PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam giai đoạn 2013 đến 2018 (Trang 34 - 56)

3.2.1 Phân tích yếu tố bên ngoài

3.2.1.1 Kinh tế:

- Tình hình kinh tế chung của nƣớc ta:

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu ngƣời. Tổng Thu nhập nội địa GDP năm 2011 là 124 tỷ USD. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô

[28]

34 và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trƣơng xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.. [29]

Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do đa phƣơng với các nƣớc ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phƣơng.

Kinh tế Việt Nam dƣới sự điều hành của chính phủ còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, các vấn đề tồn tại gắn liền với gốc rễ của bất ổn kinh tế vĩ mô đã ăn sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại của nền kinh tế nƣớc này, cộng với việc điều hành kém hiệu quả, liệu dẫn đến liên tục gặp lạm phát cũng nhƣ nguy cơ đình đốn nền kinh tế.

- Ngành dịch vụ hàng hải:

Theo nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09-02-2007 của Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa X về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định rõ, ngành kinh tế hàng hải đƣợc ƣu tiên thứ hai trong thứ tự phát triển kinh tế biển, chỉ đứng sau khai thác, chế biến dầu khí (đứng trên khai thác và chế biến hải sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển). Vận tải biển đƣợc coi là một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn và trƣớc mắt cùng với công nghiệp đóng tàu cần đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển. [30]

Trong thực tế, gần 2 năm sau khi Chiến lƣợc biển ra đời, ngành kinh tế hàng hải đã có sự phát triển vƣợt bậc. Mặc dù có nhiều nỗ lực và đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, nhƣng hiện trạng của ngành kinh tế hàng hải vẫn đang tồn tại một số vấn đề bất cập, chậm đƣợc khắc phục về quy hoạch cảng biển, cơ cấu đầu tƣ, nguồn nhân lực,…

Mặt khác, làn sóng khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, mà còn tác động nghiêm trọng tới từng lĩnh vực, ngành kinh tế, trong đó có ngành kinh tế hàng hải.

- Thị trƣờng vận tải biển:

Thị trƣờng vận tải biển đang trên đà suy thoái trầm trọng, nhiều công ty trong nƣớc và thế giới đã phải lâm vào tình trạng phá sản hoặc rút lui khỏi ngành. Từ tháng 9- 2008 đến nay, nền kinh tế và tài chính Mỹ có nhiều bất ổn lớn đã kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế cả thế giới. Nhu cầu sản xuất và tiêu dùng giảm mạnh dẫn đến tình trạng thừa cung trọng tải. Cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng tàu quốc tế làm nhiều hãng tàu vận tải biển trên thế giới bị phá sản hay bị thôn tính, điển hình nhƣ: Hapag – Lloyd (Đức), C & Lines (Hàn Quốc), Syms (Trung Quốc),… cũng đã tác động mạnh tới đội tàu vận tải biển trong nƣớc. [31]

Trong vòng 4 tháng qua, giá cƣớc vận tải biển của một số doanh nghiệp đã giảm 30% – 70%, thậm chí với loại tàu hàng khô có trọng tải 40.000 DWT – 100.000 DWT giảm tới 90%. Lãnh đạo Công ty Vận tải biển Đông (Tập đoàn Vinashin) cho biết, tàu chở hàng rời cỡ lớn (cape size, panamax) tuyến Trung Quốc – Bra-xin, giá cƣớc vận tải hiện nay chỉ còn 6 USD – 8 USD/tấn; trong khi trƣớc đó, giá cƣớc lên tới 100 USD – 105 USD/tấn. [29] http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Vi%E1%BB%87t_Nam [30] http://luatminhkhue.vn/trong-tai/mot-so-van-de-ve-kinh-te-hang-hai-viet-nam-hien-nay.aspx [31] http://luatminhkhue.vn/trong-tai/mot-so-van-de-ve-kinh-te-hang-hai-viet-nam-hien-nay.aspx

35 Khủng hoảng kinh tế đã tạo ra nhiều khó khăn cho nguồn nhân lực vận tải biển: trả lƣơng và chế độ đãi ngộ không tƣơng xứng cho đội ngũ sĩ quan, thuyền viên; một số doanh nghiệp vận tải biển giảm hoạt động kinh doanh do nhu cầu vận tải thu hẹp lại; cơ sở vật chất cho khâu thực hành còn thiếu và lạc hậu sẽ càng chậm đƣợc đổi mới và phát triển;…

