Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 28 - 33)

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1977), Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Thái vòng 2 (19 - 24/4/1977) đã quyết định: Tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm để làm tròn nhiệm vụ hậu cần tại chỗ cho công nghiệp phát triển và cải tạo đời sống nhân dân. Xuất phát từ đường lối chung, đuờng lối kinh tế của Đảng, Nghị quyết 23, 24 (1977) của Trung ương, Nghị quyết 40, 45, 46 (1977) của Tỉnh ủy Bắc Thái đề ra, trên cơ sở phân tích những mặt mạnh, mặt yếu. Đại hội đại biểu huyện Võ nhai lần thứ XI đã khẳng định: “Nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng bộ là: Quyết tâm củng cố, khôi phục bằng được phong trào hợp tác xã nông - lâm nghiệp, phấn đấu trong một thời gian ngắn sẽ hoàn thành cơ bản về cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất. Đến năn 1978, sẽ tiến hành tổ chức lại sản xuất theo tinh thần Chỉ thị 208/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và NQ 61/CP của Hội đồng Chính phủ trên phạm vi toàn huyện” ……[3, tr. 175, 176].

Về nông nghiệp: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI, lần

thứ XII, Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ đã có nhiều chỉ thị nghị quyết chuyên đề, tập trung lực lượng tiến hành nhiều đợt vận động để củng cố khôi phục phong trào hợp tác xã nông nghiệp. Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng đến tháng 11/1979 toàn huyện đã khôi phục được 30 hợp tác xã, thu hút 39,82% số hộ nông dân vào con đường làm ăn tập thể;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong đó có 1 hợp tác xã toàn xã; các xã Phú Thượng, Lâu Thượng và Quang Sơn đã thanh toán được “xóm trắng” về hợp tác xã.

Vụ mùa năm 1979, các hợp tác xã đã gieo cấy được 1.704 ha, chiếm gần 50% diện tích gieo cấy của toàn huyện. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, một số hợp tác xã chủ động tu sửa mương phai đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, từng bước xây dựng cơ sở vất chất kỹ thuật cho hợp tác xã như: Hợp tác xã toàn xã Quang Sơn xây dựng đập thủy lợi Nà Lay, Hợp tác xã Ba Nhất (Phú Thượng), xây dựng hệ thống truyền thanh và mở đường từ Hợp tác xã đến trục đường của huyện. Hợp tác xã Liên Hồng và Hợp tác xã La Hóa (Lâu Thượng) đầu tư máy kéo, máy xay xát phục vụ nhu cầu sản xuất và chế biến lương thực của nhân dân. Cơ cấu mùa vụ trong các hợp tác xã tựng bước được chuyển đổi. Diện tích lúa vụ xuân và cây mầu, chủ yếu là ngô, khoai lang, khoai sọ ngày càng tăng. Một số hợp tác xã còn đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích cấy lúa, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong huyện, trong tỉnh. Năm 1980 diện tích gieo trồng đạt 5.591 ha, tăng hơn năm 1979 là 518 ha. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 11.613 tấn, tăng so với năm 1979 là 2000 tấn; trong đó thóc đạt 8.926 tấn, màu quy thóc (Ngô, Đỗ tương…) 2.646 tấn, cây Mía từ 225 ha năm 1979, lên 464 ha năm 1980 [3, tr. 176, 177, 204].

Ngành chăn nuôi nhìn chung có chiều hướng phát triển, nhưng chậm. Việc nuôi lợn vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống, kết quả: Năm 1977 đàn trâu có 13.128 con, đàn lợn có 11.475 con, năm 1979 đàn trâu có 13.764 con, đàn lợn có 11.890 con. Năm 1980 tổng số đàn lợn tăng 0,62%, đàn trâu giảm 12,9% so với năm 1979. Đàn gia cầm toàn huyện có trên 116.000 ngàn con [3, tr.181, 204].

Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100- CT/TW chủ trương: Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện Chỉ thị 100, Tỉnh ủy Bắc Thái đã chỉ đạo mỗi huyện, thành thị trong tỉnh chọn một số hợp tác xã chỉ đạo làm điểm rút kinh nghiệm. Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy. Nghị quyết số 01 của Đảng bộ huyện lần thứ XIII năm 1983 đã xác định:

“Xây dựng và củng cố phong trào hợp tác xã; phát triển sản xuất, coi sản xuất nông nghiệp là mặt trận sản xuất hàng đầu. Đồng thời lấy công tác xây dựng Đảng làm chỗ dựa để đẩy phong trào đi lên”.

Số nông hộ tham gia hợp tác xã ngày một đông. Tỷ lệ nông dân vào hợp tác xã tăng từ 29,9% năm 1982, lên 51,15% năm 1983, đến năm 1985, toàn huyện có 86 hợp tác xã với 4.577 hộ, đạt 82,62%. Không chỉ tăng về số lượng, phong trào hợp tác xã còn được nâng cao về chất lượng, hợp tác xã loại khá năm 1983 là 25%, đến năm 1985 là 58,3%. Số hợp tác xã đạt bình quân 5 tấn thóc trở lên trên 1 ha lúa 2 vụ ngày càng nhiều. Năm 1984 có 10 hợp tác xã, năm 1985 có 15 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn/ha. Trong đó có 3 hợp tác xã đạt trên 7 tấn/ha đó là: Đồng Chuối (Dân Tiến), Tiền Phong (Đình Cả), Phượng Hoàng (Phú Thượng) [3, tr. 225].

Ngành Vật tư nông nghiệp khai thác nguồn hàng cung ứng đầy đủ, kịp thời vật tư nông nghiệp cho nông dân. Năm 1983 bán cho nhân dân toàn huyện 320,2 tấn phân đạm urê; 29,6 tấn sun phát; 11,7 tấn ka ly; lượng thuốc trừ sâu tăng gấp 1,43 lần.

Năm 1983, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực của toàn huyện đạt 5.418,7 ha, tổng sản lượng quy thóc đạt 12.133,5 tấn. Trong đó diện tích lúa đạt 4.323 ha, năng suất bình quân đạt 23,53 tạ/ha [31, tr. 218]. Năm 1984, các chỉ tiêu lương thực phần lớn đều thấp so với năm 1983 cụ thể: Tổng sản lượng lương thực giảm 654 tấn, trong đó thóc giảm 525 tấn, ngô giảm 146 tấn…[3, tr. 220].

Để khắc phục tình trạng yếu kém trong năm 1984, bước vào năm 1985, với mục tiêu coi sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, Ban chấp hành Đảng bộ huyện chỉ đạo tập trung vào các khâu: Giống, phân bón, thủy lợi kết hợp với đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vốn cho các vùng trọng điểm, tạo ra vùng giống thuần chủng, phục vụ cho gieo trồng vùng lúa cao sản, nâng cao sản lượng thóc.

Sự quyết tâm cao, chỉ đạo quyết liệt nên kết quả phát triển nông nghiệp năm 1985 có bước tiến bộ vượt bậc cả về diện tích, năng suất và sản lượng lúa. Tổng diện tích lúa đạt 3.535 ha (đạt 101,17% kế hoạch); trong đó diện tích lúa tăng 356,6 ha, năng suất đạt 34,84 ta/ha (đạt 103,3% kế hoạch). Năng suất lúa bình quân đạt 26,18 ta/ha; diện tích cây màu có 1.061 ha, sản lượng màu quy thóc đạt 2.342 tấn. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 11.597,6 tấn; bình quân lương thực cho một khẩu ở khu vực nông nghiệp là 216,59 kg/năm [3, tr. 220].

Trong chăn nuôi vẫn giữ được nhịp độ phát triển bình thường. Năm 1983, đàn trâu có 14.780 con; trong đó trâu cày, kéo có 9.414 con, tăng 0,23%. Đàn lợn có 12.800 con; trong đó lợn thịt có 12.450 con, lợn nái 350 con, tăng 1,18% so với năm 1982 [3, tr.218]. Từ năm 1984 trở đi, do thành lập được Trạm thú y nên việc chăm lo, theo dõi, tiêm phòng cho gia súc được quan tâm và có hiệu quả thiết thực. Năm 1984, toàn huyện có 538 con trâu, 788 con lợn bị dịch bệnh được cứu chữa kịp thời, cũng từ đó làm cho đàn gia súc ngày một tăng, nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư. Năm 1985, tổng số đàn trâu có 13.216 con, vượt 4% so với chỉ tiêu; đàn lợn tuy không đạt chỉ tiêu về số lượng (có 11.939 con, đạt 85,2%), nhưng toàn huyện đã có 2.961 con lợn lai kinh tế (137,4% kế hoạch), mở ra phương hướng mới cho ngành chăn nuôi lợn thịt ở địa phương [3, tr. 222, 223].

Song song với sản xuất nông nghiệp, hệ thống thủy lợi được quan tâm và phát triển với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hệ thống mương, hồ, đập thủy điện đã được làm từ trước như: Suối Bùn (Tràng Xá), Cây Hồng (Lâu Thượng), Cầu Quýt (La Hiên), đập Ao Mỏ (Lâu Thượng), đập Nà Kháo (Phú Thượng)… Đến năm 1983, toàn huyện đã dốc sức xây dựng và hoàn thành 5 trên tổng số 7 công trình thủy lợi (hồ, đập, mương, phai), chủ động tưới tiêu cho 90 ha ruộng lúa cấy từ 1 vụ trở thành 2 vụ. Huy động được 21.254 công lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động đào, đắp được 13.000m3

đất, đá, sản xuất 1.480m3 đá hộc, tổng khối lượng xây lắp đạt gần 140 m3, trong đó có 24,3m3

bê tông. [3, tr. 218].

