2.2.1.1. Trong nông nghiệp
Nhiệm vụ củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa luôn luôn được Huyện ủy quan tâm, cho nên phong trào hợp tác xã của huyện trong những năm 1986 - 1988 được ổn được ổn định. Năm 1986, củng cố thêm 5 hợp tác xã: Bình Định, Na Giang, Na Đồng (Vũ Chấn), Nà Giàm (Nghinh Tường),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Làng Tràng (Tràng Xá), nâng số lượng hợp tác xã nông nghiệp lên 92 hợp tác xã, với 5.112 hộ xã viên (chiếm 87,75% số hộ nông dân). Hợp tác xã đạt loại khá 48,9%, trung bình 29%. Năm 1987, có 93 hợp tác xã nông nghiệp, với 5.092 hộ xã viên (84,21%). Hợp tác xã tiên tiến 6,5%, loại khá 20,65%, trung bình 36,95% [3, tr. 244, 245].
Trong quá trình củng cố phong trào hợp tác xã, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được chú ý. Đặc biệt là việc chọn giống lúa mới vào gieo trồng như: K3, CR 203, bao thai thuần chủng… đạt được một số kết quả nhất định.
Năm 1988, cung với việc uốn nắn, sửa sai theo đúng tinh thần Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo triển khai Nghị quyết 19 của Ban thường vụ Huyện ủy và hướng dẫn 68 của Ủy ban nhân dân huyện về thực hiện cơ chế khoán mới. Tư tưởng chỉ đạo của Huyện ủy là không làm đại trà, mà tập trung chỉ đạo điểm, có tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn huyện. Cuối năm 1988 toàn huyện có 20 trên tổng số 98 hợp tác xã nông nghiệp thực hiện khoán gọn, số còn lại thực hiện khoán theo tinh thần Chỉ thị 100 [3, tr. 246].
Trong trồng trọt: Tính chung năm 1986 diện tích gieo trồng các loại cây trong toàn huyện đạt 4.788,96 ha, năng suất lúa bình quân đạt 22,5 ta/ha; tổng sản lượng quy thóc đạt 10.657,05 tấn (86,97% kế hoạch), trong đó: Thóc đạt 8.501,94 tấn; sản lượng các cây công nghiệp ngắn ngày như: Cây Lạc 75,89 tấn (32,02% kế hoạch), năng suất bình quân 4,36 ta/ha (55,18% kế hoạch); cây Đỗ tương 174,55 tấn (96,9% kế hoạch), năng suất bình quân đạt 9,2 tạ/ha (102% kế hoạch); cây Mía 7,214,9 tấn (94,93% kế hoạch), năng suất bình quân đạt 407,3 ta/ha (101,8% kế hoạch) [3, tr. 248, 249].
Năm 1987, tổng sản lượng lương thực được tăng lên trong đó, sản lượng thóc đạt 9.246,85 tấn (tăng 744,91 tấn so với năm 1986). Sản lượng các cây công nghiệp ngắn ngày như: Cây Lạc 133,9 tấn (48,3% kế hoạch), năng suất bình quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5,54 tạ/ha (70,12% kế hoạch); cây Đỗ tương 175,49 tấn, năng suất bình quân đạt 9,51 tạ/ha (103% kế hoạch); cây Mía 6.949,6 tấn (86,87% kế hoạch), năng suất bình quân đạt 405,2 ta/ha (101,3% kế hoạch) [3, tr. 248, 249].
Trong hai năm đầu (1986 – 1987) của sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, sản xuất nông nghiệp của huyện có sự chuyển biến rõ rệt, từng bước ổn định đời sống của nhân dân. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa kịp thời; một số địa phương còn chậm đổi mới, nên vẫn dùng nhiều loại giống đã thoái hóa, năng xuất thấp; sự chỉ đạo ở cơ sở và các hợp tác xã không sát. Trình độ thâm canh cũng như việc tận dụng các nguồn phân bón để phục vụ sản xuất mới ở mức độ thấp, cá biệt có hợp tác xã vẫn còn cấy chay [3, tr. 249, 250].
Ngày 05/4/1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10 “về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, gọi tắt là khoán 10. Đây là Nghị quyết quan trọng, thể hiện sự đổi mới sâu sắc trong chính sách kinh tế đối với nông nghiệp và nông thôn nước ta, là sự cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng ta trong nông nghiệp, bước đầu thể hiện và nâng cao cơ chế khoán sản phẩm trong hợp tác xã. Nghị quyết 10 nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, khai thác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, tăng nhanh sản lượng nông sản và hàng hóa. Thực hiện tốt chương trình lương thực và thực phẩm trên cơ sở hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Mở rộng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nông thôn mới, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ba lợi ích (cá nhân, tập thể, và Nhà nước), đổi mới tổ chức cán bộ phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các hợp tác xã đã thực hiện giao quỹ đất đến từng hộ xã viên, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất. Hợp tác xã là đơn vị chủ quản, hộ xã viên là đơn vị nhận khoán của hợp tác xã, có quyền sử dụng đất lâu dài từ 10 - 15 năm với mức khoán ổn định, tạo điều kiện cho các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất. Có thể nói rằng, nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quyết 10 đã tạo ra sự đột phá cho nông nghiệp nước ta, phù hợp với hoàn cảnh khách quan, yêu cầu sản xuất nông nghiệp, hợp với lòng dân nên được nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, về việc đổi mới công tác quản lý nông nghiệp. Đến cuối năm 1988 so với năm 1986, tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng 1.076 tấn; sản lượng ngô tăng 30,8%, thuốc lá tăng 650%, lạc tăng 96,7%; đàn trâu, đàn bò tăng 1,8%, đàn lợn tăng 28,7%. Cân đối mức ăn năm 1988 trong khu vực nông nghiệp đạt 18,2 kg/người/tháng, khu vực xã hội đạt 19,7 kg/người/tháng [3, tr. 266].
Năm 1989, Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ huyện Võ Nhai đã đề ra phương hướng phát triển giai đoạn 1989 - 1990 một cách toàn diện về kinh tế, xã hội: “Lãnh đạo thực hiện tốt ba chương trình kinh tế do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra. Giữ vững và nâng cao chất lượng các hợp tác xã hiện có; phát triển, nâng cao chất lượng các hợp tác xã mua bán; từng bước xóa bỏ bao cấp, đẩy mạnh và làm tốt hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho kinh tế gia đình phát triển” [3, tr. 267].
Khó khăn lớn khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 1989 - 1990 là: Phong trào hợp tác xã ở một số nơi trong huyện đã bắt đầu xuất hiện những biểu hiện phước tạp. Tình trạng đòi ruộng đất ông cha, tranh chấp đất đai, mua bán ruộng đất xảy ra, làm cho một số hợp tác xã ở Bình Long, Tràng Xá, Phương Giao… đứng trước nguy cơ tan vỡ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền từ huyện đến xã, vận dụng cơ chế khoán theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nên phong trào hợp tác xã được khôi phục, xã viên phấn khởi sản xuất, đời sống của người lao động được nâng lên so với trước. Tuy nhiên phong trào hợp tác xã vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế; phần lớn các hợp tác xã vẫn còn khoán trắng, sản xuất độc canh, nhận thức không đúng về quyền quản lý và sử dụng đất, buông lỏng lãnh đạo, ỷ lại cấp trên….những hạn chế này dần dần được giải quyết trong những năm tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển quan trọng, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng như việc đưa các giống lúa mới có năng xuất cao vào sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm trong thời kỳ này đạt 11.391,19 tấn, tăng hơn so với năm trước 1,36%, đạt 98,9% so với mục tiêu đề ra. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đỗ tương, thuốc lá, mía) cũng tăng so với những năm trước [3, tr. 275].
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp trong những năm 1989 - 1990 chưa đạt được các chỉ tiêu đề ra cả về diện tích và năng suất, nhưng trình độ sản xuất được nâng lên. Mặc dù có những hạn chế, nhưng quan trọng hơn là bước đầu đã hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp, việc thực hiện nông – lâm kết hợp bước đầu đã có những tiến bộ. Các loại cây trồng cũng phát triển khá đa dạng, vượt ra khỏi tích chất tự cấp, tự túc, trên địa bàn huyện lần đầu tiên xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi. Những chuyển biến đó đã khơi dậy tinh thần làm chủ, tính năng động sáng tạo của người dân, tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ở giai đoạn sau.
Từ nửa sau năm 1991, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ, ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện thế giới. Ở trong nước, trải qua 4 năm thực hiện đổi mới (1986 – 1990), kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, điều đó khảng định đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội VI (12/1986) là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển. Nhưng các thế lực thù địch ra sức chống phá cách mạng Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta phải trải qua nhiều thử thách, gay go, tình hình đó tác động đến tất cả các tầng lớp trong xã hội.
Tình hình đó tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện. Trong bối cảnh lịch sử ấy, tháng 12/1991 Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XVI (vòng 2) được triệu tập. Vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI vào tình hình thực tế ở địa phương, Đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hội lần thứ XVI của huyện đã nêu rõ mục tiêu tổng quát cần đạt được trong những năm 1991 - 1995 là: “Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát huy tiềm năng thế mạnh và sức lao động nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Giữ vững sự ổn định về chính trị, xây dựng Đảng bộ vững mạnh, phát huy tốt hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước, đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới” [32, tr. 2].
