Hình 3.45: Đường cong thoát của thử nghiệm hấp phụ màu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đức hòa, tỉnh long an đến năm 2020 (2) (Trang 54 - 56)

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GS.TSKH NGUYỄN CÔNG HÀO

52 Hình 3.45: Đường cong thoát của thử nghiệm hấp phụ màu

HUTE TE CH [1] CHƯƠNG: MỞĐẦU 1. Đặt vn đề

Trong những năm trở lại đây, ngành công nghiệp dệt may đã thật sự trở

thành ngành mũi nhọn của nước ta khi kim ngạch xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD vào năm 2010 và tăng lên 13,8 tỷ USD trong năm 2011 (Nguồn: Tập đoàn Dệt may Việt Nam). Hiện nay cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, tạo điều kiện để khoảng 2 triệu người có công việc thường xuyên. Tuy nhiên,

đặc trưng của ngành dệt may là luôn sử dụng một lượng nước khá lớn phụ vụ cho quá trình sản xuất như xử lý vải, tẩy trắng, nhuộm,.... Nước xả từ công nghiệp dệt nhuộm hiện đang là nỗi lo âu của các doanh nghiệp, cơ quan chức năng và người dân sống xung quanh, vì đặc trưng của nó là thường có chứa một lượng đáng kể các loại thuốc nhuộm dư trong quá trình nhuộm vải khiến cho nước thải có màu và độc tính cao. Khi xả nước thải có thuốc nhuộm chứa màu ra môi trường không những gây cản trở quá trình quang hợp của thực vật nước kéo theo sự suy giảm nồng độ

oxy hoà tan trong nước, tác động lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật nước, mà trong nước thải nhuộm còn chứa một số hoá chất gây độc với thuỷ sinh vật. Đồng thời, gây cản trở đến quá trình xử lý trong các nhà máy xử lý nước cấp. Do đó, các quy chuẩn nước thải công nghiệp của Việt Nam đã đặt ra yêu cầu khắt khe về kiểm soát độ màu, cụ thể là theo QCVN 13: 2008/BTNMT thì độ

màu của nước trước khi xả vào môi trường tiếp nhận là 20 Pt-Co (cột A) và 150 Pt- Co (cột B).

Mặc dù đa số các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt nhuộm đều có hệ

thống xử lý nước thải nhuộm, tuy nhiên, độ màu vẫn không đạt quy chuẩn đầu ra. Nguyên nhân là do hệ thống xử lý không phù hợp, vận hành hệ thống không đúng kỹ thuật,…. Đặc biệt, các phương pháp sinh học thường được lựa chọn áp dụng để

xử lý nước thải nhuộm nói chung đều có hiệu quảđể loại bỏ chất hữu cơ (BOD) và chất rắn lơ lửng (SS), nhưng lại không hiệu quả để loại bỏ màu vì đặc điểm của thuốc nhuộm là có tính phân huỷ sinh học chậm, có thể chứa một số nhóm chất gây

HU

TE

CH

[2]

phương pháp hoá lý thường được sử dụng rộng rãi để xử lý độ màu, bao gồm các phương pháp hấp phụ, oxy hoá bậc cao, oxy hoá truyền thống, keo tụ hoá học. Trong đó, keo tụ hoá học là phương pháp được ưa chuộng nhất vì hiệu quả xử lý màu trong đa số các trường hợp là tốt nhất, kinh phí vận hành hợp lý, thời gian xử

lý nhanh,….

Một hướng mới trong xử lý nước thải dệt nhuộm hiện nay là phương pháp hấp phụđộ màu bằng các vật liệu hấp phụ tự nhiên và nhân tạo đã được áp dụng và cho kết quả rất khả thi. Trong số những vật liệu sử dụng để hấp phụ kim loại thì các phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, bã mía, lõi ngô…là một hướng nghiên cứu mới do có nhiều ưu điểm là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, không làm nguồn nước bị ô nhiễm thêm. Việt Nam là đất nước mà sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chính nên có nguồn phế thải nông nghiệp khá dồi dào, tuy nhiên, việc sử dụng chúng làm vật liệu hấp phụ (VLHP) để xử lý nước còn ít được quan tâm.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi D.D’haeze và cộng sự, 2005, thì có khoảng 75% quốc gia sản xuất cà phê trên thế giới, trong đó Việt Nam được xếp hàng thứ hai về lĩnh vực này chỉ sau Brazil . Ở Việt Nam, hàng ngày, một lượng lớn bã cà phê từ các công ty chế biến cà phê, các gia đình, nhà hàng, quán cà phê,... thải ra môi trường và có rất ít công trình nghiên cứu để tận dụng nguồn sinh khối rất dồi dào này.

Nhận thấy ở bã cà phê có khả năng hấp phụ màu nước thải sinh ra trong quá trình dệt nhuộm, chúng tôi đề xuất đề tài Đánh giá kh năng hp ph kim loi nng Cr6+độ màu trong nước thi dt nhum ca bã cà phê”, nhằm tìm ra vật liệu hấp phụ mới có khả năng xử lý được độ màu trong nước thải dệt nhuộm, góp phần hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước tại các nơi tiếp nhận nguồn nước thải này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đức hòa, tỉnh long an đến năm 2020 (2) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)