Phân tích hoạt động tài chính:

Một phần của tài liệu Phân tích và đề ra những biện pháp nhằm cải thiên tình hình tài chính của công ty cổ phần nước giải khát sài gòn tribeco (Trang 37 - 42)

- Tổng tài sản tăng 54,17 tỷ đồng so với năm 2008 tăng 16,62% cả nhóm tài sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng do trong tăm công ty có tăng vốn (năm

3. Phân tích hoạt động tài chính:

3.1 Phân tích cơ cấu vốn và khả năng cân đối vốn, khả năng trả nợ lãi vay:

Cơ cấu tài chính của TRIBECO có những thay đổi rõ nét trong 3 năm gần đây.

Chuẩn năm gốc 2010 2009 2008

Tổng cộng nguồn vốn 61.0% 116.6% 100.0%

Nợ ngắn hạn 54.6% 110.8% 100.0% Vay và nợ ngắn hạn 89.0% 115.7% 100.0% Phải trả người bán 15.3% 97.4% 100.0% Nợ dài hạn 0.3% 55.1% 100.0% Vốn chủ sở hữu 1265.6% 1194.5% 100%(-) Vốn chủ sở hữu 1249.4% 1179.3% 100%(-)

Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.0% 0.0% 100.0%

Vốn cổ đông thiểu số 0.0% 55.4% 100.0%

Nguồn vốn CSH năm 2010 âm do kết quả lợi nhuận lỗ gần 145 tỉ, năm 2009 do có sự tăng vốn điều lệ vào tháng 7thêm 200 tỉ đến năm 2010 không có sự tăng thêm nào nên vốn chủ sở hữu tăng lên gần 66,5 tỉ trong đó có 275,5 là vốn đầu tư của chủ sở hữu. Năm 2010 việc tái cấu trúc tài chính :

• Nợ phải trả giảm mạnh chỉ bằng 41.1% so với năm 2008, sự giảm này chủ yếu là sự thay đổi mạnh mẽ trong việc trả nợ dài hạn và khoản phải trả người bán. Khoản vay nợ dài hạn gần 79 tỉ được trả dần trong 2 năm đến năm 2010 dư nợ của món vay chỉ còn 0.3 %, trong khi đó bên nợ ngắn hạn phải trả người bán của công ty giảm đi rất nhiều chỉ còn lại ở mức 15.3 %.

• Thanh lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào công ty con là công ty cổ phần TRIBECO miền Bắc và công ty liên kết là công ty CP TRIBECO Bình Dương.

Điều này đã giảm tổng tài sản của công ty, chuyển nhượng một phần tồn kho nguyên vật liệu.

Với sự thay đổi như vậy cho thấy doanh nghiệp đã cải thiện tình hình tài chính sử dụng vốn của chủ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời nợ phải trả giảm mạnh cho thấy TRI trong năm 2010 đã cải thiện tình trạng chiếm dụng vốn của khách hàng quan tâm hơn tới việc giữ mối quan hệ với khách hàng, trong điều kiện lãi suất tín dụng là cao hơn rất nhiều so với lãi suất kinh doanh thì việc giảm thiểu các khoản vay nợ ngắn hạn, dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tài chính.Tuy vậy cũng cần phải thấy rằng nợ phải trả tuy có giảm về mặt tuyệt đối so với 2 năm nhưng trong cơ cấu tổng nguồn vốn nó vẫn chiếm tỉ trọng cao gần 67% trong khi hệ số nợ của ngành nói chung chỉ ở mức 43.6% chứng tỏ hệ số tự chủ tài chính của doanh nghiệp còn yếu. Nếu việc vay nợ là quá nhiều hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp các chi phí thì doanh nghiệp sẽ dẫn tới công ty mất khả năng trả nợ. Theo dõi bảng dưới đây về cơ cấu vốn và khả năng thanh toán lãi vay, khả năng cân đối vốn:

Năm Chỉ tiêu 2010 2009 2008 TBN 2010 Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn Nợ phải trả / Tổng tài sản 0.6657 0.8221 0.9894 0.436 VCSH/ TNV = VCSH/ TTS 0.3343 0.1651 - 0.0161 0.564 Nợ dài hạn/ VCSH 0.0042 0.7060 - 15.30 Nợ/ VCSH ( D/E) 1.9916 4.9788 - 61.368

TIE= EBIT/ Lãi vay 1.088 -4.6908 - 3.225

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong 2 năm 2008 và 2009 bị âm do EBIT âm từ việc kết quả kinh doanh thua lỗ nên doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Sang năm 2010 tuy EBIT dương hoạt động kinh doanh có lãi nên TRIBECO có khả năng trả nợ nhưng chỉ dừng ở mức thấp 1.088 lần thể hiện mức thu nhập của doanh nghiệp trước lãi vay và thuế gần như bằng mức chi phí lãi vay cần trả .Điều này cho thấy công ty vẫn đang trong tình trạng rủi ro thanh toán tuy vậy EBIT không phải là nguồn thanh toán lãi duy nhất mà các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Do vậy công ty cần xác đinh một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.