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế hàng hải, nhất là vận tải biển đã và đang tiếp tục đặt ra một số vấn đề: thiếu thuyền trƣởng có tay nghề cao cho nên khi mua tàu lớn, kỹ thuật hiện đại, hầu hết các công ty vận tải biển Việt Nam phải chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê ngƣời nƣớc ngoài điều khiển; non kém về trình độ ngoại ngữ, khi đi làm cho chủ tàu nƣớc ngoài, sĩ quan, thuyền viên Việt Nam chấp nhận thua thiệt về tiền công so với lao động nƣớc ngoài mặc dù thời gian và hiệu quả làm việc nhƣ nhau.

Thói quen “Hàng Việt đi tàu ngoại” hay xuất khẩu hàng hóa (bán) theo phƣơng thức FOB (Free On Board), nhập khẩu hàng hóa (mua) theo phƣơng thức CIF (Cost – Insuarance – Freight) đang là vấn đề làm hạn chế sự phát triển của ngành hàng hải nƣớc nhà.

3.2.1.2 Văn hóa, xã hội

Nền kinh tế phát triển đã giúp cải thiện đời sống ngƣời dân, tuổi thọ trung bình tăng và các mối quan hệ xã hội cũng có nhiều thay đổi. Đây là một trong những chỉ tiêu đã đƣợc thực hiện tốt, chứng tỏ sức khỏe ngƣời dân ngày càng đƣợc bảo vệ bởi sự tiên tiến của y học và công nghệ. Mặt khác, yếu tố sức khỏe là một yếu tố quan trọng thể hiện sự bền bỉ, linh hoạt và khả năng chịu đựng trong môi trƣờng làm việc đầy khắc nghiệt (về thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, thời gian làm việc…) của các sĩ quan thuyền viên.

Cuộc sống đƣợc cải thiện làm cho con ngƣời ngày càng có nhiều nhu cầu hơn và mong muốn đƣợc đáp ứng (ăn ở, đi lại, kinh doanh, vận chuyển…). Điều này là cơ hội lớn cho các ngành dịch vụ phát triển trong đó có ngành dịch vụ hàng hải.

Ngƣời dân có trình độ học vấn cao ngày càng tăng. Đồng thời tỷ lệ mù chữ của ngƣời dân Việt Nam đƣợc giảm xuống mức thấp nhất, tỉ lệ ngƣời biết chữ chiếm khoảng 97% vào năm 2012.

Việt Nam gia nhập các tổ chức thế giới. cùng với sự giao thoa văn hóa đã làm cho tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ giao tiếp không thể thiếu trong việc kinh doanh với ngƣời nƣớc ngoài. Ngoài ra một số ngôn ngữ khác cũng đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…

3.2.1.3 Chính trị

Việt Nam là nƣớc đƣợc các tổ chức quốc tế thừa nhận là có nền chính trị ổn định nhất khu vực Châu Á. Đây là một lợi thế để thu hút vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài đối với nƣớc ta.

Nhƣng những năm gần đây, nƣớc ta gặp một số bất ổn về chính trị nhƣ: biến động chính trị ở khu vực Tây Nguyên và gần đây nhất là sự bất ổn ở khu vực Biển Đông. Điều này đã gây khó khăn cho việc giao thƣơng ở gần khu vực xảy ra tranh chấp này.

3.2.1.4 Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin ở nƣớc ta đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Các ứng dụng của công nghệ thông tin đối với đời sống ngày càng phổ biến. Đối với ngành dịch vụ hàng hải, công nghệ thông tin cũng rất quan trọng và ảnh hƣởng nhiều trong việc quản lý, giao dịch, định vị tàu, tìm đƣờng (bằng Google Maps)…Nó trở thành

36 không thể thiếu trong việc trao đổi thông tin và ra quyết định hằng ngày. Mặt khác, nếu một công tin nắm bắt thông tin thị trƣờng kém sẽ để lỡ cơ hội kinh doanh, hoặc thiếu thông tin về đối thủ sẽ bị tấn công bất ngờ.

