Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 33 - 130)

Quán triệt nghị quyết số 14 NQ-TW của Bộ chính trị “giáo dục là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hóa, một nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế”. Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ủy Thái Nguyên, Đảng bộ và chính quyền huyện Võ Nhai đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển văn hóa giáo dục nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong huyện.

Về giáo dục: Đảng bộ chính quyền các cấp của huyện đều tập trung phát

triển giáo dục, phát triển cả ba ngành học: Phổ thông, bổ túc văn hóa, vỡ lòng. Năm 1979, đã xây dựng được một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, với 15 lớp mẫu giáo, 433 lớp cấp I và cấp II, 10 lớp cấp III, với tổng số học sinh là 16.221 em. Ngành bổ túc văn hóa vẫn duy trì thường xuyên từ 500 đến 600 học viên từ cấp I đến cấp III. Tính cả học sinh phổ thông và học viên văn hóa có gần 17.000 người đi học, tăng gần 50% so với năm học 1976 - 1977, so với tổng dân số đạt tỷ lệ gần 40% [3, tr. 185].

Bước vào năm 1983, Ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp quản lý, thi đua để nâng cao chất lượng dạy và học. Năm học 1983 - 1984, số học sinh phổ thông là 11.379 em, giáo viên là 672. Năm 1985, sau khi 4 xã chuyển về Đồng Hỷ, số học sinh vẫn duy trì được 9.146 và 656 giáo viên. Phong trào bổ túc văn hóa cũng được duy trì đều, năm học 1983 - 1984, mở được 29 lớp với 463 học viên; năm học 1984 - 1985, tăng lên 61 lớp với 808 học viên ở hầu khắp các xã trong huyện [3, tr. 227, 228].

Khó khắn lớn nhất của Ngành giáo dục Võ Nhai là điều kiện cơ sở vật chất. Trường lớp dột nát, bàn ghế thiếu, mặc dù hàng năm nhân dân đều đóng góp của để tu sửa, xây dựng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Đến năm học 1985 – 1986, mới chỉ có 4/247 phòng học, 1/9 nhà ở của giáo viên được lợp ngói…ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.

Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng được Đảng bộ và Chính quyền huyện quan tâm sát sao. Hàng năm, Phòng y tế huyện đều tổ chức tiêm chủng phòng bệnh cho nhân dân, phát hiện và dập tắt kịp thời các ổ dịch, không để bùng phát trên diện rộng. Năm 1979, mạng lưới y tế được mở rộng hơn trước nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vẫn còn nhiều hạn chế. Đến cuối năm mới xây dựng được 11 trạm ở 11 xã, vẫn còn 7 xã chưa có cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân [3, tr. 185].

Đội ngũ thầy thuốc nhìn chung còn yếu về chuyên môn; dụng cụ y tế và thuốc chữa bệnh đều thiếu, việc khám chữa bệnh bằng Đông y chưa được kết hợp. Trong khoảng thời gian từ 1976 đến 1982, mạng lưới y tế và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế. Chương trình “3 dứt điểm” (gồm: Nhà tắm, giếng nước, nhà vệ sinh) ở hầu khắp các xã còn ít, chưa đúng quy cách, chưa đảm bảo vệ sinh.

Khắc phục tình trạng đó, Ngành Y tế đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Năm 1984, 100% xã có trạm xá, cùng năm đó Bệnh viện huyện đã cung cấp được điện phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh, nhất là phục vụ mổ và chiếu X Quang. Công tác tiêm phòng, và phun thuốc phòng trừ dịch bệnh được duy trì đều, nhiều ổ dịch bệnh được phát hiện và dập tắt kịp thời. Được sự giúp đỡ của Sở Y tế và trường Đại học y khoa Bắc Thái, Võ Nhai đã thực hiện tốt chương trình “5 dứt điểm”, cuộc vận đông sinh đẻ và kế hoạch gia đình. Trong năm 1985, chị em mang thai ở 13/14 xã được khám thai và sinh đẻ tại các cơ sở y tế; 518 chị (25,5% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) được đặt vòng tránh thai [3, tr. 229].

Là 1 huyện vùng cao, mặt bằng dân trí thấp những con số kể trên tuy chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Nhưng đã thể hiện sự cố gắng và kết quả to lớn của ngành Y tế Võ Nhai.

Nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội, có bước chuyển biến mới và đạt

được một số kết quả: Hầu hết các xã đã củng cố được Ban Văn hóa - Thông

tin, đi vào hoạt động có hiệu quả trong việc tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân; bài trừ các hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới trong cộng đồng dân cư. Nổi bật là Trạm truyền thanh Hợp tác xã Đồng Chuối (Dân Tiến), Hợp tác xã Ba Nhất (Phú Thượng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số lượng sách, báo, tranh, ảnh phát hành ngày càng tăng. Phòng Văn hóa – Thông tin đã tổ chức nhiều hoạt động như: Chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, phát thanh. Đội thông tin và đội chiếu bóng đã hoạt động tích cực, mang lại tiếng nói và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, đặc biệt là các xã xa xôi hẻo lánh.

Từ năm 1984, phong trào thể thao có bước phát triển mới, Phòng Văn hóa - Thông tin chỉ đạo các đơn vị lực lượng tham gia Đại hội thể dục thể thao toàn huyện đạt kết quả cao; đồng thời tổ chức bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên chuẩn bị tham gia Đại hội thể thao toàn tỉnh lần thứ nhất chào mừng 20 năm ngày thành lập tỉnh Bắc Thái, chào mừng 40 năm ngày thành lập Nước (02/9/1985) [3, tr. 230].

Tuy nhiên, so với yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị chưa nhạy bén, kịp thời, mạng lưới tuyên truyền ở cơ sở còn yếu. Việc bổ sung trang thiết bị không kịp thời, nên phong trào thể dục thể thao không được duy trì thường xuyên. Phong trào tự rèn luyện sức khỏe ngày càng giảm.

Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng từ huyện đến cơ sở hoạt động tích cực, xứng đáng là tổ chức tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và chính quyền huyện Võ Nhai đã bước đầu quan tâm tới việc xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông. Năm 1983, toàn huyện hoàn thành 7 cầu gỗ với tổng chiều dài 35m, làm mới 2 đường ngầm (tổng chiều dài 90m); sửa, chữa 15 km đường giao thông, mở 10 km đường dân sinh phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển sản xuất của nhân dân [3, tr. 218].

Với sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Võ Nhai trong 10 năm (1976 - 1985), kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, Võ Nhai vẫn là một huyện nghèo, đời sống văn hóa tinh thần còn gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa còn thấp. Sự nghiệp văn hóa - giáo dục -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

y tế chậm phát triển, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu các tệ nạn xã hội và các hủ tục mê tín dị đoan còn phổ biến

Tiểu kết chƣơng 1

Võ Nhai là một huyện vùng cao địa hình phần lớn là đồi, núi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội của huyện.

Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, sự chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền còn có những hạn chế nên kinh tế - xã hội của huyện còn chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện. Nền nông nghiệp, công cụ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, chưa đủ ăn. Công nghiệp, thủ công nghiệp còn nhỏ bé, chưa phát triển, sản xuất cầm chừng. Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm chiếm tỉ lệ cao. Giáo dục, y tế còn nhiều bất cập, trình độ dân trí nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn thấp, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân còn nhiều hạn chế.

Dù còn nhiều khó khăn, yếu kém cả về kinh tế và xã hội, nhưng những thành tựu đã đạt được cùng với những vướng mắc, khuyết điểm cần tháo gỡ trong 10 xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là nhứng kinh nghiệm quý báu để Đảng bộ và chính quyền Võ Nhai bước vào thời kỳ đổi mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 2

CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ HUYỆN VÕ NHAI TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2010)

2.1. Huyện Võ Nhai trong thời kì đổi mới đất nƣớc 2.1.1. Bối cảnh lịch sử

Sau một thời gian dài phát triển và đạt được những thành tựu vĩ đại trong lịch sử nhân loại, đến cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa đều lần lượt lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng, đây là cuộc khủng hoảng “có tính chất mô hình”. Cuộc khủng hoảng mô hình chỉ bùng phát đồng loạt vào những năm cuối thế kỷ trước, nhưng trước đó, cuộc khủng hoảng ở Hunggari năm 1956, ở Tiệp khắc năm 1968, ở Ba Lan năm 1980 và ngay ở nước Nga Xô Viết năm 1985,… một mặt là do âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch vốn không bao giờ từ bỏ ý định tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản; mặt khác, đó là những dấu hiệu của việc áp dụng cứng nhắc, duy nhất một mô hình.

Ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng đang diễn ra những thay đổi to lớn do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ: Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống quốc tế, sự hợp tác - phân công giữa các nước, các nền kinh tế, hình thành thị trường quốc tế và khu vực; sự thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới theo hướng mở, sự thay bậc đổi ngôi giữa các ngành kinh tế, không phải lúc nào và ở đâu công nghiệp nặng cũng là ưu tiên hàng đầu, sự ra đời và chiếm lĩnh vị thế của các ngành mới: Điện tử, tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học, du hành vũ trụ; xu thế rút ngắn con đường phát triển với sự nổi lên của những nước công nghiệp mới ở Châu Á. Thế giới đang đổi thay. Cuộc cách mạng khoa hoc kỹ thuật và công nghệ, cùng xu thế toàn cầu hóa đặt Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa đứng trước những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn. Nếu không đổi mới, cải cách mở cửa đề hòa nhịp với xu thế chung của thời đại thì sẽ bị tụt hậu so với các nước tư bản chủ nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 1975, với thắng lợi hoàn toàn và triệt để của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất, làm nhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Qua mười năm (1975 - 1985) đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, vượt qua muôn ngàn khó khăn, thử thách, Đảng và nhân dân ta đã giành được những thành tựu quan trong trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc: Tiếp quản và ổn định vùng giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế trên cả hai miền, chuyển từ một nền kinh tế chủ yếu được xây dựng, hoạt động phục vụ chiến tranh sang hòa bình xây dựng. Những mất cân đối trong nền kinh tế: Thu - chi, xuất - nhập, sản xuất - tiêu dùng,… được thu hẹp hơn. Cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội được xây dựng, bắt đầu phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. An ninh chính trị được đảm bảo, độc lập và chủ quyền quốc gia được giữ vững. Đặt trong hoàn cảnh một đất nước từ nghèo nàn, lạc hậu đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đây là những thành tựu quan trọng, thể hiện cố gắng rất lớn của toàn Đảng toàn dân ta.

Tuy nhiên, từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam (1978) và sự bùng phát đồng thời của chiến tranh biên giới Tây - Nam, tình hình đất nước khó khăn gay gắt. Sản xuất chậm phát triển, không theo kịp với mức tăng dân số quá nhanh. Sự cắt giảm viện trợ đột ngột từ bên ngoài trong khi nền kinh tế trong nước không đủ nội lực khiến đất nước thiếu nghiêm trọng nguyên, nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng. Những mất cân đối trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt lại gay gắt thêm. Lạm phát lên tới mức phi mã, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn, những hiện tượng tiêu cực lan tràn, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước suy giảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tìm hướng thoát khỏi khó khăn, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, từ Hội nghị trung ương VI (8 - 1979), Đảng ta đã có những điều chỉnh cần thiết trong quản lý kinh tế và trong cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong nông nghiệp, từ thực tiễn sáng tạo của quần chúng được tổng kết và nghiên cứu, một cơ chế quản lý mới - khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động được thừa nhận. Ngày 13 - 01 - 1981, Ban bí thư Trung ương ra Chỉ thị 100 về cải tiến công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3 - 1982) quyết định: “Cần tập chung sức mạnh phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng” [23, tr. 62, 63]. Quyết định 25/CP của Hội đồng chính phủ xác định quyền tự chủ xí nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện “ba phần kế hoạch”, áp dụng cơ chế “khoán, thưởng” trong sản xuất, kinh doanh đã tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất. Bước đột phá trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế được đẩy mạnh với việc cải cách giá (1981) và tổng điều chỉnh giá - lương - tiền (1985).

Đứng trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta đã triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ VI họp từ 15 đến ngày 18/12/1986 tại Hà Nội. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước; chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, chủ quan và rút ra bài học kinh nghiệm lớn. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra đường lối đổi mới, coi “đổi mới là vấn đề sống còn của Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986) là cái mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đất nước sang thời kì đổi mới” [86, tr. 454].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Võ Nhai

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 33 - 130)