Mẫu vật được xử lý theo 2 phương pháp: mẫu ướt và mẫu khô. - Mẫu ướt: Mẫu được định hình và bảo quản trong cồn 70%
- Mẫu khô: Để xử lý mẫu của sâu hại và ký sinh trưởng thành. Mẫu được cắm ghim trực tiếp hoặc sử dụng giấy góc nhọn để dán mẫu và được sấy khô.
Mẫu ong ký sinh trưởng thành được làm khô từ mẫu ướt theo phương pháp sau:
Bước 1: Bỏ cồn 70% đi rồi ngâm mẫu vào hỗn hợp cồn (96%) và xylen theo tỷ lệ 6 : 4 trong 24 giờ hoặc lâu hơn.
Bước 2: Cho mẫu đã qua bước 1 vào dung dịch Amylacetate hoặc n-butyl acetate trong 24 giờ hoặc lâu hơn.
Bước 3: Cho mẫu ra đĩa petri có lót giấy thấm lọc để sấy khô.
Mẫu khô hoặc mẫu ướt đều được đính kèm với nhãn gồm các thông tin sau: địa điểm điều tra, cây trồng, ngày thu mẫu, ngày vật chủ (ký sinh) vào nhộng, ngày vật chủ (ký sinh) vũ hóa và người thu mẫu. Nhãn được ghi bằng bút chì mềm, bút không phai trong cồn hoặc được đánh máy và in.
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học. Các chỉ số được tính toán theo công thức sau:
Tổng số sâu non bị nhiễm bởi ký sinh
- Tỷ lệ ký sinh chung (%) = x 100
Tổng số sâu non theo dõi
Tổng số sâu non bị nhiễm bởi 1loài ký sinh
- Tỷ lệ (%) các ký sinh = x 100 Tổng số sâu non bị nhiễm bởi ký sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thời gian sống trung bình của ong ký sinh trưởng thành ni x i
Thời gian = (ngày)
N
Với ni: số cá thể sống đến ngày thứ i