Các thiết bị viễn thông dùng trong ngành hàng hải ngày càng hiện đại hơn, tốc độ phủ sóng cao và mạnh. Vì vậy khi có tàu gặp nạn, sẽ giúp cho công ty nhanh chóng phát hiện và kịp thời ứng cứu.

3.2.1.5 Môi trƣờng cạnh tranh

Ngoài các công ty trong nƣớc nhƣ Công Ty TNHH Quản Lý Tiếp Vận Liên Minh (ALLIANCE), Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco), Công ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn (SSC) …thì những đối thủ hàng đầu về vận tải biển hiện nay mà công ty Vitranschart phải đối mặt, đó là những hãng tàu của nƣớc ngoài (đặc biệt là các hãng tàu Trung Quốc). Sự suy giảm của ngành vận tải biển đã khiến cho nhiều đội tàu vận tải khổng lồ nằm dài vì “thất nghiệp” bên các cảng biển (Trung Quốc là một bằng chứng sống về sự xuống dốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới). Nhiều con tàu trong số này đang phải lần hồi ra nƣớc ngoài kiếm việc. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nƣớc lân cận, vì thế không thể nào tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt với các hãng tàu này của Trung Quốc.

Các hãng tàu nƣớc ngoài này có một ƣu điểm đó là có nguồn vốn mạnh. Vì thế, khi họ thực hiện chiến lƣợc giảm cƣớc vận chuyển để giằng co khách hàng với nhau, nhằm mục đích có hàng để chở trên tàu, đã khiến cho ngành vận tải biển của chúng ta gặp nhiều biến động. Mặt khác, các hãng vận tải nƣớc ngoài có thế mạnh về công nghệ, thiết bị nâng hạ container theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Đồng thời, họ có các cảng có sức chứa lớn dành cho các tàu có công suất lớn, còn các công ty vận tải biển và nhà nƣớc Việt Nam chƣa có khả năng cải thiện điều này. Vì vậy, khi có những chuyến tàu có công suất lớn cần bốc dỡ, các công ty Việt Nam phải thông qua bên thứ ba để nhận sự hỗ trợ về việc bốc dỡ, xếp hàng và mƣợn nhờ các cảng biển lớn của họ. Chính vì thế, đã làm tăng chi phí và thời gian lên nhiều lần khi phải thông qua bên thứ ba (nhật, Trung Quốc, Thái Lan…) trong khi giá cƣớc lại giảm.

Bên cạnh đó, các công ty vận tải biển của Việt Nam còn non yếu và phụ thuộc nhiều vào sự quản lý, hỗ trợ của nhà nƣớc chứ chƣa thực sự vững vàng bằng chính năng lực tài chính của mình, eo hẹp về vốn đầu tƣ và cũng chƣa tạo đƣợc sự khác biệt riêng so với đối thủ, chƣa linh hoạt đƣợc tải trọng của các tàu ví dụ nhƣ Vinalines, Vinaship, Vitranschart…. Trong tình hình hiện nay, các công ty này đang gánh một khoản nợ rất lớn và gây ra nhiều biến động trong thị trƣờng vận tải biển, ảnh hƣởng đến các công ty cùng ngành.

=> Nhìn chung, trong khoảng thời gian này là giai đoạn cực kì khó khăn của nhiều công vận tải biển, không ngoại trừ Vitranschart. Các đối thủ trong nƣớc dù lớn mạnh nhƣng vẫn phụ thuộc vào vốn vay và chịu nhiều áp lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, các đối thủ trong nƣớc của công ty thƣờng tập trung chuyên về vận tải biển nên mức độ bị rủi ro rất lớn khi nền kinh tế bị biến động. Còn các đối thủ nƣớc ngoài (các hãng tàu Trung Quốc) tuy mạnh về nguồn vốn, có cƣớc phí vận chuyển rẻ nhƣng chƣa đảm bảo đúng chất lƣợng, uy tín và tiến độ công việc, chƣa tạo đƣợc sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, đây sẽ là một cơ hội cho Vitranschart cũng nhƣ các công ty vận tải biển Việt Nam khẳng định lại mình trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mà công ty Vitranschart đang thực hiện là rất quan trọng, giúp công ty giảm thiểu nhiều rủi ro, ngoài ra việc tìm nguồn vốn vay có lãi suất thấp và thị trƣờng mới cũng rất quan trọng. Hiện nay, quan hệ hợp tác kinh doanh và giao thƣơng

37 buôn bán đã đƣợc mở rộng qua nhiều châu lục, đây là cơ hội tốt cho Vitranschart, nếu công ty biết nắm bắt và có những chiến lƣợc cụ thể và hợp lý trong tƣơng lai.