Về lâm nghiệp:Là một huyện vùng cao, đất lâm nghiệp chiếm tới 66,41%

diện tích của toàn huyên, nhân dân các dân tộc trong huyện sống phụ thuộc nhiều vào nguồn khai thác lâm sản. Song sản xuất lâm nghiệp vẫn ở trong tình trạng mất cân đối giữa khai thác với trồng mới và khoanh nuôi bảo vệ rừng. nạn khai thác bừa bãi và phát rừng, làm nương rẫy vẫn chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu, do vậy chưa phát huy được thế mạnh là kinh tế rừng. Công tác lãnh đạo, quản lý bảo vệ rừng của Huyện ủy và chính quyền được quan tâm.

Năm 1980, Lâm trường quốc doanh hoàn thành tất cả các chỉ tiêu từ khai thác, tu bổ, đến trồng rừng. Trong năm 1980 Hợp tác xã Ba Nhất (Phú Thượng), khai thác gần 1.000m3 gỗ [3, tr. 204]; bên cạnh đó lâm trường còn kết hợp giữa sản xuất lâm nghiệp với nông nghiệp để giải quyết vấn đề lương thực cho công nhân.

Năm 1983, Lâm trường Võ Nhai tiếp tục giữ vững danh hiệu lá cờ đầu của tỉnh Bắc Thái, trồng rừng được 128,1 ha đạt 101,66% kế hoạch; tăng 14,77% so với năm 1982, chăn sóc rừng đạt 100% kế hoạch; khai thác 3480 m3, đạt 128% kế hoạch, tăng 9,1% so với năm 1982. Toàn huyện đã giao được 5.888,1 ha rừng và đất rừng (147% kế hoạch) cho 14 hợp tác xã, 2 xóm và 2 đội lâm nghiệp [3, tr. 219]. Nhiệm vụ quản lý tài nguyên rừng có những chuyển biến bước đầu, nhất là sau khi Ban lâm nghiệp được thành lập, Hạt kiểm lâm được củng cố.

Với phương châm là phát triển hài hòa 4 nhiệm vụ: Trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng. Trong hai năm 1984 và 1985, toàn huyện đã trồng được 307 ha (106,6% kế hoạch), chăm sóc và tu bổ 1,050 ha (102% kế hoạch), khai thác 4.500 m3 gỗ tròn, 200 m3 gỗ xẻ (112% kế hoạch), nộp ngân sách nhà nước 2.480.000 đồng. Cũng trong 2 năm đó, đã giao 30.990 ha rừng và đất rừng cho lâm trường quốc doanh và các hợp tác xã quản lý, khai thác [3, tr. 223].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên công tác bảo vệ rừng còn nhiều thiếu sót, tình trạng khai thác lâm sản trái phép, khai thác bừa bãi, phá rừng làm nương rẫy vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi; hàng trăm ha rừng các loại bị tàn phá (kể cả rừng đầu nguồn, rừng già), làm cho diện tích rừng nhanh chóng bị thu hẹp.

Về Công nghiệp, Thủ công nghiệp: Nhìn chung chưa phát triển, toàn

huyện chỉ có 1 xí nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất một số nông cụ phục vụ cho nông nghiệp và gia công một số mặt hàng phục vụ xây dựng cơ bản. Đến năm 1976, toàn huyện chỉ còn duy trì được 2 hợp tác xã thủ công nghiệp đó là: Hợp tác xã gạch ngói có 21 xã viên và Hợp tác xã may mặc với 17 xã viên, nhưng đều ở trong tình trạng yếu kém, hoạt động không hiệu quả.

Trong những năm 1983 - 1985, ngành Công nghiệp và Thủ công nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Công nghiệp cơ khí phát triển khá, giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa và sản phẩm chủ yếu đều đạt từ 125 đến 147% [3, tr. 219, 220]. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên công nghiệp cơ khí của huyện còn nhiều mặt yếu kém, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Sản xuất thủ công nghiệp mà chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, đá) chỉ tiêu giá trị tổng sản phẩm, giá trị hàng hóa, và hàng hóa đều thấp dưới 50% kế hoạch do năng lực quản lý kém, hướng sản xuất chưa rõ.

Công nghiệp và thủ công nghiệp tuy nhỏ bé và chưa đa dạng, song đã góp phần tích cựu vào phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội của huyện, cung ứng dụng cụ cầm tay cho nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ sửa chữa, xây lắp các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng nhà ở cho cơ quan, trường học.

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)