2.2.3.1. Giá trị và tiềm năng của loài cây nghiên cứu
Rau Bò Khai: Theo Tạ Minh Hoà - Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản Việt Nam: Rau Bò Khai là loại thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao, gồm các thành phần chủ yếu sau: nƣớc 78,8g; Protein 06g; Gluxit 6,1g; Xơ 7,5g; tro 1,6g; can xi 138mg; phốt pho 40,7 mg; ca-rô-ten 2,6mg; vitamin C 60mg. Ngoài giá trị làm thực phẩm, loại cây này còn là một vị thuốc quý dùng để chữa các bệnh về gan, thận và nƣớc tiểu vàng. Đi xa về mệt mỏi, nƣớc tiểu vàng đục chỉ càn ăn rau Bò Khai một hai lần là nƣớc tiểu trở lại trong veo. Ở Trung Quốc cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bò Khai cũng đƣợc sử dụng để chữa nhiều bệnh nhƣ viêm thận, gan, viêm đƣờng tiết niệu, tiểu tiện không thông...Ở Việt Nam theo kinh nghiệm dân gian ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, cây Bò Khai toàn thân sắc lấy nƣớc uống chữa bệnh viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả tốt. Thân, cành tƣơi bỏ lá, thái mỏng phơi khô, ngâm rƣợu uống có thể chữa sốt, tê thấp. [12]
Đây là loại rau cổ truyền của đồng bào miền núi. Mỗi năm một gia đình ở đây bình quân thu hái từ 5 - 10 kg ngọn cây để làm thức ăn. Gần đây loại rau này đƣợc bán phổ biến ở các chợ trung tâm các tỉnh miền núi nhƣ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn... trở thành món ăn đặc sản đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Tại một số thành phố lớn nhƣ Quảng Ninh, Hải Phòng, một số siêu thị cũng đã có và đang bán với giá khá cao: từ 25.000đ - 30.000đ/ kg. Tại Hà Nội.
Cây rau Sắng: Là cây rau rừng rất thông dụng, trong rau Sắng có 82,2% nƣớc; 5,5 - 6,5% protit; 5,3 - 5,5 glucid; 2,2% cellulose có đủ các axit cần thiết cho cơ thể nhƣ lysin, methiomin, tryptophan, phelylanin,threonin, leucin và isoleucin [7].
Công dụng: Hái lá non hoặc lá bánh tẻ thái nhỏ nấu canh, vị ngọt, ngon, có thể nấu canh với thịt cũng có thể nấu canh suông, bát canh vẫn ngọt và đậm đà. Lá già có thể nấu kỹ lấy nƣớc ngọt dùng làm canh, vì có vị ngọt nên còn đƣợc gọi là cây “mì chính”. Hạt rang lên ăn nhƣ lạc rang rất béo ngọt.
Theo Lê Kim Biên - Tập san sinh vật địa học số 11 - 1973. Rễ cây rau Sắng thƣờng đƣợc ngƣời dân sử dụng chữa bệnh sán [13]
Rau Dớn: Là loại rau quen thuộc với đồng bào miền núi từ Bắc vào Trung - Trung bộ và Tây Nguyên. Bộ phận dùng toàn cây. Thành phần hóa học: Rau Dớn chứa 86% nƣớc, 4% protide, 8% hgdratcarbon, chủ yếu celulose (The wealth of india vol III. 1952,88) các hợp chất axit phenolic, axit protocatechic và axit phenolic và axit syringic (AII9. 1993, 1133 41.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Rau Dớn còn dùng làm thuốc: lá non 50g rửa sạch giã nhỏ đắp lên vết thƣơng cầm máu, hàn vết thƣơng. Thân, rễ (bỏ rễ con) 20g rửa sạch, thái nhỏ sắc 200ml nƣớc còn 50ml uống 2 lần (25ml cho một lần) uống sáng, chiều điều trị sốt rét, đợt điều trị 7 - 10 ngày. Ngoài ra, theo các thầy thuốc, rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, làm ngƣng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng, và giúp dễ ngủ, ngủ sâu; giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Lá non rau Dớn thƣờng đƣợc dùng luộc, xào hoặc ăn sống. Khi có cá niên vừa bắt lên đem nƣớng thật vàng, dòn bằng lửa than xong, vứt bỏ đầu cá, rút hết xƣơng, bóc thịt cá trộn với rau Dớn (trụng qua nƣớc sôi lấy ra ngay) - Hai thứ rau Dớn cá niên trộn đều, có thêm các gia vị nhƣ: ớt, tỏi, hành củ, bột ngọt và muối sống vừa ăn (không cho nƣớc mắm).
Hiện nay trong nƣớc thị trƣờng tiêu thụ rau Dớn là rất lớn, các nhà hàng đặc sản ở các khu đô thị không có đủ nguồn cung ứng rau Dớn cho các khách hàng mỗi ngày. Ngƣời dân đi thu hái rau Dớn tại Quảng Nam, Đà Nẵng trung bình mỗi ngày họ thu nhập mỗi ngƣời trên 100 ngàn đồng. Trƣớc đây, rau dớn là loại rau dành cho ngƣời nghèo ăn. Hiện nay, theo xu thế ăn rau “siêu sạch”, rau dớn đƣợc chế biến, nấu với các món hải sản trở thành những món đặc sản của các nhà hàng phục vụ cho khách du lịch, khách VIP… Ở vùng trung du Quảng Nam nhƣ Quế Sơn, Hiệp Đức… có món rau dớn trộn với “sắn võng” là loại thức ăn ngon truyền thống của cƣ dân nơi đây khi gặp những năm thiên tai hạn hán, mùa màng thất bát. Đây cũng là loại rau chính ăn trong mùa xuân của đồng bào Cơ Tu. Vào những ngày cuối năm, dù bận rộn đến mấy, ngƣời Cơ Tu cũng tranh thủ vào rừng hái rau Dớn về để dành ăn trong dịp tết. Có vùng đồng bào lấy rau dớn trụng qua nƣớc muối và làm nhân bánh tét để khi “tét” bánh ra có màu xanh non điểm xuyết trong lát bánh tét nấu bằng nếp hƣơng trắng ngần, trông rất đẹp mắt [39]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các nƣớc Đài Loan, rau Dớn làm thuốc điều trị hạ nhiệt, Philippin nƣớc sắc thân, rễ rau Dớn non chữa ho, ho ra máu. Malaysia, nƣớc sắc rau Dớn cho phụ nữ uống sau sinh nở.
Từ các cơ sở trên có thể thấy rằng việc phát triển mở rộng sản xuất các loại rau này sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết thêm việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân.
2.2.3.2. Vùng phân bố của các loài nghiên cứu
- Trên thế giới: Chúng phổ biến phân bố ở khu vực phía nam của Trung Quốc, Lào, Campuchia và một số nƣớc ở vùng nhiệt đới Châu Á.
- Ở Việt Nam: Phân bố ở các tỉnh miền núi phía bắc. Ta cũng có thể gặp chúng ở các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung Bộ. Chúng tập trung nhiều ở khu Đông Bắc và Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh nhƣ: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế. [5]
Sự có mặt của cây Bò Khai, rau Dớn, rau Sắng tự nhiên tại một số tỉnh vùng Đông Bắc trong thực tế cho thấy điều kiện sinh thái ở đây phù hợp với đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của loại cây này. Đây là cơ sở quan trọng cho việc triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài tại các địa phƣơng này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU