CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.5.2. Ong ngoại ký sinh Bracon sp.
3.5.2.1. Số ong trưởng thành vũ hóa từ một vật chủ
Sâu non Ấu trùng KS Xác sâu non Kén KS
Hình 3.22. Ấu trùng và kén ong ký sinh loài Bracon sp.
(Ảnh: Đặng thị Hoa)
Kết quả điều tra và nuôi sinh học trong phòng thí nghiệm cho thấy những sâu non E. zinckenella bị nhiễm ong ngoại ký sinh thường ở tuổi lớn (tuổi 4 và tuổi 5). Ong cái ký sinh thường đẻ một số trứng lên cơ thể vật chủ, sau khi nở từ trứng, ấu trùng ngoại ký sinh dinh dưỡng bằng cách hút dịch cơ thể sâu non của vật chủ, chúng lớn lên và tăng nhanh về mặt kích thước. Sau khi giết
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sâu non chết vật chủ, ấu trùng ký sinh rời bỏ cơ thể (xác) vật chủ và làm kén mỏng màu trắng. Những vật chủ bị nhiễm ong ngoại ký sinh lúc đầu vẫn dinh dưỡng và hoạt động bình thường sau đó ngừng ăn và chết khi ký sinh chuyển sang giai đoạn nhộng.
Tất cả sâu non vật chủ bị nhiễm ký sinh đều không lột xác. Hiện tượng này đã được Vũ Quang Côn (2005) khẳng đinh khi nghiên cứu loài ngoại ký sinh trên sâu hại lúa. Dường như những ấu trùng ngoại ký sinh sống trên vật chủ, dinh dưỡng bằng dịch huyết vật chủ đồng thời tiết ra một chất nào đó có khả năng kìm hãm sự phát triển và lột xác của sâu non vật chủ. Đặc tính thích nghi này đảm bảo cho ký sinh tồn tại trên thân vật chủ, nó sẽ không bị bật ra khỏi vật chủ vì vật chủ không lột xác. Tính chất này của ong ngoại ký sinh khác hẳn với nội ký sinh, bởi vì những sâu non vật chủ sau khi bị nhiễm nội ký sinh vẫn lột xác bình thường cho tới khi ấu trùng ký sinh chui ra khỏi cơ thể chúng [1].
Bảng 3.8. Số lƣợng ấu trùng ngoại ký sinh Bracon sp. hoàn thành sự phát triển trên một sâu non E. zinckenella
Số ong từ 1 vật chủ Số lần xuất hiện Số ong cái Số ong đực
1 5 0 5 2 4 1 7 3 6 3 15 4 2 1 5 5 4 5 15 6 2 6 6 7 3 9 12 8 1 2 6 11 1 7 4 16 1 6 10 Tổng 36 41 87
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trongtổng số 36 sâu non E. zinckenella bị nhiễm ký sinh loài Bracon sp. có 30 trường hợp ký vũ hóa thành 128 ong trưởng thành. Số ong ký sinh Bracon
sp. hoàn thành sự phát triển của mình trên 1 sâu non vật chủ E. zinckenella là rất khác nhau, thấp nhất là 1 cá thể trưởng thành/1 vật chủ, cao nhất là 16 cá thể/1 vật chủ, trung bình là 4,3 cá thể trưởng thành/1 vật chủ. Tỷ lệ giới tính cũng thay đổi ở từng trường hợp nhưng tỷ lệ này luôn ưu thế cho ong đực, trong 128 mẫu ong trưởng thành thì có đến 87 mẫu là ong đực (bảng 3.8).
3.5.2.2. Thời gian sống của ong trưởng thành trong phòng thí nghiệm
Kết quả theo dõi thời gian sống của ong trưởng thành Bracon sp. trong phòng thí nghiệm cho thấy, thức ăn bổ sung là mật ong nguyên chất có khả năng kéo dài đáng kể thời gian sống của ong trường thành so với không cho ăn bổ sung (bảng 3.9 và hình 3.23)
Bảng 3.9. Thời gian sống của ký sinh trƣởng thành Bracon sp. trong phòng thí nghiệm
Thời gian Min Max Trung bình
Không ăn bổ sung ♂ 1 21 9,3 ♀ 4 13 7,9 Ăn bổ sung mật ong ♂ 4 82 21,4 ♀ 4 56 22,2
Thời gian theo dõi từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2008 trong phòng thí nghiệm thấy, khi không cho ăn bổ sung, ong ký sinh trưởng thành sống tương đối lâu, ong đực sống dài nhất là 21 ngày, trung bình là 9,3 ngày; ong cái sống ngắn hơn, dài nhất là 13 ngày, trung bình là 7,9 ngày. Trong khi đó, khi được ăn bổ sung là mật ong nguyên chất, ong trưởng thành đực sống dài nhất tới 82 ngày, trung bình là 21,4 ngày; ong cái sống dài nhất tới 56 ngày, trung bình là 22,2 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 2 4 6 8 10 12 14 0 1 2 4 5 6 7 9 11 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 28 31 32 36 47 51 54 56 64 82
Thời gian sống (ngày) Số cá thể
Không ăn Ăn mật ong
Hình 3.23. So sánh thời gian sống của Bracon sp. ở 2 chế độ thức ăn
Thời gian sống tương đối dài của ong ký sinh trưởng thành khi chúng được thức ăn bổ sung. Trong tự nhiên, nguồn thức ăn bổ sung luôn có sẵn đó là phấn và mật các hoa cây dại, tuy nhiên, tỷ lệ ký sinh của loài này lại không cao (chiếm 16,81% tổng số ký sinh). Điều này có thể được giải thích bởi lý do đây là loài ngoại ký sinh, ong trưởng thành cái đẻ trứng ở bên ngoài cơ thể vật chủ, vì vậy những trứng và các ấu trùng của loài này khi nở ra gặp nhiều rủi ro hơn so với các loài nội ký sinh có trứng được đẻ bên trong cơ thể sâu non, ấu trùng nở ra sống an toàn hơn bên trong cơ thể vật chủ. Vì vậy, đối với ong ngoại ký sinh này, để đảm bảo duy trì nòi giống chúng bắt buộc tiến hóa theo hướng phải duy trì quần thể ở mật độ cao, số trứng đẻ lên một cơ thể vật chủ nhiều hơn và ong trưởng thành cần phải có khả năng kéo dài tuổi thọ. Đây không chỉ là đặc tính thích nghi của loài ong vàng nhỏ ngoại ký sinh sâu đục quả đậu E. zinckenella mà còn bắt gặp ở nhiều loài ngoại ký sinh khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn