V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GS.TSKH NGUYỄN CÔNG HÀO
7. Giới hạn của luận văn
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
NHUỘM
NHUỘM rất đa dạng về màu sắc và chủng loại, chúng có khả năng nhuộm màu, nghĩa là bắt màu hay gắn màu trực tiếp vào các vật liệu khác.
Màu nhuộm được dùng chủ yếu để nhuộm vật liệu từ xơ thiên nhiên (bông, lanh, gai, len, tơ tằm…), xơ nhân tạo (visco, acetate…), và xơ tổng hợp (polyamid, polieste, polyvinyl…). Nó cũng được sử dụng để nhuộm chất dẻo, cao su, tóc, chất béo, sáp, xà phòng, để chế tạo mực in trong công nghiệp ấn loát, chế tạo văn phòng phẩm, vật liệu làm ảnh màu, dùng làm chất tăng và giảm độ nhạy của ánh sáng,…
Màu nhuộm dùng trong nhuộm vải được tạo thành bởi hai thành phần: chất màu và phụ gia. Chất màu được cấu tạo bởi hai nhóm: nhóm mang màu (-CH=CH-, - N=N-, -CH =N-, - N=O…) và nhóm trợ màu (-OH, -NH2, -N(CH3)2, -N(C2H5)2...
Đối với các loại màu nhuộm không tan trong nước, các chất màu chính có thể đạt tới 100% khối lượng, nhưng các loại màu nhuộm tan trong nước như phẩm nhuộm hoạt tính, acid, trực tiếp… phần trăm chất màu này luôn < 100% khối lượng.
1.1.2 Các loại thuốc nhuộm thường dùng trong ngành dệt nhuộm
1.1.2.1. Thuốc nhuộm hoạt tính
Các loại thuốc nhuộm thuộc nhóm này có công thức cấu tạo tổng quát là S-F-T- X trong đó: S là nhóm làm cho thuốc nhuộm có tính tan; F là phần mang màu, thường là các hợp chất Azo (-N=N-), antraquinon, acid chứa kim loại hoặc ftaloxiamin; T là gốc mang nhóm phản ứng; X là nhóm phản ứng. Loại thuốc nhuộm này khi thải vào môi trường có khả năng tạo thành các amin thơm được xem là tác nhân gây ung thư.