Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 62 - 130)

Chuyển sang cơ chế mới, từ một đơn vị sản xuất kinh doanh bao cấp, nay chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Xí nghiệp cơ khí của huyện có nhiều cải tiến trong khâu tổ chức, nâng cao chất lượng sản phẩm, mạnh dạn đưa vào sản xuất một số mặt hàng mới: Bừa sắt, thùng xe cải tiến, bao bì, phục vụ hàng tiêu dùng trong huyện. Năm 1987, tổng giá trị hàng hóa của Xí nghiệp đạt 4.220.000đ (157% kế hoạch), giao nộp ngân sách 603.000đ (227% kế hoạch). Tuy có nhiều tiến bộ trong cơ chế sản xuất, kinh doanh, nhưng tổng giá trị sản lượng mới đạt 1.200.000đ. Sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu là: Tôn, săt, gỗ, công cụ cầm tay… chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có do vậy mới đáp ứng được một phần nhu cầu của địa phương. Xí nghiệp đá Trúc Mai, một cơ sở công nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn huyện đã có nhiều nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn chung, đồng thời liên kết với các cơ quan, xí nghiệp khác để phục vu nhu cầu xây dựng cơ bản của địa phương [3, tr. 252, 253].

Tiểu thủ công nghiệp, được xây dựng và phát triển dước hình thức gắn liền với hợp tác xã nông nghiệp và các hộ tư nhân trên quy mô nhỏ, sản lượng thấp, nên chỉ cung cấp được một phần nhu cầu của huyện. Từ năm 1987, huyện tập trung chỉ đạo củng cố tốt hợp tác xã chuyên doanh sản xuất gạch, ngói, vôi….Năm 1989 - 1990, sản xuất được 45 vạn viên ngói chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ bản của huyện [3, tr. 281].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ năm 1991 trở đi Ngành công nghiệp và Tiểu, Thủ công nghiệp bắt đầu thích ứng với cơ chế mới. Điện lưới quốc gia được đưa về đến thị trấn Đình Cả, nhờ đó mạng lưới điện được mở rộng và khai thác ổn định, đặt cơ sở cho việc đưa dự án điện khí hóa nông thôn ở xã Tràng Xá vào sử dụng năm 1996. Nhà máy xi măng La Hiên, đi vào sản xuất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần làm thay đổi bộ mặt của huyện. Năm 1995, tổng giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp đạt 6.377 triệu đồng, tăng 5% so với năm 1991 [3, tr. 301].

Trong thời kỳ 1996 - 2000, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển rõ rệt. So với năm 1995, giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp năm 2000 tăng 133%; sản lượng điện tiêu thụ năm 2000 tăng 223%. Sản lượng xi măng năm 1995 là 19.301 tấn, đến năm 2000 là 130.000 tấn [3, tr. 320].

Năm 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 11,2% vượt 4,95% so với Nghị quyết. Giá trị sản xuất năm 2001 đạt 126 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế 31,7%; năm 2005 đạt 194 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,94%. Các sản phẩm truyền thống như sản xuất gạch, vôi, khai thác đá, cát sỏi hàng năm đều tăng khá. Hệ thống đường dây tải điện đã được xây dựng đến tất cả các xã, thị trấn trong huyện [39, tr. 11].

Nhà máy Xi măng La Hiên, trong 5 năm (2001 - 2005) đã chủ động đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh tạo được uy tín trên thị trường. Kết quả kinh doanh luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, sản lượng tiêu thụ năm 2001 là 140 nghìn tấn, đạt doanh thu 91,5 tỷ đồng; năm 2005 sản lượng tiêu thụ là 260 nghìn tấn, đạt doanh thu là 150 tỷ đồng [39, tr. 8].

Năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 8, 245 tỷ đồng, đạt 59,4% kế hoạch, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Trong đó ngành khai thác đạt 1,311 tỷ đồng; ngành chế biến đạt 6,934 tỷ đồng. Khu công nghiệp Trúc Mai bước đầu đã có 3 công ty đầu tư xây dựng để sản xuất kinh doanh đó là: Công ty

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực nghiệp Trung Nhất - Bảo Thắng - Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn gang Hoa Trung, Công ty sản xuất vật liệu Nông nghiệp miền núi [74, tr. 4].

Năm 2007 đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà đầu tư xin thuê đất tại khu công nghiệp nhỏ Trúc Mai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch chi tiết đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 11.008 triệu đồng, so với năm 2006 bằng 121,73%, so với kế hoạch tỉnh giao bằng 100,07%; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tạo việc làm cho khoảng 700 lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Sản lượng điện thương phẩm đạt 8.356.094 kw đạt 110% kế hoạch. Nhà máy Xi măng La Hiên doanh thu đạt 233 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 8,2 tỷ đồng [75, tr. 4].

