Giải pháp về kỹ thuật gây trồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng (Trang 75 - 78)

Từ những thực trạng trên chúng tôi đề xuất một số biện pháp về kỹ thuật gây trồng, quản lý sử dụng nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với rau Sắng:

Tùy từng điều kiện của hộ gia đình hay các tổ chức có thể gây trồng nhƣ bứng các cây tái sinh trên rừng về trồng tại vƣờn nhà hoặc trồng xen trong các rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Biện pháp này mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Chúng ta có thể tiến hành gieo ƣơm bằng hạt: Quả rau Sắng thƣờng chín vào tháng 7 đến tháng 8. Khi thấy quả chuyển từ xanh sang chín vàng chanh thì tiến hành thu hái, ủ thêm một vài ngày cho quả chín đều, sau đó sát sạch vỏ, rửa hết lớp thịt bên ngoài. Xử lý hạt bằng cách ngâm với nƣớc sôi (95 - 1000C) sau đó để nƣớc nguội dần đến ở nhiệt độ 45oC, duy trì nhiệt độ này trong 2 đến 3 ngày rồi vớt ra để ráo nƣớc đem ủ vào cát sạch tỷ lệ 1 hạt 3 cát (độ ẩm cát ủ đảm bảo khi nắm hạt cát không bị tơi ra), thƣờng xuyên giữ ẩm cho tới khi hạt nảy mầm đem cấy vào bầu.

Bầu đóng bằng đất tơi xốp 70% + 30% phân mục, có đƣờng kính 7-10cm, chiều dài 25-30cm. Luống bầu trong thời gian ủ cho tới khi ra lá mầm che bóng 100%, thƣờng xuyên tƣới ẩm và để nơi thoát nƣớc. 4-5 tháng giữ độ che bóng còn 60-70%. Từ tháng thứ 4 trở đi đảo cây tháng một lần. Thƣờng xuyên làm cỏ, phá váng tƣới bể sang đạm, lân từ tháng thứ 3 (nồng độ loãng 10%). Nếu có hiện tƣợng héo do nấm, phun thuốc Booc đô nồng độ 1%/ngày/lần cho tới khi dừng hẳn.

Cây con đem trồng phải đạt từ 8 đến 1 năm tuổi, cao từ 15 đến 20 cm, sinh trƣởng phát triển tốt, thân thẳng, không sâu bệnh.

Chú ý phải tạo độ che bóng cho cây từ 30-50%, trong giai đoạn mới trồng, trồng trên địa hình núi đá vôi, không nhất thiết phải phát dọn sạch thực bì mà chỉ làm cục bộ, nếu có điều kiện tƣới nƣớc trên diện rộng càng tốt để tăng năng suất và điều chỉnh thời điểm thu hoạch. Chọn địa hình thuận lợi cho trồng, chăm sóc, vận chuyển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Làm đất trƣớc khi trồng 15 đến 20 ngày, đào hố trồng 40 x 40 x 40cm, bón lót bằng phân chuồng hoai hoặc NPK khoảng 100g/ hố. Khoảng cách trồng 2m x 2,5m hoặc 2m x 2m; Chú ý nén chặt đất khi trồng. Trồng xen với loài cây bản địa khác, mật độ trồng rừng là 1600 đến 2.500 cây/ ha trong đó rau Sắng 800 đến 1.300 cây.

Sau khi trồng 10 -15 ngày, tiến hành kiểm tra và trồng dặm. Định kỳ vun gốc xới xáo 2-3 lần kết hợp với bón thúc phân NPK (100-200g/cây). Chăm sóc giai đoạn cây còn nhỏ chậm phát triển chịu bóng, do vậy duy trì độ che bóng, 30-50% sau 2-3 năm giảm dần, tới năm thứ 4, 5 thì có thể loại bỏ hết độ che bóng. Định kỳ làm cỏ, phát dây leo, bụi dậm làm ảnh hƣởng tới sinh trƣởng của cây trồng. Trƣớc mùa sinh trƣởng, vặt hết lá già, cắt bớt cành khô, cành sâu bệnh.

Đối với bò khai:

Có thể trồng bằng hom hoặc gieo ƣơm bằng hạt:

Phƣơng pháp gieo ƣơm bằng hom phổ thông hơn và dễ làm hơn: Trƣớc hết chọn cành bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá, cắt đoạn hom dài 5-7 cm, thƣờng gồm 3 đốt. Do phần vỏ Bò khai rất dễ tách khỏi phần lõi nên khi cắt hom phải dùng dao thật sắc hay kéo cắt cành, tránh làm dập nát vết cắt hoặc làm thay vòng lõi vụ của thân cây. Khi vận chuyển nên đƣa vào túi nhựa kín, giữ ẩm để đảm bảo tỷ lệ sống cao. Hom đem về nhúng đoạn cành muốn giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong 5-10 phút sau đó đem giâm trên luống đất đã khử trùng (độ sâu khoảng 1/3 chiều dài đoạn hom), hoặc giâm vào bầu có kích thƣớc 16 x 22cm.Thành phần đất bầu là 90% đất, 1% vi sinh, nếu có phân chuồng ủ hoại là tốt nhất. Việc giâm cành chỉ sau 20 ngày là cành có rễ, sau hai tháng là có thể đem trồng đƣợc ngay. Thời vụ trồng thích hợp nhất là vụ xuân (tháng 2 - 3) và vụ thu (tháng 8 - 9). Chọn những ngày dâm mát hoặc có mƣa để trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách làm đất để trồng: Dọn sạch thực bì, cuốc hố với kích thƣớc 30x30x30 cm hoặc 40x40x40 cm, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50 cm. Bón lót hố bằng phân chuồng hoai hoặc NPK. Lƣu ý khi trồng phải dẫm chặt đất, tƣới ẩm. Có thể trồng ở vƣờn nhà thì lên luống rộng 1,2m, cuốc hố trồng nhƣ trồng các loại rau xanh.

Đối với rau Dớn:

Đối với rau Dớn thì hầu nhƣ không có nơi nào gây trồng. Nhƣng nếu đem trồng thì rất dễ làm. Chỉ cần tách lấy thân mầm đem ra trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp là cây có thể sinh trƣởng phát triển bình thƣờng. Chú ý khi thu hái chủ yếu dùng tay hái những lá non, những lá vẫn còn giai đoạn tua cuốn, hái hết phần lá để cây không phải nuôi dƣỡng các cuống lá thừa, tập trung dinh dƣỡng để phát triển các lá non khác.

Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm mang một số gốc rau Dớn về trồng tại vƣờn nhà, gần các rãnh nƣớc chảy qua. Kết quả cho thấy rau Dớn vẫn phát triển bình thƣờng. Cách thức nhƣ sau:

Chọn những búi rau Dớn (đứng riêng rẽ càng dễ lấy). Dùng xẻng hoặc cuốc đào lấy cả búi (cả gốc) mang về. Đối với những búi lớn cần dùng dao tách các búi với nhau, sau đó mới dùng cuốc, xẻng đánh cả gốc, tránh làm tổn thƣơng đến phần gốc và rễ cây. Dùng dao sắc hoặc kéo cắt bớt lá sau đó mang ra hố trống. Hố trồng đào 30 x 30 x 30 cm. Cho cây xuống, lấp đất và dùng chân giẫm chặt gốc. Nếu đất ẩm thì không cần phải tƣới. Sau khoảng 15 ngày rau Dớn đã bắt đầu nảy những chồi non.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)