Giáo dụ c đào tạo, văn hóa thông tin thể thao

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 82 - 130)

3.1.1. Về giáo dục và đào tạo

Quán triệt quan điểm của Đảng coi Giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu” với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đảng bộ huyện Võ Nhai đã có nhiều chính sách để nâng cao sự nghiệp trồng người, tập trung vào nâng cao chất lượng, xây dựng cơ sở vật chất, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm học 1986 - 1987, toàn huyện có 3 trường mẫu giáo, gồm 26 lớp với 454 học sinh; 18 trường phổ thông cơ sở, gồm 381 lớp với 9.706 học sinh và 1 trường trung học phổ thông gồm 13 lớp với 635 học sinh. Ngành bổ túc văn hóa vẫn duy trì được 3 lớp với 81 học viên; tổ chức được 28 lớp phát triển ánh sáng văn hóa, thu hút được 288 học viên người dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao. Đội ngũ giáo viên gồm 628 thầy, cô giáo có trình độ từ trung cấp sư phạm trở lên; chất lượng được giữ vững. Hàng năm tỷ lệ lên lớp và thi đỗ tốt nghiệp đạt từ 90% trở lên [3, tr. 260].

Bước sang năm học 1989 - 1990, toàn huyện có 21 trường trung học cơ sở, 3 trường mẫu giáo, 4 nhà trẻ, 10 nhóm trẻ, 9 lớp xóa mù chữ và 1 trường trung học phổ thông, cứ 4,4 người dân thì có 1 người đi học. Riêng trường Bổ túc văn hóa cán bộ huyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đã được giải thể sau năm học 1989 - 1990. Tuy nhiên từ cuối năm 1990 do tình hình đời sống khó khăn, thiếu thốn, từ thực tế xã hội có nhiều người được đào tạo nhưng vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chưa được phân công công tác, tình hình đó đã làm cho một số ít thầy, cô giáo chưa thật sự an tâm công tác. Cơ sở vật chất khó khăn thiếu thốn, đồ dùng dạy học không được quan tâm trang bị; số học sinh bỏ học nhiều, nhiều xã không có học sinh vào lớp đầu cấp trung học phổ thông đến năm 1991, toàn huyện còn 680 người mù chữ [3, tr. 288, 289].

Năm 1995, có 12/15 xã, thị trấn được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học và xóa nạm mù chữ. Phong trào thi đua “hai tốt” trong các trường được duy trì thường xuyên, nhờ đó chất lượng dạy học được nâng lên. Tỷ lệ học sinh lên lớp, đỗ tốt nghiệp từ 85% đến 95%; tỷ lệ học sinh thất học đầu cấp và học sinh bỏ học giữa kỳ giảm xuống. Các trường đã được xây dựng kiên cố và ngói hóa; dự án đầu tư trường dân tộc nội trú huyện cũng được triển khai thực hiện [31. tr, 303, 304].

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XVII đã đề ra mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2000 tiếp tục duy trì và nâng cao phổ cập tiểu học, tiến tới phổ cập trung học cơ sở ở những xã có điều kiện; phát triển trường chuyên lớp chọn. Huy động 12% các cháu vào nhà trẻ, nhóm trẻ, 30% các cháu vào mẫu giáo, 100% các cháu đủ tuổi để đi học vào lớp đầu cấp. Thực hiện từng bước tiêu chuẩn hóa giáo viên, nâng dần chất lượng dạy học và học tập ở các trường phổ thông trung học cơ sở và phổ thông trung học, khắc phục từng bước sự chênh lệch giữa các vùng trong huyện”. [33, tr. 9].

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về “Giáo dục - Đào tạo, khoa học công nghệ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XVII. Dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, trong 5 năm (1996 - 2000) ngành giáo dục có những chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất trong các trường được tăng cường, tình trạng học 3 ca bị xóa bỏ; số trường, lớp và học sinh các cấp đều tăng. Năm học 1996 - 1997, toàn huyện có 31 trường với tổng số 13.038 học sinh; đến năm học 1999 - 2000 đã tăng lên 39 trường với 17.481 học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chất lượng dạy và học được giữ vững và từng bước được nâng lên. Riêng năm học 1997 - 1998, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở bậc trung học phổ thông là 100%, bậc trung học cơ sở là 96,5%, bậc tiểu học là 95,6%. Số lượng chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được nâng lên. Tính đến năm 2000, đã khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên tiểu học, xóa bỏ “trường trắng” không có đảng viên; nhiều trường đã có chi bộ lãnh đạo. Thời gian này huyện Võ Nhai cũng hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các xã trong huyện [3, tr. 322, 323].

