Công tác đào tạo và phát triển nhân sự của Chi nhánh Công ty được tiến hành theo tiến trình như sau:
* Xác định nhu cầu đào tạo
Trước khi xác định nhu cầu đào tạo các cán bộ chuyên trách thực hiện đánh giá phân tích công việc cho từng đối tượng. Quá trình đánh giá phân tích công việc được tiến hành cho nhiều bộ phận, tìm hiểu xem sự phù hợp của các CBCNV trong từng bộ phận, tìm hiểu năng lực của họ. Sau đó tiến hành xem xét khả năng ứng dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới từ đó rút ra được yêu cầu cần phải đào tạo cho từng bộ phận. Nhu cầu đào tạo được dựa vào: Những yêu cầu của công việc và nhu cầu của từng cá nhân về công tác đào tạo.
Dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Báo cáo Kết quả SXKD của giai đoạn tới theo chủ trương của Công ty, phòng TCHC sẽ hoạch định nhu cầu đào tạo của chi nhánh Công ty đồng thời các đơn vị cũng sẽ tiến hành hoạch định nhu cầu đào tạo của các CBCNV trong đơn vị mình.
Tại chi nhánh Công ty sử dụng nhiều phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo của CBCNV như: Phỏng vấn trực tiếp, điều tra qua bảng hỏi, dựa vào các tiêu chí kết quả thực hiện công việc, trình độ và năng lực thực tế của nhân viên….
* Xác định mục tiêu đào tạo
Tại chi nhánh Công ty, mục tiêu đào tạo mới chỉ được đưa ra ở dạng văn bản thi hành chưa chú trọng tới các bước đào tạo. Các bộ phận chuyên trách xây dựng chương trình đào tạo chưa cụ thể hoá mục tiêu vì vậy việc xác định mục tiêu đào tạo chưa được quan tâm thích đáng. Mục tiêu đào tạo mới chỉ ở dạng khái quát như:
- Xây dựng đội ngũ CBCNV thuần thục về nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng được các yêu cầu hiện tại và tương lai.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh cán bộ
- Đáp ứng các tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ - Đáp ứng các tiêu chuẩn nhân viên kỹ thuật.
Các mục tiêu cho các chương trình đào tạo chưa được chi tiết hoá về các tiêu chuẩn định lượng cụ thể về khả năng, trình độ nghiệp vụ thành thạo của nhân viên, các mục tiêu đào tạo chi tiết cho từng bộ phận, từng khối công việc cụ thể… Chứ không chỉ định tính là “đáp ứng”. Thế nào là đáp ứng? Nhân viên sau khi đào tạo chỉ cần biết thực hiện công việc một cách máy móc mà không có khả năng đối phó với các tình huống bất ngờ trong công việc xảy ra cũng được hay sao? Việc hoạch định một cách chi tiết như thế này là rất quan trọng nhất là khi mà khoa học công nghệ đang phát triển làm phương tiện cho nền kinh tế cất cánh như hiện nay; đào tạo để tăng sự thích ứng với công việc hiện tại của người lao động, đào tạo để tăng sự sáng tạo trong công việc của nhân viên….
* Lựa chọn đối tượng đào tạo
Việc lựa chọn các đối tượng đào tạo của chi nhánh Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới, hệ thống công việc của từng bộ phận, phòng ban cụ thể cộng với việc theo dõi nhu cầu đào tạo của nhân viên. Các đối tượng đào tạo được chia ra cụ thể như sau:
* Các chương trình đào tạo cho cán bộ
- Đào tạo để đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh - Đào tạo các kiến thức quản lý điều hành
* Các chương trình đào tạo cho nhân viên
Đào tạo và tổ chức huấn luyện về công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
* Lựa chọn hình thức đào tạo
- Đào tạo tự nguyện: Đào tạo tự nguyện là căn cứ vào nhu cầu công việc, căn
cứ vào nhu cầu phát triển nghề nghiệp của bản thân người lao động để tiến hành đào tạo. Với hình thức này, CBCNV tại chi nhánh Công ty muốn nâng cao trình độ, nghiệp cụ sẽ tự đăng ký tham gia vào các khoá đào tạo, đi học thêm các văn bằng các chứng chỉ nghề nghiệp, chuyên môn có liên quan tại các cơ sở đào tạo trong nước.
- Đào tạo của chi nhánh Công ty: Đào tạo của chi nhánh Công ty là hình thức
đào tạo do nhu cầu của chi nhánh Công ty. Căn cứ vào yêu cầu công việc, tình hình sản xuất kinh doanh, chi nhánh Công ty sẽ cử người đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sao cho phù hợp. Các cơ sở đào tạo có thể trong hoặc ngoài nước. Với các cơ sở đào tạo trong nước, chi nhánh Công ty có thể tham gia hiệp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường Đại học, cao đẳng… Với các cơ sở ở nước ngoài, CBCNV có thể được đào tạo thông qua xuất khẩu lao động. Với những CBCNV tham gia hình thức đào tạo này, chi nhánh Công ty sẽ tuyển chọn kỹ càng, đạt được các tiêu chuẩn đặt ra. Tiêu chuẩn được chọn chủ yếu dựa vào định hướng công việc, trình độ chuyên môn và khả năng phát triển của người lao động. Phòng KH-ĐT sẽ tiến hành tuyển chọn và đề nghị với Giám đốc đưa ra quyết định. chi nhánh Công ty khuyến khích những người có trình độ chuyên môn, tự nhận thấy mình có đủ năng lực để tham gia khoá học. Về kinh phí, chi nhánh Công ty sẽ chi trả toàn bộ.
