Nguồn kỹ thuật

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược công ty louis vuitton (Trang 34 - 37)

III) NGUỒN GỐC LỢI THẾ CẠNH TRANH 1 Các nguồn lực:

1.1.4. Nguồn kỹ thuật

Qua hơn 150 năm tồn tại và phát triển, công ty đã tạo nên cho mình một thương hiệu thời trang cao cấp Louis Vuitton. Không những thế nó còn là thương hiệu hàng xa xỉ đắt nhất thế giới (21,120 tr USD) và xếp thứ 16 trong top 100 thương hiệu lớn nhất thế giới năm 2009.

Năm 1896, công ty quảng bá và lấy bằng sáng chế quốc tế cho huyền thoại Monogram Canvas. Đó được coi là một nỗ lực thành công trong việc ngăn chặn sản phẩm nhái thương hiệu. Giờ đây, dòng chữ ấy ngày càng được tân trang và trở thành biểu tượng đặc trưng cho sản phẩm LV.

1.2. Vô hình

1.2.1. Nhân sự

Louis Vuitton sử dụng 10.000 nhân viên, trong đó 3.600 người chế tạo túi xách, còn lại phân bổ cho các sản phẩm khác như giày dép, đồng hồ, áo quần, nữ trang,…

Louis Vuitton hoạt động dưới phân quyền của tập đoàn LVMH. Do vậy, hoạt động của nó đều có sự hỗ trợ từ các cố vấn tài chính, quỹ đầu tư và phát triển, …. từ LVMH .

Một số nhà quản trị cấp cao của LVMH đó là:

- Đứng đầu là Arnault, Bernard - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc điều hành: Từ việc thâu tóm hàng chục mác hàng nổi tiếng để cung cấp cho khách hàng, Bernard

xếp thứ 13 trong danh sách 400 tỷ phú giàu nhất thế giới và là một trong những công dân Pháp hiếm hoi có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu. Là người có bề dày kinh nghiệm trong thương trường, ở tuổi 22, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, Bernard Arnault đã bắt đầu tham gia vào công việc kinh doanh xây dựng của gia đình ở công ty Ferrel-Savinel. Một trong những lý do giải thích sự thành công lớn khó tưởng tượng nổi của các thương hiệu thuộc tập đoàn của Bernard ở khắp thế giới là mô hình sáng tạo - quản lý do chính ông đề ra. Ở mỗi thương hiệu là hiện diện song song một nghệ nhân thiết kế và một quản trị viên giỏi. Một người từng làm là nhân viên của Bernard nhận xét về sự "sành điệu" trong cách thức quản trị của ông: "Nối kết một người giỏi tính toán với một nghệ sĩ cùng làm việc trung thực là điều chưa có ai nghĩ đến ngoại trừ tỉ phú này"

- Dưới ông là các cố vấn, chuyên viên về các vấn đề tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp, nguồn nhân sự, truyền thông, quỹ đầu tư phát triển,… Họ đều là những người có tài và được chọn lựa kỹ càng.

Tổng giám đốc điều hành của công ty LV là ông Yves Carcelle - sinh ngày 18.5.1948, làm cho Tập đoàn LVMH từ 1989 với vai trò Giám đốc chiến lược, sau đó giữ chức TGĐ kiêm Chủ tịch HĐQT L.V Malletier. 2004, được bổ nhiệm là thành viên Hội đồng Danh dự, tiếp đó, đã được Bộ Văn hoá Pháp tặng thưởng huân chương Commader (bậc nhất) của The Order of Art and Letters vì những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực văn học-nghệ thuật nước Pháp. Những gì ông làm được để LV có 1 vị trí như ngày nay đủ để người ta gọi ông là "Người đàn ông đằng sau một Đế chế"

Trong nguồn nhân sự của LV, không thể không nhắc tới Marc Jacob- giám đốc sáng tạo của LV. Marc Jacobs là một trong những sinh viên xuất sắc của trường thiết kế Parsons và được xem là cái tên sáng giá nhất trong lịch sử của ngành công nghiệp thời trang với những ý tưởng thời trang ngẫu hứng, táo bạo và phá cách. Dường như không có một hạn mức, quy định nào cho những ý tưởng

của kẻ thiên tài này. Với tài năng, khối óc 'điên rồ' anh đã dẫn đường cho thời trang thế giới.

Hệ thống Louis Vuitton được sắp xếp theo kiểu công ti "Mẹ-Con" với các giám đốc theo từng cấp bậc, ví dụ LV Hà Nội -> LV Việt nam -> LV Đông Nam Á -> LV Châu Á -> LV thế giới, đầu não nằm ở Pháp. Vì vậy, ở mỗi chi nhánh, LV có một giám đốc điều hành riêng và chịu kiểm chặt chẽ từ công ty mẹ (tại pháp). Việc kiểm soát này giúp LV có khả năng nắm bắt thị trường, hệ thống khách hàng, kênh phân phối,… linh hoạt và chính xác.

1.2.2. Sáng kiến

- Các ý tưởng: Từ lúc thành lập đến nay. LV không ngừng đưa ra các ý tưởng mới cho các sản phẩm của mình. Bắt nguồn từ ý tưởng các túi dẹt, có thể dễ dàng xếp thành chồng trong vận chuyển bằng xe lửa, đến Chiếc túi vang bóng một thời - Noe, ban đầu được làm đơn giản để có thể mang được 5 chai champagne nhưng nó đã thành công đến mức hầu hết phụ nữ thượng lưu ở khắp nơi đều mang theo chiếc túi trang nhã này.

Cũng cần nhắc đến những thiết kế khác trong các sản phẩm của Louis Vuitton mà mỗi tên gọi đều gắn liền với một giai đoạn sáng tạo trong lịch sử phát triển: đó là thiết kế vân Epi ra đời vào năm 1985, thiết kế Monogram Vernis do Giám đốc mỹ thuật Marc Jacobs tung ra năm 1988, rồi Monogram mini (1999), Graffiti (2001), Taiga (1993) và Monogram Glacé (2000)...

Giờ đây, MJ ngày càng đưa ra nhiều ý tưởng táo bạo, phá cách, thu hút nhiều khách hàng ở nhiều lứa tuổi nhiều tầng lớp khác nhau. Đó không chỉ là những ý tưởng tập trung vào mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc mà còn ở cả chất liệu sản phẩm (từ các loại vải cho đến chât liệu da dê, da cá sấu, da hươu,…)

- Khả năng cải tiến: Một trong những thành công của LV là từ khả năng cải tiến. Trong khi các thương hiệu nổi tiếng khác đang dần cắt giảm chi phí R&D để

nhận thấy cần đầu tư vào R&D, đem đến cho khách hàng một cái nhìn hoàn toàn mới về sản phẩm. Thay vì trước đây, chỉ nhắm vào giới thượng lưu thì bây giờ tập trung vào cả tầng lớp trung lưu qua khả năng truyền thông và quảng bá thương hiệu của mình. Trước đây, sản phẩm thường là nhân vật quan trọng nhất trong quảng cáo của nhiều hãng thời trang và các thương hiệu nổi tiếng, bên cạnh hình ảnh các cô người mẫu kiểu cách và ít sống động. Tuy nhiên, phương thức quảng cáo mới của Louis Vuitton đã giới thiệu sản phẩm bằng những hình ảnh gần gũi hơn theo tiêu chí “Sản phẩm chỉ là một phần của câu chuyện, là người bạn đồng hành trong chuyến đi, chứ không phải là người hùng, là nhân vật chính.”

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược công ty louis vuitton (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w