Phối hợp của các ban ngành trên địa bàn huyện và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên trong 5 năm (1996 - 2000) ngành giáo dục huyện Võ Nhai đã có nhiều chuyển biến. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại: Vai trò tham mưu cho cấp Ủy, chính quyền trong công tác xã hội hóa giáo dục làm chưa thường xuyên; chất lượng học sinh đạt tỷ lệ khá, giỏi chưa cao, tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi còn rất ít; việc bố trí sắp xếp điều động giáo viên đôi khi còn mang tính chủ quan do vậy một số trường thiếu giáo viên chuyên ban phải dạy chéo, nên đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh; Số xã được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi còn ít [68, tr, 15].

Năm học 2000 - 2001 có 15/15 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, hai đơn vị đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở (Lâu Thượng, Cúc Đường) [69, tr. 6].

Năm học 2001 - 2002, toàn huyện có 41 trường phổ thông với 16.582 học sinh, các chỉ tiêu về nhóm trẻ, số trường, số lớp đều đạt kế hoạch giao. Số cháu vào các trường mần non đạt 94,24% kế hoạch; số cháu đủ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98,76% kế hoạch; số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 97,2% kế hoạch; biên chế giáo viên cho các trường đủ và đảm bảo đúng hệ đào tạo. Phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh mở 1 lớp đại học tiểu học tại chức tại huyện với 65 học viên theo học [70, tr. 7].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đến hết năm 2005, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện giai đoạn (2001 - 2005). Chất lượng giáo dục đào tạo của huyện ở các ngành học, bậc học ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 93,6%, trung học phổ thông đạt 94,24%, bổ túc văn hóa trung học phổ thông đạt 99,3%. Quy mô trường lớp được mở rộng, chất lượng được nâng cao, từng bước xã hội hóa, đang dạng hóa các loại hình đào tạo; hệ thống giáo dục mầm non từ chỗ chỉ có 7 trường (năm 2000) đã tăng lên 15 trường ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, trong đó có 12 trường dân lập; bậc tiểu học có 22 trường; bậc trung học cơ sở có 19 trường; bậc trung học phổ thông có 2 trường, (riêng trường trung học phổ thông Trần Phú mở tại xã Cúc Đường đang hoàn thiện cơ sở vật chất để tuyển sinh vào năm học tới). Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp theo các độ tuổi ở các bậc, các cấp đều tăng. Cơ sở vật chất đang được hoàn thiện, từng bước xóa hẳn tình trạng nhà tranh tre dột nát; trình độ đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao. Năm 2005 toàn huyện đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trường đạt chuẩn cấp quốc gia năm 2004 có 2 trường đến hết năm 2005 có 3 trường; các lớp dạy nghề, bổ túc văn hóa đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa cho cán bộ và nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng còn thấp so với yêu cầu, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Cơ sở vật chất còn thiếu, ở các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp phòng lớp học, phòng thực hành chưa có và còn tạm bợ. Toàn huyện còn thiếu 335 phòng học ở các trường phổ thông. [73, tr. 7].

Ngày 13 - 6 - 2006 trường trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt được thành lập (mở tại xã Tràng Xá) góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân các dân tộc trong huyện, chủ yếu là ở các xã (Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long, Phương Giao); quy mô trường lớp được mở rộng từ mầm non đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trung học phổ thông. Năm học 2006 - 2007 đã tổ chức tốt các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh và giáo viên. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học cao hơn năm trước, mạng lưới trường lớp được mở rộng. Toàn huyện có 11 trường đạt trường chuẩn Quốc gia; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp bậc trung học cơ sở đạt 98,3%, bậc trung học phổ thông đạt 67,16%, bổ túc trung học phổ thông đạt 66,9%. Duy trì được kết quả chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, đang từng bước thực hiện phổ cập bậc trung học. Chỉ đạo các trường học tổ chức sơ kết cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và phát động thi đua trong toàn ngành với nội dung thực hiện tốt cuộc vận động 2 không với 4 nội dung “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với hiện tượng nghồi nhầm lớp của học sinh và vi phạm đạo đức nhà giáo”. Triển khai thực hiện đề án trường phổ thông nhiều cấp huyện Võ Nhai [74, tr. 8].

