- Tổng tài sản tăng 54,17 tỷ đồng so với năm 2008 tăng 16,62% cả nhóm tài sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng do trong tăm công ty có tăng vốn (năm
27.658.563.597 VND Doanh thu từ hoạt động tìa
Doanh thu từ hoạt động tìa
chính do thanh lý công ty liên kết
53.590.894.463 VND
Doanh thu từ hoạt động tài chính
85.322.083.088 VND 1.208.479.781 VND
* Cơ cấu chi phí
2010 2009 2008 Tổng chi phí 754114 651981 698289 Giá vốn 584381 457890 455185 Chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp 168629 192588 235753 Chi phí khác 1104 1503 7351
Biểu đồ về giá vốn hàng bán, tổng chi phí, chi phí tài chính bán hàng và quản lý doanh nghiệp qua 3 năm
Báo cáo chuẩn tỷ trọng chi phí
2010 2009 2008
Tổng chi phí 100% 100% 100%
Giá vốn 77% 70% 65%
Chi phí tài chính, bán hàng, quản
lý doanh nghiệp 22% 30% 34%
Chi phí khác 0% 0% 1%
Biểu đồ về cơ cấu chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán trong tổng chi phí
2010 2009 2008
Tổng chi phí 108% 93% 100%
Giá vốn 128% 101% 100%
Chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh
nghiệp 72% 82% 100%
Chi phí khác 15% 20% 100%
Chi phí so với doanh thu thuần(bảng so sánh)
Tuy doanh thu tăng nhiều nhưng tổng chi phí cả 3 năm liền gần như thay đổi không rõ rệt
Giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán tăng qua các năm trong khi sản lượng tiêu thụ của Tribeco thì giảm xuống.
Sản lượng bán hàng của Tribeco qua 3 năm
2008 2009 2010 Sản lượng 6,42 triệu két/thùng 5.924.250 két/ thùng 5.904.989 két/ thùng
+ Năm 2008 chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu đều tăng giá như đường, hương liệu, bao bì, xăng dầu, dầu FO… đây là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất và chi phí sản xuất nhưng giá bán đầu ra trong không tăng được tương ứng do nhu cầu giảm mạnh, tâm lý người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.( năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu).Cũng trong năm 2008, tỷ giá USD biến động tăng rất lớn làm ảnh hưởng đến giá nguyên liệu nhập khẩu.
+ Năm 2009 giá thành nguyên vật liệu tăng cao, đặc biệt là đường, nguyên liệu chủ yếu của công ty tăng đến mức trên 17.000đ/ kg – mức giá cao nhất trong các năm. Kết quả là giá vốn của công ty tăng so với năm 2008. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 2009 là 75,2% tăng 6,7% so với năm 2009.
+ Năm 2010 giá nguyên vật liệu vẫn tiếp tục tăng do lạm phát cao đến 9,58%, những bất ổn về tỷ giá ngoại tệ, giá cả các nguyên vật liệu chính tăng đột biến từ 10% - 50% (đường, lon nhôm, vỏ chai PET…). trong khi áp lực cạnh tranh của các đối thủ mạnh cùng ngành không cho phép Công ty điều chỉnh giá bán nhiều – dẫn đến lãi gộp năm 2010 giảm 18,6% so với 2009. Nhưng HĐQT vẫn quyết định không thay thế một số nguyên liệu như đường cát bằng các loại đường rẻ hơn như một số đối thủ cạnh tranh
đã làm, vì công ty muốn bảo vệ uy tín chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu nhắm tới mục tiêu lâu dài (vì nếu để mất hình ảnh và uy tín thì chi phí lấy lại sẽ cao hơn rất nhiều so với lợi ích trước mắt). Điều này dẫn đến tỷ trọng giá vốn hàng bán so với tổng chi phí năm 2010 cao nhất trong 3 năm.
=> Nguyên nhân là từ năm 2009 đến năm 2010, công ty đã giảm được chi phí từ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (còn 72% so với tổng chi phí (năm 2010) còn 82% tổng chi phí(năm 2009) so với năm 2008). Ngoài ra chi phí khác cũng giảm khá mạnh so với năm 2008.
Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp
- Năm 2008 Lãi vay ngân hàng cũng tăng do chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nghiêm trọng, công ty không thể phát hành thêm cô phiếu để tăng vốn như kế hoạch nên phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao khiến chi phí tài chính tăng cao .