Năm 2008 phối hợp với Điện lực Thái Nguyên bàn giao lưới điện 0,4 kv của 3 xã Lâu Thượng, Phú Thượng, Vũ Chấn về ngành điện quả lý theo chủ trương của tỉnh. Huyện đã chỉ đạo cho các hợp tác xã dịch vụ cung cấp điện thường xuyên và an toàn để phục vụ nhân dân sản xuất kinh doanh và sinh hoạt trong mùa mưa bão. Ra quyết định phê duyệt quy hoạch và công điểm tái định cư, mở rộng khu công nghiệp nhỏ Trúc Mai. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 16,574 tỷ đồng đạt 97,5% kế hoạch, bằng 151% so với cùng kỳ; sản lượng điện thương phẩm đạt 12.780.813 kw. Các sản phẩm truyền thống như: Khai thác đá, cát, sỏi, vôi đều tăng về cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện [76, tr. 3, 4].

Năm 2009 về cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch, khoanh định các vùng sản xuất gạch ngói, vôi, khai thác đá cát sỏi, khai thác tài nguyên khoáng sản. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 24,125 tỷ đồng đạt 99,25% kế hoạch [77, tr. 4].

Năm 2010 cụm công nghiệp nhỏ Trúc Mai đi vào hoạt động có hiệu quả, các nhà đầu tư đã xây dựng cơ sở vật chất, lắp đặt máy móc, thiết bị. Một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, góp phần tăng giá trị sản xuất công ngiệp của huyện. Khu vực cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy xi măng được quy hoạch đã ổn định đi vào sản xuất; công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn được tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổng sản phẩm công nghiệp xây dựng đạt 160,8 tỷ đồng [78, tr. 5].

Nhìn chung công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 của huyện đã có bước phát triển khá. Năm 2009, cơ cấu kinh tế của huyện là công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ; như vậy việc chuyển dịnh cơ cấu kinh tế huyện đã về trước một năm so với kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và xây dựng hàng năm đều tăng, năm 2006 chiếm tỷ trọng 34%; năm 2010 chiếm tỷ trọng 45,7% [36, tr. 2].

Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện

Đơn vị tính: Triệu đồng Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khai thác đá, cát sỏi và mỏ khác 1.200 1.274 1.820 2.120 2.335 2.568 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 2.700 4.418 4.964 4.936 5.173 5.690 Sản xuất trang phục 540 813 1.017 977 1.043 1.147 Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 1.225 722 1.080 2.180 2.282 2.510 Sản xuất sản phẩm khoáng phi

kim loại 3.440 4.666 5.161 6.131 6.420 7.062

Sản xuất các sản phẩm từ kim

loại đúc sẵn 1.260 1.898 2.571 2.242 2.375 2.612

Sản xuất giường tủ, bàn ghế 2.415 2.203 3.244 4.245 4.440 4.886 Nguồn [65]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Năm 2005 4,23% 9,59% 9,39% 9,86% 18,90% 21,13% 26,92% Năm 2008 4,99% 9,48% 9,22% 9,75% 18,46% 21,46% 26,66% Năm 2010 4,33% 9,48% 9,70% 9,87% 18,46% 21,49% 26,67% Sản xuất trang phục SX sản phẩm từ gỗ và lâm sản Khai thác đá, cát sỏi và mỏ khác SX các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn SX giường, tủ, bàn ghế SX thực phẩm và đồ uống SX sản phẩm khoáng phi kim loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với việc phát triển đa dạng về qui mô, ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, việc sử dụng máy cơ khí vào sản xuất thay thế con người đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả huyện. Trong những năm tiếp theo cần phát huy mạnh mẽ các điều kiện, tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư phát triển công nghiệp ở những vùng có điều kiện. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; cần mở rộng cụm công nghiệp La Hiên. Tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn huyện phát triển; chú trọng phát triển công nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp. Cần tiếp tục khai thác, tận dụng nguồn nguyên vật liệu của địa phương, đẩy mạnh phát triển những ngành là thế mạnh của huyện. tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

2.2.3. Thƣơng mại - dịch vụ

Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề phấn phối lưu thông được Đảng bộ xác định đây là nhiệm vụ trung tâm, nóng bỏng nhất. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy và Ủy ban nhân dân, các ngành đã chuyển sang hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa, vươn lên nắm tiền, nắm hàng kết hợp với quản lý thị trường tự do nhằm phục vụ tốt đời sống nhân dân.

Trong những năm 1986 - 1988, đã đảm bảo mức huy động, giảm bớt tình trạng nợ thuế, nợ sản phẩm đối lưu. Năm 1986, tổng huy động lương thực được 908,45 tấn (98,74% kế hoạch) [3, tr. 256]; Ngành phân phối lưu thông của huyện đảm bảo tiếp nhận hàng của tỉnh, đẩy mạnh thu mua hàng trên địa bàn, mở rộng liên kết ra ngoài huyện.

Võ Nhai có mỏ vàng, thu hút nhiều người đến khai thác. Từ năm 1987 hai xã Thần Sa, Liên Minh được huyện quản lý chỉ đạo tổ chức cho nhân dân học tập, khai thác vàng sa khoáng bán cho nhà nước. Đến cuối năm 1987, huyện đã phát 108 phiếu đăng ký cho khai thác, số vàng thu mua theo phiếu đăng ký và tịch thu của những người buôn bán trái phép được 123,5 đồng cân [3, tr. 251].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên tình trạng không đăng ký, người nơi khác đến khai thác vàng vẫn còn nhiều làm cho tình hình an ninh trật tự có nhiều diễn biến phước tạp.