3.2.1.6 Cơ Hội

Kinh tế nƣớc ta đang trên đà phát triển và ổn định, điều này đã mang lại rất nhiều cơ hội để Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam mở rộng thị phần và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Vì thế, công ty cần phải tận dụng triệt để các cơ hội, phát huy thế mạnh để có thể đạt đƣợc những mục tiêu đã đặt ra trong tƣơng lai. Sau đây là một số thuận lợi mà công ty cần nắm bắt:

- Nhiều công ty cùng ngành bị phá sản hoặc rút lui khỏi ngành, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội lớn để công ty nắm bắt và mở rộng thị phần, vƣợt xa hơn các đối thủ khác nếu công ty kịp thời thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay.

- Công nghệ - kỹ thuật phát triển sẽ giúp đỡ rất nhiều cho công ty trong việc quản lý hiệu quả thông tin, liên lạc đến việc rút ngắn thời gian vận chuyển, nâng cao công suất, chất lƣợng, tiết kiệm nhiên liệu… để có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ : nhanh gọn, hiệu quả và an toàn.

- Nhà nƣớc khuyến khích đầu tƣ cho các ngành dịch vụ, tạo nhiều điều kiện về

vay vốn và luật pháp giúp doanh nghiệp phát triển qui mô và đầu tƣ sản xuất. Các thể chế tiếp tục củng cố, tạo thuận lợi nhƣ thủ tục hải quan, cải cách hành chánh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu vực và thế giới.

- Gia nhập WTO và các tổ chức khác, giúp mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nƣớc ngày càng đƣợc mở rộng. Điều này giúp công ty có thể mở rộng thêm nhiều thị trƣờng mới đầy tiềm năng.

- Sự đổi mới về cách thức thanh toán và phƣơng tiện vận chuyển giúp công ty làm tốt hơn trong dịch vụ vận chuyển và làm hài lòng khách hàng.

- Lao động trong nƣớc trẻ, dồi dào có khả năng học hỏi nhanh…

- Thị trƣờng trong nƣớc giàu tiềm năng (thiếu hụt tàu có tải trọng nhỏ).

- Nền kinh tế, chính trị trong nƣớc khá ổn định tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng tốt hơn. Nhà nƣớc đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và sẽ đầu tƣ pháttriển khu cảng nƣớc sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đƣờng bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đƣờng bộ cao tốc, đƣờng sắt xuyên Á…

3.2.1.7 Thách thức

Năm 2013 đƣợc dự báo còn khó khăn hơn năm 2012 do thị trƣờng vận tải biển chƣa cải thiện trong khi phải gánh chịu những hậu quả của năm trƣớc.

- Kinh doanh trong điều kiện thiếu vốn trầm trọng nên việc vừa duy trì hoạt động vừa trả nợ khách hàng là một nhiệm vụ rất khó khăn.

- Trƣớc mắt, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ đặc biệt chƣa tạo ra hành lang vận tải đa phƣơng thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lƣợng cao cho hàng hóa giữa các phƣơng thức đang ngày càng lớn.

- Ngoài ra tình hình thời tiết xấu, sức khỏe thuyền viên cũng làm kéo dài thời gian chuyến, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh. Nguồn nhân lực làm dịch vụ chƣa qua đào tạo bài bản và còn thiếu, yếu, chƣa đáp ứng, đặc biệt thiếu các chuyên

38 viên giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các bộ phận kinh doanh dịch vụ của công ty.

- Yêu cầu của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ ngày càng khắt khe hơn so với trƣớc.

- Sự lớn mạnh về của nhiều đối thủ cạnh tranh ngoài nƣớc gây nhiều áp lực cho

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam giai đoạn 2013 đến 2018 (Trang 34 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)