Đãi ngộ nhân sự

Một phần của tài liệu Công tác quản trị nhân sự tại Chi nhánh công ty HUDS - Khu đô thị mới Việt Hưng (Trang 25)

Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính.

Đãi ngộ nhân sự là một quá trình liên quan đến suốt cả quá trình làm việc của người lao động, ngay cả khi thôi việc. Bởi vì nội hàm của đãi ngộ nhân sự rộng hơn nhiều so với phạm trù trả công lao động. Suy rộng ra, từ góc độ Quản trị nguồn nhân lực, đãi ngộ nhân sự có thể được hiểu như sau:

Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành những mục tiêu của doanh nghiệp.

Như vậy đãi ngộ nhân sự là một quá trình gồm hai hoạt động có liên quan

chặt chẽ đến thoả mãn hai nhóm nhu cầu cơ bản của người lao động. Đãi ngộ

nhân sự là quá trình mà trong đó thể hiện những vấn đề cơ bản nhất của doanh nghiệp: quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên dưới quyền.

- Vai trò của đãi ngộ nhân sự

+ Đãi ngộ nhân sự là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào người lao động có trình độ là rất cần thiết, tuy nhiên người lao động có trình độ tay nghề cao không có nghĩa là họ sẽ làm việc gắn bó cả đời với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không có chế độ đãi ngộ tốt. Để phát huy mọi năng lực và tiềm năng của mỗi cá nhân thì việc đãi ngộ nhân sự cả về mặt vật chất và tinh thần là cách tốt nhất để khai thác động cơ cá nhân góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả doanh nghiệp.

+ Đãi ngộ nhân sự góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định của doanh nghiệp vì nó cung cấp điều kiện vật chất cho quá trình tái sản xuất giản đơn sức lao

động. Với tư cách là một nguồn nhân lực quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp nhân sự phải được duy trì và cải thiện cả về mặt lượng và chất lượng. Đãi ngộ nhân sự giúp cho doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ cả về trí và lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đãi ngộ nhân sự góp phần mang lại tác dụng tích cực đối với hoạt động quản trị nhân lực khác trong doanh nghiệp.

Trong công tác quản trị nhân sự đãi ngộ nhân sự luôn đi kèm với các hoạt động khác như tuyền dụng, đào tạo và phát triển nhân sự.... Nó hỗ trợ các hoạt động đạt hiệu quả cao, các chính sách đãi ngộ nhân sự như chính sách tiền lương tiền thưởng, các biện pháp đãi ngộ tinh thần thông qua công việc và môi trường làm việc tạo điều kiện thu hút nhân viên và nâng cao khả năng tuyển chọn nhân viên có chất lượng cao trong doanh nghiệp, đồng thời tăng cường khả năng phát triển nhân sự thông qua việc tạo động lực cho mọi thành viên nhất là các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

+ Đãi ngộ nhân sự là tạo động lực kích thích người lao động làm việc. Người lao động trong doanh nghiệp luôn làm việc với động cơ thúc đẩy nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất của họ. Trong quá trình làm việc, người lao động được thừa hưởng những thành quá thông qua việc đãi ngộ nhân sự, được thoả mãn nhu cầu, điều đó lại thúc đẩy họ làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả hơn.

+ Đãi ngộ nhân sự tạo điều kiện để người lao động không ngừng nâng cao đời sống vật chất, giúp họ hài hoà về đời sống xã hội ngày càng văn minh hiện đại. Về mặt chất, các hình thức đãi ngộ tài chính như tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, trợ cấp sẽ giúp người lao động nuôi sống bản thân và gia đình.

Đãi ngộ mang lại niềm tin cho người lao động đối với doanh nghiệp, công việc đối với những người xung quanh đó là sức mạnh tinh thần.

+ Đãi ngộ nhân sự góp phần quan trọng vào việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội, giúp cho xã hội và nền kinh tế có được lực lượng lao động

hùng hậu đáp ứng nhu cầu vế sử dụng lao động cho đất nước. Tạo điều kiện thuận lợi và góp phần trực tiếp vào việc thực hiện chiến lược phát triển của con người. Vì đãi ngộ nhân sự trong các doanh nghiệp luôn là biện pháp lâu dài mang tính chiến lược cho sự phát triển của doanh nghiệp.

- Các hình thức đãi ngộ nhân sự

* Đãi ngộ tài chính

- Đãi ngộ tài chính trực tiếp

+ Tiền lương. Tiền lương là một công cụ đãi ngộ tài chính quan trọng nhất. Lương là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tương ứng với những kết quả lao động mà họ đã bỏ ra.