Trong 5 năm, sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển mạnh, đặc biệt là khâu giống, năng suất bình quân hai vụ từ 24,5 tạ/ha (năm 1991), tăng lên 32,2 tạ/ha (năm 1995). Tổng sản lượng lương thực quy thóc, năm 1991 là 9.062,7 tấn, đến năm 1995 là 15.498,7 tấn. Sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm thời kỳ này là 11,35%. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày được chú trọng phát triển mạnh trên đất đồi, đất bãi…nhìn chung sản lượng qua các năm đều tăng: Cây đỗ tương năm 1991 đạt 204,9 tấn, năm 1995 là 789,9 tấn; cấy mía năm 1991 đạt 5.670 tấn, năm 1995 là 12.356 tấn; cây lạc năm 1991 đạt 47,9 tấn, năm 1995 là 189, 46 tấn; cây chè năm 1991 đạt 196,8 tấn, năm 1995 là 328 tấn [3, tr. 297].
Từ nửa sau thập kỷ 90, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động và diễn biến phước tạp. Ở trong nước, công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra những thay đổi cùng với những thuận lợi mới. Công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Chính quyền ở huyện Võ Nhai đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2000). Đại hội Đảng lần XVII năm 1996 của huyện đã đề ra mục tiêu tổng quát trong 5 năm 1996 - 2000 là: “Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện phải tập trung sức lực, tranh thủ thời cơ đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát huy tiềm năng, thế mạnh, kết hợp tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh, cải thiện một bước đời sống mọi mặt của nhân dân” [33, tr. 9].
Ngày 06/11/1996, tại kỳ họp lần thứ 10, Quôc hội khóa VI đã ra Nghị quyết chia tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Kạn, hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01/01/1997. Sự kiện đó tác động đến nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Thái nói chung, Võ Nhai nói riêng. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, nhân dân các dân tộc trong huyện kiên trì khắc phục khó khăn, phấn đấu đạt kết quả trên hầu hết các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội do nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đề ra.
Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp từ 1996 – 2000 đã có nhiều bước tiến mới. Ngoài việc đầu tư thâm canh, đã đẩy mạnh việc áp dụng nhiều biện pháp đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống lúa mới có năng suất cao vào trong sản xuất. Dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp về phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm, công tác thủy lợi được đẩy mạnh; chính sách hỗ chợ giá về giống, về giá cước cũng được áp dụng. Phong trào cơ giới hóa nông nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh (kể cả các xã vùng cao như: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thần Sa…cũng đã mua sắm thêm máy cày mi ni); trong hai năm 1996 – 1997, toàn huyện có 150 máy cày mi ni, trên 250 máy bơm nước, hơn 300 máy xay xát các loại. Những yếu tố tích cực đó đã góp phần làm cho nền sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh [3, tr. 317].
Năm 1998 sản lượng thóc đạt 12.869,5 tấn (bằng 98% kế hoạch); sản lượng màu đạt 2.729,5 tấn (bằng 79,8% kế hoạch); các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: Cây đỗ tương đạt 1.579 tấn; cấy mía đạt 14.072 tấn; cây lạc đạt 317,4 tấn; cây chè đạt 562,5 tấn [49, tr. 4].
Năm 1999, điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở cho nên kết quả đạt được đều vượt so với năm 1998; sản lượng thóc đạt 13.692,5 tấn (đạt 100% kế hoạch);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Màu đạt 3.329,5 tấn (đạt 97,2% kế hoạch); cây ngô năng suất đạt 22 tạ/ha, sản lượng 160,6 tấn; các loại cây công nghiệp ngắn ngày cũng được chú trọng phát triển nhưng chưa đều, chưa ổn định. Riêng cây thuốc lá diện tích đạt 141,2% kế hoạch và bằng 110,5% so với năm 1998. Công tác khuyến nông đã trở thành cầu nối giữa khoa học kỹ thuật và thị trường với nông dân, mở được 124 lớp tập huấn với gàn 4.000 người tham dự, tổ chức 13 cuộc hội thảo đầu bờ, xây dựng 17 ô mẫu trình diễn [50, tr. 5].
Như vậy tổng sản lượng lương thực quy thóc trong 5 năm (1996 - 2000) đều tăng với tốc độ bình quân là 4,25% trên năm. Sản lượng thóc năm 1996 đạt 12.916 tấn, năm 2000 là 14.920 tấn; sản lượng lương thực quy thóc năm 1996 đạt 16.704 tấn, năm 2000 là 18.000 tấn. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày đều tăng theo hàng năm và về cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Cây đỗ tương năm 1996 đạt 630 tấn, năm 2000 đạt 1.056 tấn; cây mía năm 1996 đạt 17.892 tấn, năm 2000 đạt 36.930 tấn; cây lạc năm 1996 đạt 225 tấn, năm 2000 đạt 233 tấn; cây chè năm 1996 đạt 2.215 tấn, năm 2000 giảm xuống còn 645 tấn [34, tr. 11, 12].
Năm 2001 là năm đầu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Đứng trước nhiều cơ hội và thách thức ở khu