Đặc điểm phân bố

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng (Trang 59 - 60)

Cây rau Sắng:

Thƣờng gặp ở một số tỉnh vùng núi miền Bắc và miền Trung nƣớc ta. Còn có ở Trung Quốc, Lào và Cam pu chia. Rau Sắng thƣờng mọc tự nhiên trong các khu rừng nhiệt đới ẩm thƣờng xanh trên núi đá vôi hay núi đất, hỗn loài với các loài cây Trám trắng, Trúc sào, Ô rô, Thị đá... và một số các loài rau khác. Rau Sắng đƣợc phân bố tự nhiên trong các rừng nhiệt đới ẩm có lƣợng mƣa hàng năm > 2000mm, nhiệt độ thích hợp để rau Sắng phát triển từ 22 đến 250

C. Thƣờng mọc tự nhiên ở độ cao 160 - 700 m so với mặt nƣớc biển.

Cây Bò Khai:

Phân bố ở khắp Việt Nam nhƣng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tập trung nhiều ở khu Đông Bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang. Bò khai cũng phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Bò Khai là loại dây leo phát triển ở dƣới tán rừng có độ tàn che từ 30 đến 70%. Thƣờng mọc hoang ven các rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng bị tác động mạnh của kiểu rừng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới; tập trung nhiều ở ven các rừng mọc trên núi đá vôi. Ở các độ cao khác nhau từ 165m tới 500m so với mặt nƣớc biển và trong tất cả các trạng thái rừng trong khu vực tiến hành nghiên cứu đều xuất hiện Bò khai.

Cây rau Dớn:

Phân bố ở khắp nƣớc ta và một số nƣớc khác thuộc vùng nhiệt đới Châu Á. Thƣờng sống nơi ven suối, ven các khe nƣớc, trong các thung lũng râm mát. Ở nƣớc ta, rau dớn mọc phổ biến nơi ẩm ƣớt, ở khắp các miền đồng bằng cho tới miền núi từ độ cao 100 - 1.200m, trong các trảng cỏ, ven rừng ẩm, ven suối, ở nhiều nơi đất hoang cây cũng phát triển rất tốt. Cây rất đa dạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)