Tiền lương cơ bản được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về độ phức tạp và tiêu hao sức lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề trong công việc, con người khi làm việc luôn muốn nhận được mức tiền lương nào đó tương xứng với bản thân sức lao động đã bỏ ra. Các nhà quản trị nên biết rằng khi người lao động chưa đạt được mức lương mong muốn thì khó có thể phát huy tối đa năng lực của mình, chính vì vậy cần trả lương đầy đủ cho người lao động.

Có thể trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương thanh toán cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và trình độ chuyên môn của họ, tuy nhiên là hình thức trả lương này không gắn kết giữa số lượng và chất lượng, vì thế nên hình thức trả lương này không kích thích thi đua sáng tạo để đạt được một hiệu quả tốt hơn.

Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương căn cứ vào chất lượng mà người lao động phải trả theo đơn giá tiền lương để trả cho người lao động, tuy nhiên nó có ưu điểm là thúc đẩy động lực làm việc hiệu quả tiết kiệm thời gian cho công việc, tạo sự công bằng trong việc đánh giá và đãi ngộ.

+ Tiền thưởng

Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động về những thành tích xuất sắc mà người lao động đã đạt được. Tiền thưởng cùng với tiền lương tạo ra khoản thu nhập bằng tiền cho ngưòi lao động, vì vậy tiền thưởng cũng góp phần thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn.

Tiền thưởng có nhiều loại: (Năng suất chất lượng tốt, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu; do sáng kiến cải tiến kỹ thuật; kết quả hoạt động kinh doanh, hoàn thành sớm tiến độ.

Tiền thưởng có thể được trả theo định kỳ cũng có khi là trả theo hình thức đột xuất.

+ Hoa hồng

Hoa hồng là phần trăm được hưởng khi cá nhân người lao động có công đóng góp tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp, trả mức hoa hồng sẽ tạo cho nhân viên động lực tìm kiếm những mối làm ăn có lợi cho doanh nghiệp để tăng thêm doanh thu, qua đó tăng khả năng ngoại giao làm ăn có lợi cho doanh nghiệp.

- Đãi ngộ tài chính gián tiếp

+ Cổ phần. Là công cụ đãi ngộ nhằm làm cho người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường sử dụng công cụ này dưới các dạng quyền ưu tiên mua cổ phần.

+ Phụ cấp. Là khoản tiền được trả thêm cho ngưòi lao động do họ đảm nhận trách nhiệm thêm ngoài giờ. Phụ cấp có tác dụng ra sự công bằng về đãi ngộ nhân sự thực tế. Doanh nghiệp có thể áp dụng một số loại phụ cấp như: Phụ cấp trách

nhiệm công việc, phụ cập độc hại, nguy hiểm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút,

phụ cấp lưu động.

Trợ cấp được thực hiện nhằm giúp nhân sự khắc phục đuợc khó khăn phát sinh do hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy nếu có nhu cầu trợ cấp thì doanh nghiệp mới chi trả. Trợ cấp có nhiều loại khác nhau: như bảo hiểm, trợ cấp y tế, trợ cấp giáo dục, trợ cấp đi lại, trợ cấp nhà ở...

+ Phúc lợi

Phúc lợi được cung cấp cho ngưòi lao động để họ có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt gia đình. Phúc lợi có hai phần chính là phúc lợi theo quy định của pháp luật và phúc lợi do các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng. Phúc lợi có tác dụng hậu thuẫn, phát huy công năng, kích thích tiềm năng có ảnh hưởng trực tiếp tới phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó cần thực hiện đãi ngộ bằng phúc lợi

* Đãi ngộ phi tài chính

Đãi ngộ phi tài chính thực chất là quá trình chăm lo cuộc sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải tiền bạc. Những nhu cầu đời sống tinh thần của người lao động rất đa dạng và ngày càng đòi hỏi được nâng cao như: Niềm vui trong công việc, sự hưng thú, say mê làm việc, sáng tạo. Đãi ngộ phi tài chính được thể hiện thông qua:

- Đãi ngộ thông qua công việc.

Đối với người lao động trong doanh nghiệp, công việc được hiểu là những hoạt động cần thiết mà họ được tổ chức giao cho. Họ phải có nghĩa vụ hoàn thành. Nếu người lao động được phân công làm việc phù hợp với chuyên môn họ sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc hứng thú với công việc được giao sẽ làm cho năng suất lao động được nâng cao

Theo quan điểm của người lao động, một công việc có tác dụng đãi ngộ đối với người lao động họ phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

+ Mang lại thu nhập ( lương, thưởng, trợ cấp..) xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra để thực hiện công việc

+ Có một vị trí vai trò nhất định trong hệ thống các công việc của doanh nghiệp

+ Phù hợp với trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động + Có cơ hội thăng tiến

+ Không nhàm chán trùng lặp gây ức chế về mặt tâm lý, kích thích lòng say mê sáng tạo

+ Không ảnh hưởng đến sức khoẻ phải đảm bảo công bằng

+ Kết quả công việc phải được đánh giá theo tiêu chuẩn rõ ràng, mang tính thực tiễn.

