cho người dân bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng cuộc sống ngày càng tốt hơn [78, tr. 10].
3.2. Y tế - Môi trƣờng 3.2.1. Về y tế
Những năm đầu sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, ngành y tế gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, thuốc chữa bệnh khan hiếm, có người ốm chết do không được cứu chữa kịp thời, tình trạng chuyển người bệnh lên tuyến Tỉnh, Trung ương diễn ra thường xuyên.
Từ năm 2000 trở lại đây với chủ trương đẩy mạnh và nâng cao một bước chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến xã, công tác y tế đã được chú trọng củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức. Các trạm y tế cơ sở và Phòng khám đa khoa khu vực được nâng cấp, củng cố đảm bảo việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, 100% xã đã có y, bác sỹ, có y tế thôn bản. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia về dự phòng, quản lý bệnh xã hội ngày càng chặt chẽ, đạt hiệu quả. Chương trình tiêm chủng mở rộng đạt kết quả cao. Sử dụng giường bệnh, số lần khám chữa bệnh, chỉ tiêu phục vụ cho khám chữa bệnh đều đạt trên 100% kế hoạch. Tăng cường giám sát dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xẩy ra trên địa bàn. Ngành y tế đã có sự đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo chuyên môn, đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước tiếp cận được với các dịch vụ y tế. Tinh thần phục vụ người bệnh có chuyển biến tích cực. Năm 2008, tổng số người khám bệnh là 87.186 lượt người, đạt 121,9%. Sử dụng giường bệnh đạt 109,9% kế hoạch, tuy nhiên, việc chữa bệnh cho người nghèo còn đạt thấp. Số người nghèo được chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong năm mới chỉ đạt 42% kế hoạch; có 10/15 xã đạt chuẩn quốc gia y tế [76, tr. 7]. Năm 2010 tổng số lượt người khám chữa bệnh tuyến huyện là 88.242 lượt (bảo hiểm y tế là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
73.711 lượt); tổng số người khám chữa bệnh tuyến xã là 125.189 lượt (bảo hiểm y tế là 46.359 lượt). [78, tr. 9].
Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, ngành y tế Võ Nhai đã phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái Nguyên, trong việc đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ, cử cán bộ y tế học tập tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2009 đã cử 3 bác sỹ đi học chuyên khoa 1 [77, tr. 5].
Bảng 3.2: Cơ sở y tế, giƣờng bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
I. Số cơ sở y tế 18 18 18 19 19
Bệnh viện 1 1 1 1 1
Phòng khám đa khoa khu vực 2 2 2 2 2
Trạm y tế xã phường 15 15 15 15 15
Trung tâm y tế 1 1
II. Số giƣờng bệnh 80 80 145 165 165
Bệnh viện 70 70 70 80 90
Phòng khám đa khoa khu vực 10 10 10 10 10
Trạm y tế xã phường 0 0 65 75 65
III. Cán bộ ngành y, dƣợc 126 126 118 141 139
1. Ngành Y
Bác sỹ và trên đại học 42 42 39 41 39
Y sỹ, kỹ thuật viên 54 54 51 36 36
Y tá, Điều dưỡng viên 25 25 28 47 48
Nữ hộ sinh 17 16 2. Ngành dược 4 12 Dược sỹ cao cấp 1 1 Dược sỹ trung cấp 4 4 4 3 11 Dược tá 1 1 0 0 Nguồn [65]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài khám chữa bệnh, ngành y tế còn phối hợp với các ngành triển khai công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường, y tế học đường, vệ sinh lao động, thường xuyên tuyên truyền những kiến thức về vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm để người dân có thể tự bảo vệ mình. Năm 2010 tiến hành kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 369 cơ sở; số cơ sở vi phạm bị lập biên bản và xử phạt hành chính là 07. Kiểm tra chuyên ngành về hành nghề y, dược là 14 cơ sở [78, tr. 9].
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được tập trung chỉ đạo, vận động ở các xã miền núi, nông thôn, đồng bào dân tộc, nơi trình độ dân trí thấp, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Với việc đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền phong phú như: Hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai, phong trào mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 con…đã thu được nhiều kết quả.
Năm 2000, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 12 %, tỷ suất sinh thô là 19,8%, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,62% [68, tr. 14].
Năm 2002, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 9,6 %, tỷ suất sinh thô là 18,1%, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,4%. [70, tr. 7].
Năm 2010, tỷ suất sinh thô là 16,3%, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,2%. Tổng số trẻ sinh trong năm là 1.155 cháu, trẻ sơ sinh là con thứ 3 có 64 cháu [78, tr. 9].
Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em được quan tâm thông qua nhiều hoạt động thiết thực và có hiệu quả. Hàng năm thường tổ chức tháng hành động vì trẻ em, tặng quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong các ngày lễ, tết. Phong trào phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ thực hiện tốt, 100% trẻ dưới 6 tuổi được tiêm đầy đủ 6 loại vắcxin và uống vitamin A, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 28,3% năm 2006 đã giảm xuống còn 24,8% năm 2010 [81, tr. 10].
Hội Đông y của huyện đã chú trọng củng cố tổ chức Hội và phát triển hội viên, trồng dược liệu, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng các phương pháp và các bài thuốc cổ truyền, an toàn và hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có thể nói rằng sau hơn 20 năm đổi mới, sự nghiệp y tế đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Cơ sở vật chất trang thiết bị từ huyện đến xã được quan tâm được đầu tư. Chất lượng khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ, góp phần giảm tải bệnh nhân vượt tuyến; không để các dịch, bệnh lớn xảy ra, y đức và trách nhiệm của thầy thuốc được nâng lên. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình có nhiều chuyển biến tích cực đã góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những yếu kém cần khắc phục đó là: Chất lượng hoạt động của các chương trình y tế chưa đồng đều; đội ngũ cán bộ y tế còn yếu về số lượng và chất lượng; chưa có chính sách thu hút bác sỹ, dược sỹ, mới ra trường về công tác lâu dài ở địa phương; thiếu các thiết bị y tế hiện đại; một bộ phận cán bộ còn chưa có thái độ phục vụ tốt đối với người bệnh, vẫn xẩy ra tình trạng thiếu y đức; quản lý hành nghề y dược tư nhân chưa chặt chẽ.
3.2.2. Về môi trƣờng
Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã làm thay đổi bộ mặt của huyện giúp nâng cao đời sống nhân dân. Nhưng cùng với tốc độ đô thị hóa đã và đang gây ra nhiều tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do sự gia tăng về phương