Hoàn thiện hệ thống đào tạo, phát triển nhân viên

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh viettel hà nội 1 (Trang 47 - 59)

Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nhân viên, phân bổ thời gian đào tạo hợp lí

Theo như phần đánh giá đã nêu thì việc đào tạo và phát triển nhân viên hiện nay tại Chi nhánh vẫn còn chưa tập trung, chưa mang lại hiệu quả cao, việc sắp xếp thời gian đào tạo chưa phù hợp. Việc hoàn thiện hơn phương pháp đào tạo sẽ giúp Chi nhánh có thêm những nhân viên vừa giỏi nghiệp vụ vừa giỏi các kĩ năng mềm khác và giúp phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn trong mỗi nhân viên. Chi nhánh cần tập trung vào việc tổ chức các khóa học ngắn hạn gắn liền với thực tế như đi xuống các địa bàn trung tâm để khảo sát tình hình, nhận diện các tình huống thực tế và tìm ra giải pháp xử lí. Và Chi nhánh cũng cần giúp những nhân viên mới được chuyển từ EVN Telecom sang đảm nhận công việc tốt hơn bằng cách cho họ tham gia khóa tập huấn ngắn hạn về chuyên môn khoảng 1 tuần khi họ đã làm việc được khoảng từ 2 đến 3 tháng để họ biết được chính xác yêu cầu công việc, chức năng và nhiệm vụ của mình sau khi đã có thời gian tiếp xúc với công việc. Sau khi có sự chỉ dẫn và được tập huấn như vậy, họ sẽ có thể tự tin đảm nhiệm công việc và làm việc

cách linh hoạt trong xử lí tình huống khi gặp phải, vừa giúp họ có thêm kiến thức học được từ các khóa học áp dụng vào công việc hiện tại của họ. Bên cạnh đó Chi nhánh không nên mở các khóa học dàn trải sẽ tốn rất nhiều chi phí và lãng phí thời gian, gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh. Các khóa học không nên bắt các nhân viên học nhiều mà có thể học ít nhưng học chất lượng, hiểu kĩ các chi tiết, các vấn đề liên quan.

Khi Chi nhánh mở lớp học đào tạo nghiệp vụ, các cán bộ nhân viên sẽ vừa phải giải quyết các công việc tại Chi nhánh vừa phải tham gia đào tạo, như vậy đây sẽ là một trở ngại với họ. Chính vì vậy Chi nhánh cần sắp xếp và phân bổ lịch học một cách hợp lí để họ có thể tập trung vào việc đào tạo một cách tốt nhất. Phân lớp đào tạo các kĩ năng riêng như kĩ năng quản lí bán hàng, kĩ năng đàm phán với khách hàng,,,.nên được tách riêng và phù hợp với từng phòng ban. Giả sử như khi có lịch đào tạo nghiệp vụ quản lí bán hàng trong 1 tháng đối với phòng điều hành bán hàng, Chi nhánh nên tóm gọn nội dung đào tạo trong 1 tuần nhưng vẫn phải đảm bảo đủ kiến thức, nghĩa là trong 1 tháng sẽ có 4 tuần đào tạo và cùng một nội dung. Như vậy mỗi tuần sẽ đào tạo một số lượng cán bộ nhân viên nhất định, hiện phòng có 28 người sẽ được chia ra 7 người/ 1 tuần, tất cả họ đều được đảm bảo công bằng trong việc đào tạo, ai cũng được học như ai. Mà khi chia nhỏ nhóm đào tạo như vậy sẽ vừa đảm bảo được chất lượng đào tạo vừa đảm bảo được việc hoàn thành tiến độ công việc. Khi quân số ít, việc học của cán bộ nhân viên sẽ được chỉ bảo tận tình hơn từ các chuyên gia hay những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm, với công việc ở phòng sẽ phân bổ đều cho các nhân viên chưa tham gia đào tạo làm cùng để kịp tiến độ công việc và những nhân viên đi học sẽ toàn tâm toàn ý tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt hơn. Như vậy chất lượng đào tạo sẽ được tăng lên và thúc đẩy sự phát triển của Chi nhánh.

Kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và kiểm tra tập trung. Người học tự tham gia việc học, tìm tài liệu tham khảo trên internet nhưng kết quả kiểm tra đánh giá cần tập trung có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ coi thi. Như vậy mới đảm bảo được người học có ý thức học nghiệp vụ tránh hình thức học chỉ để đối phó với việc kiểm tra, học xong lại không giúp được gì cho công việc. Chi nhánh nên đề bạt với lãnh đạo của Tập đoàn trang bị thêm phòng máy để có thể kiểm tra đào tạo cũng như thi

lần kiểm tra, thi kết thúc thử việc đều phải đi mượn máy của các phòng ban khác vì thế gây nên khó khăn và không có đủ cán bộ coi thi.

Chi nhánh nên khuyến khích việc chủ động tự học cả về nghiệp vụ và về văn hóa ứng xử tại Chi nhánh. Thay vì chỉ học kiến thức và cách học thì nay nên học tổng hợp học cả nghiệp vụ và cả lối sống, văn hóa Viettel và lấy văn hóa này làm nền tảng ứng xử. Tạo động lực giúp nhân viên thay vì không tin vào bản thân mình thì có tới 90% năng lực chưa được đánh thức. Cần có nghị lực vào bản thân và cố gắng để vượt qua thử thách. Chi nhánh nên khuyến khích các cán bộ nhân viên không đi theo lối mòn, phải luôn sáng tạo và có cách xử lí linh hoạt trong công việc, phải tự mình nghĩ ra cách của riêng mình.

KẾT LUẬN

Quản trị nguồn nhân lực đang ngày khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Trong suốt thời gian qua, quản trị nguồn nhân lực là sự quan tâm hàng đầu của Chi nhánh. Mặc dù Chi nhánh đã đạt được những thành tích nhất định song việc quản trị nguồn nhân lực vẫn còn gặp phải một số những hạn chế cần phải khắc phục. Khi khắc phục được những hạn chế này, chắc chắn Chi nhánh sẽ có được một đội ngũ nhân viên giỏi và sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

khái quát về quản trị nguồn nhân lực bao gồm các phần về khái niệm, đặc điểm, vai trò, các hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực trong chương 1. Từ cơ sở lí thuyết đó, em đã đi vào tìm hiểu về thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Chi nhánh Viettel Hà Nội 1 trong chương 2. Trong chương này, em đã tập trung tìm hiểu và phân tích về tình hình quản trị nguồn nhân lực tại Chi nhánh như về cơ cấu nguồn lực,các vấn đề trong hoạt động tiền tuyển dụng, tuyển dụng và hậu tuyển dụng tại Chi nhánh. Từ những tìm hiểu về thực trạng đó để đưa ra những đánh giá, nhận định của mình về những thành tích đã đạt được và những hạn chế cần phải khắc phục trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại Chi nhánh Viettel Hà Nội 1. Dựa trên những cơ sở đánh giá đó em đã đưa một số giải pháp của mình giúp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực tại Chi nhánh trong chương 3.

Trong khoảng thời gian thực tập tại Chi nhánh Viettel Hà Nội 1, em đã tập trung vào nghiên cứu vấn đề quản trị nguồn nhân lực và rút ra được những kết quả cũng như những hạn chế cần khắc phục của Chi nhánh. Em nhận thấy việc quản trị nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là chỉ dựa vào ý nghĩ chủ quan của các nhà quản trị mà còn là sự khéo léo, óc phán đoán, bản lĩnh của nhà quản trị với nhân viên của mình, cách xử lí những tình huống sao cho phù hợp và làm hài lòng nhân viên. Đối với từng hoạt động trong quản trị nguồn nhân lực đều cần đến sự nhạy cảm, tư duy và khéo léo từ các nhà lãnh đạo. Bên cạnh đó, em còn nhận thấy các hoạt động trong quản trị nguồn nhân lực từ việc hoạch định tuyển dụng cho đến đào tạo và phát triển nhân viên đều cần phải có sự hài hòa và thống nhất. Như vậy, từ những đánh giá về hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Chi nhánh và những kinh nghiệm rút ra cho bản thân, em có thể đưa ra một số giải pháp để góp một phần vào công tác quản trị nguồn nhân lực tại đây để giúp phần nào hoàn thiện hệ thống quản trị nguồn nhân lực tại Chi nhánh Viettel Hà Nội 1.