Ngoài các hình thức gửi đi đào tạo, chi nhánh Công ty còn tổ chức các chương trình đào tạo ngay tại đơn vị là đào tạo lúc bắt đầu nhận việc và trong thời gian làm việc.
Đào tạo lúc đầu làm việc thường áp dụng với những NV mới hoặc NV chuyển từ các đơn vị bộ phận khác sang. Thường có 2 phương thức đào tạo:
- Đào tạo trong công việc: các nhân viên mới sẽ được những nhân viên cũ chỉ cho các kỹ năng cần thiết trong công việc. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu, giải thích về các bước trong công việc.
- Đào tạo ngoài công việc: các nhân viên mới sẽ được qua một lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày do đơn vị đó tổ chức trước khi bắt tay vào công việc chính.
Đào tạo trong lúc làm việc thường áp dụng trong các phòng ban, Công ty sẽ giao cho các cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm và khả năng chuyên môn như các trưởng, phó phòng ban kèm cặp các nhân viên cấp dưới mà tương lai sẽ thay thế họ.
* Dự toán chi phí đào tạo
Chi phí cho đào tạo và phát triển được phòng TCHC dự toán và trình Giám đốc phê duyệt. Kinh phí này thường được dự định trước cho từng năm. Mỗi năm chi nhánh Công ty chi ra khoảng 200.000.000đ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Chi phí này được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của chi nhánh Công ty. Tuỳ theo hình thức đào tạo và mục tiêu đào tạo mà kinh phí này có thể do chi nhánh Công ty chi trả toàn bộ hoặc một phần hoặc thậm chí CBCNV phải chi trả toàn bộ. Chi phí cho đào tạo gồm chi cho các nội dung sau đây:
- Chi phí cho giáo viên giảng dạy (nếu là đào tạo ngoài công việc) hay chi phí tăng tiền lương cho nhân viên hướng dẫn (nếu là đào tạo trong công việc).
- Chi phí cho các sản phẩm hỏng do học viên thực hành tại chi nhánh Công ty. - Chi phí cho các công cụ học tập như bút, sách vở…
-Chi phí cho việc xây dựng bố trí các trang thiết bị đào tạo, chi phí mở lớp - Chi phí tiền lương cho các học viên
- Chi phí cho công tác đánh giá hiệu qua sau đào tạo
* Lựa chọn cơ sở đào tạo và giáo viên giảng dạy
Giáo viên giảng dạy cho các học viên của Công ty khi tham gia các khoá đào tạo rất đa dạng, tuỳ thuộc vào hình thức và mục đích đào tạo. Thông thường các giáo viên được lựa chọn là những giảng viên có kinh nghiệm tại các trường Đại học, thậm chí là các kỹ sư, chuyên viên lành nghề của các đơn vị khác. Với các khoá đào tạo ngoài công việc, thông thường, Công ty thực hiện ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo như các trường Đại học hoặc Cao đẳng phù hợp với khối công việc cần đào tạo. Các giáo viên và cơ sở đào tạo được lựa chọn là những người và đơn vị có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có đủ năng lực chuyên môn, nhiệt tình và trách nhiệm cao. - Được các đơn vị của Công ty tín nhiệm.
- Có khả năng giảng dạy tốt, thoả mãn lợi ích thoả thuận
* Tổ chức thực hiện
Việc xây dựng bản kế hoạch đào tạo gần như đã hoàn thành ở 6 bước trên, khi đó, phòng TCHC sẽ trình Giám đốc phê duyệt. Chương trình đào tạo sẽ có hiệu lực sau khi Giám đốc chấp nhận dự án. Sau đó, phòng TCHC sẽ phối hợp với Công ty HUDS tiếp nhận mở các lớp đào tạo, thông báo cho các bộ phận phòng ban kế hoạch đào tạo và bố trí hợp lý những công việc sau đào tạo. Chương trình đào tạo bắt đầu, học viên có nhiệm vụ phải tham gia chương trình một cách đầy đủ, bộ phận phụ trách công tác đào tạo đóng vai trò là thanh tra khoá đào tạo và theo dõi tình hình kỹ luật của học viên và xem xét khả năng cung cấp kiến thức của giáo viên. Ngoài ra, bộ phận nhân sự phải sắp xếp lịch học sao cho vừa phù hợp với thời gian học của học viên và thời gian giảng dạy của giáo viên. Sau khoá học, bộ phận phụ trách phải có trách nhiệm cho những vấn đề liên quan trong đao tạo.