Cơ cấu vốn của công ty có sự thay đổi khác biệt rõ nét trong 3 năm. Năm 2008, kết quả kinh doanh lỗ nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán chi trả các khoản nợ, sang tới năm 2009 tuy vốn của chủ tăng thêm 200 tỉ cũng với việc giảm nợ dài hạn xuống còn 55.1 % so với 2008 đã làm cho tỉ số Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu chuyển từ âm sang dương, sang đến năm 2010 với mức vốn chủ không đổi khi nợ dài hạn giảm xuống mạnh mẻ chỉ bằng 0.3% so với năm 2008 đã làm bộ mặt của cơ cấu vốn lại có biến động rõ nét thêm. Sự thay đổi này cho thấy nhân tố rủi ro kinh doanh, cơ cấu tài sản cũng như quan điểm của nhà quản lí tới cơ cấu vốn.

 Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh mẽ tới các chủ thể trong nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp, TRIBECO cũng chịu tác động này dẫn tới làm ăn thua lỗ.Trong năm 2008, tỷ giá USD biến động tăng rất lớn làm ảnh hưởng đến giá nguyên liệu nhập khẩu làm tăng giá vốn hàng bán tiếp đến do chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó lạm phát, thị trườngchứng khóan bị ảnh hưởng nghiêm trọng,

Công ty không thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn như kế họach, phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao.

 Năm 2009 với việc tăng vốn điều lệ nhằm cân đối lại vốn công ty cũng đã thay đổi lại cơ cấu tài sản trong đó tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng tuy nhiên các tỉ số về khả năng sinh lời vẫn ở con số âm, khả năng thanh toán cải thiện không đáng kể.

 Năm 2010, khi mà nợ dài hạn giảm đi rất sâu cùng với việc tái cấu trúc tài chính xuất phát từ việc không đầu tư vào công ty con và công ty liên kết như đã nói ở trên thì cơ cấu vốn lại có sự biến động: nguồn dài hạn dùng để đầu tư cho các chiến lược phát triển của công ty chủ yếu được lấy từ vốn của chủ đã được tăng thêm từ năm 2009 và giữ nguyên trong năm này.

Trong điều kiện lãi suất cao thêm việc các công ty nhỏ và vừa rất khó tiếp cận với nguồn tín dụng sản xuất của ngân hàng nếu như doanh nghiệp có nguồn vốn chủ lớn thì sẽ giảm thiểu chi phí lãi vay dẫn tới chi phí vốn giảm xuống cùng với ưu điểm không phải trả chi phí khi kinh doanh thua lỗ thì việc lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn là vốn chủ sở hữu có thể xem là khả thi.Tuy nhiên, việc huy động vốn chủ sở hữu không phải lúc nào cũng thuận lợi bởi nếu như kinh doanh thua lỗ các suất sinh lời âm chi phí vốn chủ sở hữu ở mức cao do các nhà đấu tư yêu cầu tỉ suất sinh lời khá cao dẫn tới khó khăn cho việc phát hành cổ phiếu mới nhằm tăng vốn CSH. Mức tăng vốn điều lệ gần như chỉ đỉ bù đắp lỗ kết chuyển của 2 năm 2008 và 2009. Do đó trong chính sách tài trợ tài sản của TRIBECO được nói tiếp theo đây có những bất cập và mất cân đối về kì hạn giữa nguồn và tài sản.