Để hoàn thiện bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp này, em đã được cọ xát thực tế và tìm hiểu về thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Chi nhánh, cố gắng thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin tài liệu. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế nên bài thu hoạch thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá từ phía thầy cô để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.

1. PGS.TS Trần Kim Dung, 2011, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.

2. ThS. Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (Chủ biên), 2007,

Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

3. ThS Vũ Thị Hương Giang, slide bài giảng Quản trị nguồn nhân lực. 4. Dương Hoài Nhung (MBA), slide bài giảng Quản trị học.

5. Nguyễn Hữu Thân, 2008, Quản trị nguồn tài nguyên nhân sự, NXB Lao động Xã hội.

6. Lan Stagg, Mary Coulter, Rolf Bergman, Stephen P. Robbins, 2003,

Management (3rd edition), bản dịch Quản trị học, 2007, Đại học ngoại thương.

7. Báo cáo tóm tắt đánh giá năm 2011 và kế hoạch SXKD năm 2012 của Chi nhánh Viettel Hà Nội 1.

8. http://www.viettel.com.vn/blog-45-47-1-1488-Su-lua-chon-khong-sai- lam.html, truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2012.

9. http://www.viettel.com.vn/blog-45-47-1-876-Chuyen-dung-nhan-o- VIETTEL.html, truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2012.

10. http://www.vietteltelecom.vn/tuyen-dung/chi-nhanh-viettel-ha-noi-1-can- tuyen-nhan-vien.html, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012.

11. http://vef.vn/2010-03-29-viettel-hon-50-lanh-dao-la-the-he-tre, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012.

1. Người báo cáo: Trần Huệ Linh 2. Lớp: Anh3 CĐ5

3. Thời gian thực tập tại Chi nhánh: Từ ngày 06/02/2012 đến ngày 12/04/2012 4. Các yêu cầu trong thời gian thực tập: Chấp hành đúng nội quy, quy định của Chi

nhánh và làm theo sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách. 5. Công việc thực tập tại Chi nhánh

Công việc được

giao Nội dung công việc Cán bộ phụ trách

Tuần 1

Phân loại, sắp xếp hồ sơ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xem xét các thông tin và các giấy tờ yêu cầu cho mỗi bộ hồ sơ của từng cán bộ công nhân viên, Phân loại, sắp xếp hồ sơ theo đúng hướng dẫn và cất vào đúng nơi quy định cho từng cấp bậc trong Chi nhánh. Chị Nguyễn Thị Hằng – nhân viên phụ trách về quản lí hồ sơ – phòng Tổ chức chính trị Tuần 2 Thực hiện chương trình Happy Call của Viettel

Gọi điện cho khách hàng để giới thiệu dịch vụ mới và lợi ích của dịch vụ này. Hướng dẫn khách hàng cách đăng kí và tiếp nhận thông tin từ khách hàng, ghi lại và tổng hợp cácthông tin đó. Chị Lương Thị Thanh Sử - Phó phòng Điều hành bán hàng Tuần 3 Tiếp nhận và sàng lọc phiếu thăm dò khách hàng của 15 quận huyện tại khu vực Hà Nội 1

Xem xét các thông tin trên các phiếu gửi về so với quy định, loại bỏ những phiếu không hợp lệ. Tổng hợp các phiếu hợp lệ và tính số phần trăm các phiếu hợp lệ của quận huyện và ghi chép lại thông tin gửi lại cho cán bộ phụ trách.

Chị Nguyễn Thu Hiền – nhân viên chuyên phụ trách về việc quản lí các cửa hàng giao dịch – phòng điều hành bán hàng 6. Đánh giá mức độ hoàn thành thực tập

Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh, em đã được sự giúp đỡ, chỉ bảo từ các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Chi nhánh đã tạo điều kiện để em được làm việc thực tế và rút ra các kinh nghiệm cho bản thân. Trong tuần đầu tiên, em được làm việc tại phòng tổ chức chính trị, được phân công làm công việc phân loại hồ sơ. Khi thực hiện công việc này, em được tìm hiểu yêu cầu về các giấy tờ cần có trong mỗi

vào Chi nhánh. Bên cạnh đó, em cũng được tìm hiểu thêm về cách thức, quy trình tuyển dụng vào Chi nhánh, cách thức đào tạo và phát triển nhân viên khi được làm cùng với các nhân viên trong phòng Tổ chức chính trị. Trong tuần thứ 2, khi được giao nhiệm vụ là gọi điện cho khách hàng để giới thiệu về dịch vụ mới, em đã học được cách xử lí tình huống với những khách hàng khó tính, cách quản lí thời gian trong công việc và cách đẩy nhanh mức độ làm việc của mình để có thể hoàn thành tốt yêu cầu là gọi 110 cuộc điện thoại mỗi ngày. Luôn cẩn thận trong công việc và cách sắp xếp, quản lí quỹ thời gian cho hợp lí, cách tiếp nhận giấy tờ và bàn giao công việc là những gì em đã học được trong tuần thứ 3 thực tập tại Chi nhánh. Em được nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn từ các nhân viên trong phòng tổ chức chính trị và phòng điều hành bán hàng, đặc biệt là 2 người phụ trách chị Sử và chị Hiền, được học hỏi về kinh nghiệm quản lí của các chị.

Trong khi thực hiện các công việc này, em được áp dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tế, phân tích, đánh giá những vấn đề trong sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Trong thời gian thực tập, em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng nội quy, quy định của Chi nhánh về giờ giấc làm việc, cách ứng xử, các yêu cầu trong công việc. Mặc dù việc vận dụng những lý thuyết trong sách vở vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã giúp em rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn. Đây thực sự là một sự chuẩn bị tốt để cho em sau khi ra trường bước vào môi trường công việc.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Phân bổ nhân sự các Trung Tâm Quận/Huyện của Hà Nội năm 2011

STT Đối tượng HN1 BDH CGY DDA HBT HKM HMI LBN THO TXN DAH GLM SSN TTI TLM MLH

1 Điểm bán 49 4 3 3 5 3 5 3 2 3 4 2 3 3 4 2 2 KHDN 26 2 2 3 2 2 2 3 1 2 1 1 1 1 2 1 3 HTĐB 51 5 5 5 3 3 4 3 2 5 3 2 3 2 4 2 4 Tổ trưởng CD Huyện 16 1 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 5 Cửa hàng 180 9 22 21 14 7 12 13 11 17 5 11 5 7 21 5 Tổng 322 21 34 34 25 16 24 23 17 28 14 17 13 14 32 11 % Nhân sự 7% 11% 11% 8% 5% 7% 7% 5% 9% 4% 5% 4% 4% 10% 3%

Nguồn: Báo cáo tóm tắt đánh giá tại Chi nhánh năm 2011

CHI NHÁNH VIETTEL HÀ NỘI 1

PHÒNG:……… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

THEO DÕI CHẤM CÔNG THÁNG …2012

Ngày … tháng …năm 2012

1. Tổng quân số của đơn vị: … 2. Quân số có mặt làm việc: … 3. Quân số vắng mặt: …

4. Chi tiết nhân viên vắng mặt:…

STT Mã NV Họ tên Chấm công Ghi chú

1 VT001 Nguyễn Văn A X: 8

2 VT009 Nguyễn Thị B P: 8 Nghỉ phép 1 buổi

NGƯỜI LẬP THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Từ viết tắt Chú giải Từ viết tắt Chú giải

BĐH Quận Ba Đình CSKH Chăm sóc khách hàng

CGY Quận Cầu Giấy ĐHKT Điều hành kĩ thuật

DDA Quận Đống Đa KHDN Khách hàng doanh

nghiệp

HBT Quận Hai Bà Trưng SXKD Sản xuất kinh doanh

HKM Quận Hoàn Kiếm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HMI Quận Hoàng Mai

LBN Quận Long Biên

THO Quận Tây Hồ

TXN Quận Thanh Xuân

DAH Huyện Đông Anh

GLM Huyện Gia Lâm

MLH Huyện Mê Linh

TLM Huyện Từ Liêm

TTI Huyện Thanh Trì

SSN Huyện Sóc Sơn

Bảng 2.1: Doanh thu của Chi nhánh 2010- KH 2012...22

Bảng 2.2Cơ cấu nhân sự tại Chi nhánh...24

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh viettel hà nội 1 (Trang 47 - 59)