Năm học 2007 - 2008 đã tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đó là dịp để giáo viên các trường trong huyện học hỏi trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy. Qua hội thi đã có 75 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 28 đồng giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Thực hiện tốt cuộc vận động “2 không” với “4 nội dung” và phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bồi dưỡng hè cho 206 giáo viên mầm non và 34 cán bội quản lý trường mần non. Tháng 5 năm 2008 thành lập được 3 trường phổ thông nhiều cấp học tại Xuất Tác - xã Phương Giao, Làng Mười - xã Dân Tiến, Tiên Sơn - xã Sảng Mộc [75, tr. 9].

Năm học 2009 - 2010 tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn chặt với cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tự sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ với ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng trong cán bộ, giáo viên và học sinh. 100% các trường học không để xảy ra trường hợp tai nạn giao thông, cháy nổ. Giữ vững 15/15 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục. Giáo dục mầm non, có 18 trường, 208 nhóm lớp, 3.985 trẻ; trẻ 5 tuổi 100% đạt yêu cầu trong đó tốt và khá là 80%, trình độ của độ ngũ của giáo viên 100% trên chuẩn. Giáo dục tiểu học, có 24 trường trong đó có 3 trường nhiều cấp; 344 lớp; 5.429 học sinh, 380 phòng học; tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện với tổng số 98 đồng chí đăng ký dự thi, kết quả đạt 82 đồng chí. Giáo dục trung học cơ sở, có 19 trường và 3 trường tiểu học và trung học cơ sở, 137 lớp; 3.898 học sinh; duy trì tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở 15/15 xã thị trấn, đạt tỷ lệ 100%. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm. Hội đồng giáo dục các xã, thị trấn hoạt động ngày càng có hiệu quả, 100% các xã, thị trấn và các cơ quan đơn vị đã thành lập hội khuyến học với nội dung hoạt động thiết thực hiệu quả; các trường đều có Hội cha mẹ học sinh hoạt động thường xuyên tích cực; công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao sự nghiệp giáo dục - đào tạo của toàn huyện [78, tr. 9].

Giáo dục thường xuyên đã có nhiều cố gắng, hình thức đào tạo đa dạng, chất lượng giảng dạy từng bước được nâng lên. Nhiều khóa học tin học, ngoại ngữ, chuyên đề được mở, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên và nhân dân.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, thì giáo dục huyện Võ Nhai vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Đó là, chất lượng đào tạo chưa vững chắc. Sự quan tâm tới giáo dục vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Giáo dục học sinh giỏi nhằm đào tạo nhân tài chưa được chăm lo đúng mức. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Số trƣờng, giáo viên và học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Võ Nhai (từ năm 2005 đến năm 2010)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trƣờng Tiểu học 22 22 22 22 22 24 Trung học cơ sở 19 19 19 19 19 19 Trung học phổ thông 2 3 3 3 3 3 Bổ túc trung học phổ thông 1 1 1 1 1 1 Số giáo viên Tiểu học 412 437 451 474 488 535 Trung học cơ sở 438 402 397 339 347 361 Phổ thông trung học 121 152 159 163 170 175 Bổ túc trung học phổ thông 5 5 5 9 11 13 Số học sinh Tiểu học 6.776 6.531 6.117 5.101 5.278 5.429 Trung học cơ sở 4.835 4.421 4.215 4.019 4.098 3.898 Trung học Phổ thông 1.581 1.780 2.183 2.308 2.308 2.253 Bổ túc trung học phổ thông 67 157 185 172 122 107 Nguồn [64, 65]

3.1.2. Về văn hóa - thông tin - thể thao

Bước vào thời kỳ đổi mới hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao của huyện cũng có bước phát triển mạnh. Tuy nhiên trong hơn 10 năm đầu đổi mới chưa thật sự sâu rộng trong quần chúng, đặc biệt là những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Từ khi nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII ra đời về việc “xây dựng nền văn hóa, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể địa phương, hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, phục vụ tốt yêu cầu chính trị, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao thể lực cho nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành những quy định về cưới xin, ma chay, tích cực phê phán, đấu tranh loại bỏ các hủ tục mê tín dị đoan. Phòng văn hóa - thông tin - thể thao đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các xã, thị trấn làm tốt công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao thiết thực và rộng rãi trên địa bàn, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương đã thực sự đem lại không khí

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 82 - 130)