3.2. Chính sách tài trợ tài sản:

2010 2009 2008

VLĐ ròng = TSNH - Nguồn NH -55,766 -67,077 -64,163

Nhu cầu VLĐ = HTK + phải thu - nợ NH -72,472 -81,984 -78,309

Trong 3 năm công ty đều có chính sách tài trợ mạnh dạn lấy nguồn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn cùng với việc chấp nhận hi sinh khả năng thanh toán để mong muốn một tỉ suất sinh lời cao hơn. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn giảm trong khi đó nợ ngắn hạn có giảm nhưng giảm với tốc độ chậm hơn.Tuy nhiên như đã phân tích trước đó khả năng sinh lời của công ty tuy có tăng lên nhưng còn quá khiêm tốn ,lợi nhuận năm 2010 không đủ bù đắp lỗ kết chuyển từ 2 năm trước đó trong khi cán cân

thanh toán của công ty mất thăng bằng và rủi ro thanh toán cao. Nó cho thấy chính sách tài trợ mạnh dạn của công ty không thực sự hiệu quả nếu duy trì tình trạng này quá lâu công ty sẽ mất khả năng thanh toán vỡ nợ việc đánh đổi nhằm hi vọng mức sinh lợi gia tăng sẽ có kết quả ngược hẳn lại. Việc mất cân đối giữa kì hạn của nguồn và sử dụng này cần được cải thiện trong cơ cấu vốn cơ cấu tài chính của công ty cũng như hiệu quả huy động vốn sử dụng vốn cùng với cơ cấu tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản.

Tiếp theo xét tới nhu cầu vốn lưu động âm suốt 3 năm cho thấy nguồn ngắn hạn của doanh nghiệp luôn lớn hơn nhu cầu sử dụng dài hạn công ty không cần vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu kinh doanh. Giải pháp trước mắt của công ty chính là việc tận dụng nguồn ngắn hạn dư thừa đầu tư dài hạn một cách hiệu quả hơn nữa sau đấy có thể xem xét lại chính sách quản lí hàng tồn kho và chính sách tín dụng bán hàng để có sự thay đổi một cách hợp lí. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành nếu công ty có chính sách bán hàng ưu đãi trả chậm hợp lí sẽ tạo một lợi thế nhất định. Cùng với đó là xem xét giảm việc vay nợ ngắn hạn tăng việc huy động nguồn dài hạn cho công ty bởi lẽ với những hoạt động sản xuất kinh doanh chiến lược cần có một nguồn tài trợ ổn định và thường xuyên. Nguồn dài hạn có thể là tín dụng dài hạn hoặc tài trợ bằng vốn chủ sở hữu

3.3 Đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động:

2010 2009 2008

DFL 1,301 0,4836 -

DOL -7,286 18,985 -

Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi có chi phí lãi vay và được coi là tồn tại khi nó có độ lớn hơn 1. Đòn bẩy hoạt động xuất hiện khi có chi phí hoạt động cố định và cũng được xem là tồn tại khi có độ lớn hơn 1. Do vậy năm 2008 không có sự xuất hiện của đòn bẩy nào trong khi năm 2009 chỉ tồn tại đòn bẩy hoạt động và năm 2010 chỉ tồn tại đòn bẩy tài chính.

 Năm 2009 đòn bẩy hoạt động cho biết cứ 1% thay đổi của doanh thu ( bao gồm giá bán và lượng bán) thì sẽ làm thay đổi 18.985 % EBIT. Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty.Ở đây ta chỉ xét trong ngắn hạn vì trong dài hạn chi phí đều thay đổi. Trong kinh doanh chúng ta đầu tư chi phí cố định với hi

vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí cố định gây ra sự biến đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (hoặc lỗ). Năm 2009 doanh thu của công ty giảm nên EBIT giảm dẫn tới lỗ của TRI từ năm 2008 là 145 tỉ xuống còn 86 tỉ. Mức giảm của doanh thu là rất nhỏ 2.13% so với năm trước nhưng điều này đã làm EBIT thay đổi ở mức 40,4% cùng với đó là mức lỗ giảm đi 40,7% cho thấy tác dụng của đòn bẩy hoạt động trong việc giảm lỗ của công ty.

 Năm 2010 có sự tồn tại của đòn bẩy tài chính với ý nghĩ EBIT tăng lên 1% thì EPS tăng 1.301, điều này cho thấy đòn bẩy tài chính tuy đã xuất hiện nhưng hiệu ứng tích cực còn quá nhỏ để nói tới. Vay nợ tuy đã giảm xuống cả nợ dài hạn và ngắn hạn nhưng cùng với đó là việc rút đi các khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên kết nên trong cơ cấu tài chính của công ty nợ phải trả vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu . Tuy việc sử dụng nợ đã làm cho EPS từ mức âm sang dương nhưng không có hiệu quả cao năm 2010 mức EPS chỉ là 69 đồng!.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề ra những biện pháp nhằm cải thiên tình hình tài chính của công ty cổ phần nước giải khát sài gòn tribeco (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w