Ong đen ngực nâu đỏ Therophilus javanus (Bhat & Gupta)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự xuất hiện và thay đổi số lượng trong quần thể của hai loài sâu đục quả đậu maruca vitrata fabricius và etiella zinckenella treitschke; thành phần và vai trò của ký sinh sâu non của chúng ở khu vực hà nội (Trang 58 - 62)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5.1. Ong đen ngực nâu đỏ Therophilus javanus (Bhat & Gupta)

3.5.1.1. Tập tính vào nhộng của Therophilus javanus (Bhat & Gupta)

Ong trưởng thành cái T. javanus đẻ trứng vào sâu non tuổi 2 và 3, ấu trùng ký sinh hoàn thành sự phát triển của mình và chui ra ngoài khi vật chủ tuổi 4 và 5. Trước khi ấu trùng ký sinh chui ra khỏi vật chủ, sâu non vật chủ dệt kén bằng tơ tạo một màng mỏng bọc lấy cơ thể giống như là chúng sắp vào nhộng, hiện tượng này gọi là hiện tượng “chín giả” (hình 3.19a). Từ 1 - 2 ngày sau khi vật chủ tạo thành “tổ nhộng”, ấu trùng ong T. javanus tuổi cuối cùng khi đã sử dụng hết chất dinh dưỡng bên trong vật chủ, chúng tạo thêm 1 lớp kén mỏng và hóa nhộng bên trong kén vật chủ, chúng sử dụng kén này như một lớp bảo vệ bổ sung (hình 3.19b).

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

a) Kén tơ mỏng bao bọc sâu non b) Ký sinh vào nhộng

c) Ong non d) Nhộng ký sinh

Hình 3.19. Một số pha phát triển của ong đen ngực nâu đỏ T. javanus

(Ảnh: Đặng Thị Hoa)

Khi quan sát ký sinh trong phòng thí nghiệm đôi khi chúng bắt gặp hiện tượng sau khi kén màng mỏng của vật chủ được tạo thành, ấu trùng ký sinh mới chui ra khỏi vật chủ nhưng hàm vẫn móc vào thân vật chủ, chúng tiếp tục hút chất dinh dưỡng để kết thúc giai đoạn ấu trùng giống như là ngoại ký sinh (hình 3.20). Khi hút hết chất dinh dưỡng của sâu non vật chủ, ấu trùng ký sinh chuyển sang giai đoạn tiền nhộng, chúng tạo thêm một lớp kén bên trong màng mỏng do sâu non vật chủ tạo ra trước đó. Giai đoạn dệt kén kết thúc, giai đoạn nhộng bắt đầu. Trong 2 trường hợp theo dõi được hiện tượng này, do ký sinh không phát triển được đến trưởng thành, tuy nhiên, dựa vào thời điểm ưu thế của ong đen ngực nâu đỏ T. javanus trên đồng ruộng chúng tôi cho rằng đây là ấu trùng là của loài T. javanus.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sâu non Ấu trùng ký sinh

Hình 3.20. Ấu trùng ký sinh đang hút dinh dƣỡng từ sâu non vật chủ

(Ảnh: Đặng Thị Hoa)

3.5.1.2. Thời gian sống của ong trưởng thành trong phòng thí nghiệm

Hiệu quả hoạt động của ong ký sinh phụ thuộc vào thời gian sống của ong ký sinh trưởng thành đặc biệt là của ong cái. Kết quả theo dõi thời gian sống của ong trưởng thành Therophilus javanus trong phòng thí nghiệm cho thấy thấy thức ăn bổ sung là mật ong pha loãng có khả năng kéo dài đáng kể thời gian sống của ong trường thành (bảng 3.7 và hình 3.21).

Bảng 3.7. Thời gian sống của ký sinh trƣởng thành Therophilus javanus trong phòng thí nghiệm

Thời gian Min Max Trung bình

Không ăn bổ sung ♂ 1 3 1,65 ♀ 1 3 1,7 Ăn bổ sung mật ong ♂ 1 8 4,45 ♀ 1 8 4,85

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Thời gian Số cá thể Không ăn Ăn mật

Hình 3.21. So sánh thời gian sống của T. javanus ở 2 chế độ thức ăn

Khi không cho ăn bổ sung, trưởng thành (cả ong đực và ong cái) chỉ có thể sống dài nhất 3 ngày, trung bình là 1,65 ngày đối với ong đực và 1,7 ngày đối với ong cái. Trong khi đó, khi được ăn bổ sung là mật ong nguyên chất, ong trưởng thành cả đực và cái đều sống được đến ngày thứ 8, thời gian sống trung bình ở con đực là 4,45 ngày, ở con cái là 4,85 ngày. Điều này giải thích hiện tượng vào thời điểm cây đậu ra hoa, thức ăn bổ sung là phấn hoa và mật trong hoa đều thích hợp cho ong dinh dưỡng, vào thời gian này trên đồng ruộng thường thấy ký sinh trưởng thành hoạt động với số lượng lớn và tập trung. Kết quả nuôi sinh học trong phòng thí nghiệm cho thấy tỷ lệ loài T. javanus nói riêng và tập hợp ký sinh nói chung từ sâu non thu được vào giai đoạn đậu rộ hoa và quả non luôn cao nhất. Vì vậy, để bảo vệ các loài ký sinh cần tránh phun thuốc trừ sâu hóa học vào giai đoạn cây đang ra hoa rộ. Việc phun thuốc trừ sâu có thể không chỉ ngăn cản sự thụ phấn của hoa mà còn giết chết các loài ong ký sinh đang hoạt động tìm kiếm vật chủ.

Kết quả theo dõi hoạt động của loài T. javanus cho thấy, trên các ruộng đậu đặc biệt là đậu đen, đậu đũa ong ký sinh thường xuyên hoạt động vào buổi

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sáng, hoạt động dinh dưỡng bổ sung và tìm kiếm vật chủ để ký sinh thường xẩy ra tích cực nhất trong khoảng thời gian từ 8 - 9h (vào tháng 5 và tháng 6 trong năm). Những quan sát ngoài đồng ruộng cũng như kết quả nuôi sinh học cá thể trong phòng thí nghiệm cho thấy ong ký sinh thường tìm và đẻ trứng vào sâu non tuổi nhỏ khi mà sâu non này đang gây hại bên ngoài quả đậu.

Trong tổng số 135 trường hợp sâu non M. vitrata bị nhiễm ký sinh loài T. javanus thì chỉ có 103 trường hợp ký sinh trưởng thành vũ hóa trong số đó có 56 trường hợp là ong cái, 49 trường hợp là ong đực, tỷ lệ giới tính cái : đực của T. javanus trong phòng thí nghiệm là 1,18 : 1.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự xuất hiện và thay đổi số lượng trong quần thể của hai loài sâu đục quả đậu maruca vitrata fabricius và etiella zinckenella treitschke; thành phần và vai trò của ký sinh sâu non của chúng ở khu vực hà nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)