- Năm 2009 công ty đã tập trung mạnh vào khôi phục lại kênh phân phối, xây dựng lại đội ngũ bán hàng từ trên xuống dưới, quy hoạch lại hệ thống và tăng hỗ trợ cho hoạt động của các nhà phân phối, đầu tư mạnh cho R&D và Marketing trong việc nghiên cứu quy hoạch lại sản phẩm, quy hoạch lại các dòng sản phẩm chủ lực có tiềm năng cao như sữa đậu nành, trà xanh… đầu tư nghiên cứu định vị lại sản phẩm, đầu tư làm lại quảng cáo cũng như đầu tư phát sóng quảng bá hình ảnh sản phẩm, đầu tư cho công cụ Marketing hỗ trợ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động bán hàng. Năm 2009 công ty đã đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng lại hệ thống Sales và Marketing cũng như giải quyết các tồn đọng của năm trước. Điều này làm cho chi phí bán hàng và tiếp thị gia tăng (32% so với doanh thu thuần), ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
- Do đặc thù của ngành là phải chi rất nhiều cho hoạt động quảng cáo và marketing nên chi phí bán hàng, tài chính, và quản lý doanh nghiệp bao giờ cũng cao. Năm 2010 chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể (còn 22% so với tổng chi phí). Đây chứng tỏ sự nỗ lực của công ty trong việc quản lý chi phí.
- Năm 2010 công ty đã tập trung quản lý chặt về nguyên liệu, bao bì - trong đó đặc biệt chú trọng những nguyên liệu bao bì có tỷ trọng lớn như đường, lon, chai,
carton, vv… để có được giá thành tốt nhất trong bối cảnh giá cả liên tục gia tăng trong năm qua.
- Năm 2010 công ty vẫn tập trung vào đẩy mạnh vào việc đầu tư cho chiến lược dài hạn như: Khôi phục và quy hoạch lại hệ thong nhà phân phối, hỗ trợ hoạt động cho họ. Thiết kế mô hình phân phối mới mang tính chủ động cao đảm bảo việc gia tăng và duy trì độ phủ bằng hoạt động bán lẻ chuyên sâu, công ty đã tiến hành chạy thử mô hình tại TP.HCM và đạt kết quả tốt, mô hình này sẽ tiếp tục được mở rộng ra các khu vực khác trên toàn quốc trong 2011. Mặt khác,Tribeco cũng chú trọng đầu tư mạnh cho Marketing trong việc nghiên cứu quy hoạch và định vị lại sản phẩm, quy hoạch các dòng sản phẩm chủ lực có tiềm năng cao như sữa đậu nành, trà bí đao, nước yến… cũng như đầu tư cho công cụ Marketing nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động bán hàng.
- Cũng trong năm 2010 công ty đã kiểm soát tốt chi phí bán hàng bằng cách giao chỉ tiêu, đồng thời thẩm định, theo dõi các chương trình khuyến mãi nhằm nâng cao hiệu quả và giảm lãnh phí.
* Phân tích cơ cấu lợi nhuận
2008 2009 2010
Lợi nhuận trước thuế -144,98 tỷ -86,18 tỷ 1,9 tỷ Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh chính -59,9 tỷ -67,72 tỷ -50,33 tỷ
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -48,7 tỷ -8,8 tỷ 61,02 tỷ Lợi nhuận từ hoạt động khác - 1,4 tỷ -0,67 tỷ 0,15 tỷ Lợi nhuận từ công ty liên kết - 35,9 tỷ -8,99 tỷ -8,64 tỷ
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính từ năm 2008, đến 2009, 2010 đều âm: + năm 2008 -59,9 tỷ đồng
+ năm 2009 -67,72 tỷ đồng + năm 2010 -50,33 tỷ đồng
Chứng tó hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2008, 2009, 2010 không được cải thiện nhiều và chủ yếu là lỗ từ hoạt động kinh doanh rất lớn. Tuy công ty đã có những biện pháp khắc phục tình trạng thua lỗ nhưng tình trạng này chưa được cải thiện nhiều.
Lỗ từ hoạt động tài chính năm 2008 khá nhiều, đến năm 2009 tuy vẫn lỗ nhưng đã giảm lỗ đáng kể, đến năm 2010 thì lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản mục
chính để bù bắt khoản lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Điều đó có được là nhờ nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính do thanh lý công ty con và doanh thu hoạt động tài chính do thanh lý công ty liên kết