Trên thực tế, doanh nghiệp không thể mang lại cho tất cả các thành viên công việc mà họ ưa thích. Vì vậy, các nhà quản trị cần áp dụng các biện pháp sáng tạo nhằm tạo động lực cho người lao động.

- Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc. Như tạo không khí làm việc được thực hiện dưới các hình thức như:

+ Tạo bầu không khí làm việc; Quy định và tạo dựng các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên; Đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn lao động; Tổ chức các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.

+ Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể

+ Quy định thời gian và giờ giấc làm việc linh hoạt...

Bằng cách áp dụng các hình thức đãi ngộ nói trên doanh nghiệp có thể làm cho các thành viên trong doanh nghiệp thông cảm, hiểu biết chấp nhận lẫn nhau trong công việc, điều này góp phần quan trọng tạo ra tinh thần làm việc thoải mái với người lao động, giúp họ sẵn sàng mang hết khả năng để làm việc và cống hiến.

Ngoài các hình thức nói trên, thái độ ứng xử của nhà quản trị đối với nhân viên cấp dưới và tập thể lao động là một trong những nội dung quan trọng của đãi ngộ phi tài chính, biểu dương khen thưởng đúng lúc một món quà nhỏ hay đơn thuẩn chỉ là một lời chúc mừng nhân ngày sinh nhật, lễ tết một sự chia buồn thông

cảm khi nhân viên gặp khó khăn. Để tạo ra môi trường làm việc tích cực có đãi ngộ nhân sự, doanh nghiệp nói chung và các nhà quản trị nói riêng phải thực sự quan tâm đến người lao động, phải coi họ và gia đình họ như một bộ phận không thể tách rời khỏi doanh nghiệp, lo lắng đến đời sống vật chất tinh thần của họ, gắn kết các thành viên trong nhóm làm việc thành một khối thống nhất, tôn trọng mục đích cá nhân và lấy mục tiêu chung làm đường hướng và mục đích phấn đấu cho họ, phải cho họ điều kiện sống đầy đủ và làm việc theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết vấn đề gia đình. Muốn vậy phải triển khai xây dựng và thực hiện các chính sách đãi ngộ nhân sự hợp lý trên cơ sở tôn trọng pháp luật và thông lệ xã hội coi trọng tình cảm, đạo lý, truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc.

Tóm lại đãi ngộ nhân sự căn cứ vào tác phong ứng xử, điều làm nên sự khác biệt cho công ty của bạn thì thường khó khăn hơn là căn cứ vào thành tích. Tuy nhiên có thể khắc phục trở ngại bằng cách đặt ra các câu hỏi như: Chúng ta đền bù cho nhân viên vì những lý do gì, chúng ta phải thưởng cho nhân viên vì những lý do gì? Chúng ta phải thưởng công cho nhân viên theo những hành vi ứng xử nào, chẳng hạn có phải là đang đền bù cho nhân viên vì họ đi sớm về khuya không hay vì họ đề ra những sáng kiến hiệu quả hơn vì có sự khác biệt giữa mức thưởng giữa hai lý do trên.

Vậy một chính sách đãi ngộ nhân sự bao gồm những yếu tố nào, vì vậy cần xem xét điều chỉnh lại các yếu tố của doanh nghiệp. Liệu nó đã gồm cả bốn yếu tố bồi thường, phúc lợi ghi nhận công lao và biểu dương khen thưởng hay chưa, nó có nhất quán với các chính sách đề ra trong doanh nghiệp hay không? Nó có khuyến khích được nhân viên cư xử hành động tốt hơn để đạt được các thành tích đề ra hay không? Nếu như còn chỗ nào cần bổ xung chỉnh sửa hãy làm ngay. Quyết định này sẽ mang lại thành công rực rỡ cho doanh nghiệp.

Tóm tắt chƣơng 1: Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật

chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .

Quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra.

Ở nước ta hiện nay, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân sự như bao gồm những yếu tố từ bên ngoài như: khung cảnh kinh tế, dân số, lực lượng lao động, hệ thống luật pháp, yếu tố văn hoá - xã hội hay Đối thủ cạnh đtranh, khách hàng. Ngoài ra, còn có những yếu tố từ bản thân doanh nghiệp cũng tác động tới quản trị nguồn nhân lực như mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược phát triển kinh doanh, trình độ năng lực của nhà quản trị và của nhân viên hay các định mức thể chế của doanh nghiệp.

Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sự là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức.

Một phần của tài liệu Công tác quản trị nhân sự tại Chi nhánh công ty HUDS - Khu đô thị mới Việt Hưng (Trang 25)