Thành phần và vai trò của ký sinh sâu non Etiella zinckenella

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự xuất hiện và thay đổi số lượng trong quần thể của hai loài sâu đục quả đậu maruca vitrata fabricius và etiella zinckenella treitschke; thành phần và vai trò của ký sinh sâu non của chúng ở khu vực hà nội (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thành phần và vai trò của ký sinh sâu non Etiella zinckenella

Kết quả điều tra sâu đục quả đậu E. zinckenella trên cả cây trồng và cây dại thuộc họ đậu cho thấy trong tổng số 902 sâu non thu được có 202 trường hợp sâu non bị nhiễm ký sinh (chiếm 22,4%). Các loài ký sinh thuộc 2 họ Braconidae (4 loài) và Ichneumonidae (1 loài). Cả 5 loài ong ký sinh đều ký sinh ở pha sâu non loài sâu đục quả E. zinckenella, trong đó có 4 loài là nội ký sinh, còn 1 loài ngoại ký sinh (ong vàng nhỏ Bracon sp.) có vai trò quan trọng thứ 2 trong tập hợp ký sinh sâu non E. zinckenella (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Thành phần ký sinh E. zinckenella trên các cây họ đậu ở khu vực Hà Nội

STT Tên ký sinh Pha bị ký

sinh Tỷ lệ (%) (N = 202) Cây vật chủ (số sâu bị KS) Họ Braconidae

1 Apanteles hanoii Tobias

& Long Sâu non 76,73

Muồng (152) Đậu đen (3)

2 Apanteles taragamae

Viereck Sâu non 2,48 Muồng (5)

3 Bracon sp. Sâu non 17,81 Muồng (35)

Đậu trạch (1)

4 Tropobracon luteus

Cameron Sâu non 0,5 Đậu đen (1)

Họ Ichneumonidae

5 Trathala flavo-orbitalis

(Cameron) Sâu non 2,48

Muồng (3) Đậu xanh (2)

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong 4 loài nội ký sinh, loài ong đen kén đơn trắng A. hanoii là loài có hiệu quả ký sinh cao nhất (76,73%). Kết quả này cho thấy, ngoài sâu cuốn lá đậu đỗ Omiodes indicata, sâu đục quả E. zinckenella cũng được coi là vật chủ chính của ong đen A. hanoii. Trước đây, loài ong này chỉ được biết đến như là loài ong ký sinh chuyên hóa ở sâu non cuốn lá đậu tương Omiodes indicata. Gần đây, chúng tôi còn phát hiện ra loài A. hanoii còn ký sinh ở sâu non sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis [16].

Riêng loài ong đen kén chùm trắng A. taragamae ở Đài Loan được Huang (2001) ghi nhận là ký sinh chiếm vai trò chủ yếu (92,2% tổng số ký sinh) trong việc hạn chế số lượng sâu đục quả M. vitrata. Tuy nhiên, ở khu vực Hà Nội và phụ cận khi nghiên cứu tập hợp ký sinh của M. vitrata chúng tôi lại không thu được loài ong này từ loài đục quả M. vitrata trong khi đó chỉ gặp A. taragamae,

ký sinh ở loài đục quả E. zinckenella với tỷ lệ rất thấp (2,48%).

Trong tập hợp ký sinh từ E. zinckenela còn gặp loài ong vàng

Tropobracon luteus (Braconidae). Trước đây, loài ong này được biết đến là loài ký sinh phổ biến ở sâu non loài sâu đục thân Scirpophaga incertulas hại lúa. Điều này chứng tỏ T. luteus từ lúa chuyển sang và sâu đục quả là vật chủ phụ của chúng khi trên cánh đồng không có sâu đục thân hại lúa.

Kết quả điều tra còn cho thấy, trong tổng số 902 sâu non E. zinckenella thu được có 202 sâu non bị nhiễm bởi tập hợp ký sinh, trong đó có 195 trường hợp sâu non thu được trên muồng, các ong ký sinh thu được từ 195 sâu non này thuộc 4 loài là A. hanoii, A. taragamae, Bracon sp. và T. flavo-orbitalis. Chỉ có 7 trường hợp sâu non trên ba loài cây trồng: đậu trạch, đậu xanh và đậu đen bị nhiễm ký sinh, các loài ong ký sinh thu từ các sâu non này là 4 loài

A. hanoii, Bracon sp., T. luteusT. flavo-orbitalis. Điều này chứng tỏ vai trò của các loài ong ký sinh cùng tồn tại ở mức độ thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự xuất hiện và thay đổi số lượng trong quần thể của hai loài sâu đục quả đậu maruca vitrata fabricius và etiella zinckenella treitschke; thành phần và vai trò của ký sinh sâu non của chúng ở khu vực hà nội (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)