0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phương pháp điều tra ngoài thực địa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ XUẤT HIỆN VÀ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG TRONG QUẦN THỂ CỦA HAI LOÀI SÂU ĐỤC QUẢ ĐẬU MARUCA VITRATA FABRICIUS VÀ ETIELLA ZINCKENELLA TREITSCHKE; THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA KÝ SINH SÂU NON CỦA CHÚNG Ở KHU VỰC HÀ NỘI (Trang 30 -31 )

Để xác định sự xuất hiện và phổ ký chủ của 2 loài đục quả đậu, chúng tôi tiến hành điều tra những cây họ đậu có trên đồng ruộng vào tất cả các tháng trong năm theo phương pháp điều tra tự do, thường được lặp lại 1 - 2 tuần/lần. Thời gian điều tra thường vào buổi sáng, tổng thời gian trong mỗi lần điều tra là 2,5 giờ (từ 8h00 - 10h30).

Khi điều tra trên các cây đậu, chúng tôi tìm kiếm và ngắt các lá bị quấn, các hoa bị héo hoặc các quả đậu có lỗ đục và có phân bên ngoài (thường ở đó chúng tôi thu được sâu non của M. vitrata) hoặc các quả đậu trên có những chấm đen, những vẩy nhựa hoặc lỗ đục rất nhỏ (trong những quả đó, thường thu được sâu non E. zinckenella). Trên lạc, chúng tôi tìm ngắt các nõn lá có tơ quấn lại với nhau hoặc các lá non bị gập hai mép lại tạo thành một khoang rỗng ở trong, bên trong thu được sâu non M. vitrata. Trên muồng, chúng tôi ngắt những chùm hoa hoặc quả muồng có những đốm thẫm màu hoặc có lỗ đục nhỏ, tách quả ra, bên trong thường thu được sâu non hoặc kén ký sinh sâu non E. zinckenella.

Để so sánh ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hóa học tới mật độ của sâu non M. vitrata và tỷ lệ các loài ong ký sinh chúng trên hoa và quả đậu đũa, chúng tôi chọn thu mẫu trên 2 ruộng đậu đũa có diện tích tương đương nhau (gần 2 sào bắc bộ) và cùng thời điểm gieo trồng, cùng chế độ chăm sóc ở xã Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nôi. Ruộng thứ nhất, trong cả vụ không phun bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào. Ruộng thứ hai, thuốc trừ sâu hóa học được phun theo người dân, trong cả vụ, thuốc được phun 2 lần, lần 1 là khi cây đậu được 3 - 4 lá kép để trừ sâu khoang và sâu cuốn lá, lần 2 là khi đậu ra hoa rộ, thuốc được phun ngày 18.V.2007 để trừ sâu đục quả đậu. Sâu non thu được trên hoa và quả từ 2 ruộng này được theo dõi riêng rẽ trong phòng thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ XUẤT HIỆN VÀ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG TRONG QUẦN THỂ CỦA HAI LOÀI SÂU ĐỤC QUẢ ĐẬU MARUCA VITRATA FABRICIUS VÀ ETIELLA ZINCKENELLA TREITSCHKE; THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA KÝ SINH SÂU NON CỦA CHÚNG Ở KHU VỰC HÀ NỘI (Trang 30 -31 )

×