Đầu thập niên 90, công tác lưu thông phân phối là một mặt hàng nóng bỏng trên phạm vi cả nước. Võ Nhai cũng nằm trong tình trạng chung đó, một số đơn vị còn khoán trắng cho công nhân tự mua, tự bán. Thương nghiệp quốc doanh còn chưa chiếm lĩnh được thị trường địa phương, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống như: Phân bón, nông cụ, dầu, muối, giấy vở học sinh…chưa được khai thác tốt. Các hợp tác xã mua bán từ huyện xuống đến xã đều hoạt động yếu, làm ăn thua lỗ có nguy cơ bị phá sản. Trong khi đó trên thị trường tự do hàng hóa tương đối phong phú, đa dạng đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhưng giá cả lại thường xuyên biến động, tăng nhanh nhất là giá lương thực, thực phẩm, dầu thắp sáng…điều đó ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang.

Từ năm 1991 trở đi, huyện đã cho giải thể các đơn vị quốc doanh làm ăn thua lỗ, củng cố các doanh nghiệp và đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh và tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát huy hết khả năng của mình. Với những chính sách đó, đã làm cho các hoạt động dịch vụ, thương mại có bước phát triển mới. Hàng tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng hơn, giá cả tương đối ổn định; thị trường nông nghiệp được mở rộng, tạo ra sự giao lưu giữa các vùng miền. Thương nghiệp quốc doanh bước đầu vươn lên chiếm lĩnh thị trường góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân [3, tr. 301].

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, ngành dịch vụ, thương mại có bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,95% vượt 5,35% so với Nghị quyết, tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2005 chiếm 17,85% trong cơ cấu kinh tế của huyện; dịch vụ thương mại diễn ra sôi động, nhất là ở thành phần kinh tế tư nhân, đảm bảo lưu thông hàng hóa, vật tư trong huyện và với ngoài huyện. Tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2005 đạt 45,4 tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2000; dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa phát triển nhanh về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân và lưu thông hàng hóa, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Năm 2000 khối lượng vận chuyển hàng hóa là 1,4 triệu tấn và luân chuyển hành khách là 3,4 triệu hành khách đến năm 2005 hai chỉ tiêu này tăng lên là 2,7% và 6,4%, tăng gần 200%; dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư và mở rộng, chất lượng được nâng lên. Năm 2001 toàn huyện có 470 máy điện thoại chiếm tỷ lệ 0,8 máy trên 100, năm 2004 số máy điện thoại được nâng lên là 1.535 với tỷ lệ 2,4 máy trên 100 dân, năm 2005 đạt tỷ lên 3 máy trên 100 dân, tất cả các xã trong huyện đều có máy điện thoại, tuy nhiên chất lượng hoạt động có phần hạn chế [35, tr. 8].

Năm 2006 công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được thực hiện thường xuyên. Trong năm đã tiến hành kiểm tra 110 vụ, xử phạt hành chính 29 vụ, tổng số tiền thu nộp vào kho bạc là 52,98 triệu đồng; dịch vụ Bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, tỷ lệ máy điện thoại trên 100 đạt 4 máy. Đường dây truyền Internet tốc độ cao và mạng thông tin di động được phủ sóng đã góp phần quan trọng trong các hoạt động thông tin liên lạc trên địa bàn huyện [74, tr. 5].

Để từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm từ sản xuất thủ công và các sản phẩm truyền thống. Năm 2007 huyện đã tổ chức thành công Hội chợ Du lịch Thương mại Thời trang lần thứ nhất, đã có trên 50 doanh nghiệp trong và ngoài huyện tham gia với gần 100 gian hàng thu hút gần 20 nghìn người đến thăm quan và mua bán. Chuẩn bị tốt gian hàng tham gia Hội chợ Thương mại Quốc tế tỉnh Thái Nguyên năm 2007 và được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen, thực hiện tốt các hạng mục công việc phục vụ cho năm du lịch Thái Nguyên. Công tác kiểm soát thị trường được duy trì thường xuyên, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng cơ bản được ngăn chặn. Mạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lưới Bưu chính viễn thông ngày càng được mở rộng, 100% số xã có Bưu điện văn hóa xã; ba mạng di động là Vinaphone, Viettel, Điện lực hoạt động ổn định [75, tr. 6].

Hoạt động thương mại tương đối ổn định. Giá cả các mặt hàng nông sản, thực phẩm các loại tại các chợ trong huyện trong những tháng cuối năm 2008 đều giảm so với 9 tháng đầu năm do có các biện pháp kiềm chế lạm phát. Tổ chức thành công hội chợ thương mại Võ Nhai 2008; công tác kiểm soát thị trường được thường xuyên duy trì, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng cơ bản đã được ngăn chặn. Đội quản lý thị trường đã tiến hành xử phạt 42 vụ vi phạm về kinh doanh hàng kém chất lượng, vi phạm về tem nhãn,

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 62 - 130)